Hà Tĩnh xét nghiệm diện rộng, tiêm vaccine Covid
Ngày 16/6, Hà Tĩnh bắt đầu lấy 150.000 mẫu xét nghiệm sàng lọc nCoV bằng phương pháp RT-PCR, tổ chức tiêm vaccine đợt hai cho hơn 9.000 người.
Sáng 16/6, 13 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh tổ chức lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc nCoV bằng phương pháp RT-PCR cho người dân. Đây là đợt lấy mẫu xét nghiệm diện rộng lớn nhất tỉnh từ khi xảy ra dịch Covid-19. Địa điểm lấy mẫu được nhà chức trách lựa chọn lấy mẫu là các nhà văn hóa thôn, tổ dân phố, nơi có không gian rộng và thoáng.
Từ đầu giờ sáng, nhiều người dân tổ dân phố 3, phường Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh – nơi phát hiện nhiều ca nhiễm nCoV, tập trung tại nhà văn hóa trên địa bàn, ngồi giãn cách theo thứ tự để chờ đến lượt lấy mẫu.
Ngành y tế phân ra 8 nhóm được xét nghiệm, gồm: người dân khu vực phong tỏa; các lực lượng tham gia phòng, chống dịch; nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà đang điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn, cán bộ và sinh viên Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh; người có triệu chứng sốt, ho, khó thở, đau rát họng, nghi ngờ nhiễm nCoV trong cộng đồng từ ngày 3/6 đến nay; các F2, F3 đang cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, người liên quan dịch tễ, đi từ vùng có dịch và có nguy cơ cao về; bệnh nhân, người nhà đến cơ sở y tế trong tỉnh từ ngày 3/6 đến nay; ban quản lý, bảo vệ, trông xe, người bán hàng… tại các chợ đầu mối, siêu thị, bến xe ở TP Hà Tĩnh, huyện Lộc Hà, Hương Sơn, Thạch Hà; người lao động nguy cơ cao tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
Tại bàn khai báo y tế, nhiều người có biểu hiện căng thẳng. “Tôi sống trong phường có ca nhiễm nCoV nên khi đi xét nghiệm khá lo lắng, vì vừa qua địa bàn xuất hiện nhiều ca nhiễm không rõ triệu chứng và nguồn lây”, một phụ nữ trú phường Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh, nói.
Theo Trung tâm Y tế TP Hà Tĩnh, đơn vị huy động 38 cán bộ, nhân viên y tế địa phương phối hợp với 28 cán bộ của Bệnh viện Hữu nghị Đa Khoa Nghệ An làm nhiệm vụ.
Trong ngày đầu tiên, TP Hà Tĩnh lấy mẫu xét nghiệm cho 7.000 người tại bốn phường, xã với 39 điểm lấy mẫu. Trong đó phường Nguyễn Du, Bắc Hà, Tâng Giang là 2.000 người, Thạch Trung 1.500 người.
Theo quy trình, nhân viên y tế sẽ lấy dịch tỵ hầu trước, nếu không lấy được thì sẽ lấy dịch hầu họng. Để tăng hiệu quả xét nghiệm, nhân viên y tế có thể kết hợp lấy dịch ở cả hai vị trí.
Đối với dịch tỵ hầu, nhân viên lấy mẫu đưa que vào sâu bên trong hầu họng, đến khi cảm thấy có vật cản thì dừng lại. Giữ que ở đó khoảng 5 giây và xoay nhẹ để đảm bảo dịch dính lên đầu que lấy mẫu.
Video đang HOT
Đối với họng, que lấy mẫu được đưa vào sâu bên trong họng đến khi thấy được vùng amidan ở hai bên, từ từ miết nhẹ từ 3 đến 4 lần, để lấy được dịch ở họng sau.
“Lấy mẫu ở miệng và mũi khiến người dân khó chịu, do đó chúng tôi phải tư vấn cho họ để nhận được sự hợp tác, đạt kết quả cao nhất”, nhân viên y tế làm nhiệm vụ tại phường Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh cho hay.
Mỗi điểm có hai nhân viên y tế làm chính, một người chịu trách nhiệm lấy mẫu, người còn lại điều tra dịch tễ.
Nhân viên y tế vệ sinh lại ống đựng mẫu xét nghiệm trước khi cho vào thùng bảo quản để đưa tới Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh phân tích kết quả.
Đợt này, Hà Tĩnh kêu gọi doanh nghiệp tài trợ kinh phí thực hiện 150.000 mẫu xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR, phấn đấu đạt công suất ít nhất 40.000 mẫu một ngày, dự kiến đến ngày 19/6 hoàn thành.
Cũng trong sáng nay, tại các cơ sở y tế trên địa bàn, tỉnh tiếp tục tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 đợt hai cho hơn 9.000 trường hợp đã tiêm mũi một hôm 15/4, bao gồm: người làm việc trong các cơ sở y tế, Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 tuyến tỉnh, huyện và Bộ đội Biên phòng.
Ngoài ra, có hơn 1.000 người được tiêm mũi một, gồm: công an, quân nhân ở TP Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, các huyện Thạch Hà, Hương Sơn, Lộc Hà, Đức Thọ và cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.
Tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh, từ đầu giờ sáng, nhiều người đã đến khám sàng lọc sức khỏe để được xem xét có đạt yêu cầu tiêm hay không.
Bệnh viện bố trí hai phòng tiêm, mọi người ngồi ngoài ghế đặt ở sảnh để chờ đến lượt.
Vaccine tiêm đợt này là vaccine AstraZeneca do Bộ Y tế phân bổ. Trước đó, trong đợt tiêm thứ nhất, Hà Tĩnh được phân bổ 7.300 liều.
Người dân được bố trí tiêm theo giờ, sau khi tiêm xong phải ở lại cơ sở y tế theo dõi sức khỏe 30 phút. Bệnh viện chuẩn bị đầy đủ hộp cấp cứu phản vệ, cơ số thuốc và phương tiện cấp cứu để sẵn sàng xử trí, điều trị khi xảy ra sự cố bất lợi hoặc các trường hợp tai biến nặng nếu có sau tiêm chủng.
Một mũi tiêm bắp diễn ra trong hơn 10 giây.
“Sau khi tiêm xong khoảng 30 phút, tôi cảm thấy sức khỏe bình thường”, một bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh, nói.
Đợt tiêm vaccine Covid-19 thứ hai tại Hà Tĩnh dự kiến hoàn thành vào ngày 21/6.
Từ ngày 5/5 đến nay, Hà Tĩnh ghi nhận 69 ca Covid-19 cộng đồng, trong đó nhiều ca liên quan đến hai vợ chồng về từ Bình Dương và điểm tắm nước ngọt công cộng ở biển Xuân Hải. 14 xã, phường (trừ xã Thạch Bình) ở TP Hà Tĩnh; 9 thôn ở xã Tân Lâm Hương (huyện Thạch Hà); hơn 50 hộ dân ở phường Nam Hồng, thị xã Hồng Lĩnh; thị trấn Lộc Hà và xã Thạch Kim (huyện Lộc Hà) đang cách ly xã hội theo Chỉ thị 16.
Ngành y tế Hà Tĩnh dự báo số ca nhiễm nCoV tiếp tục tăng trong những ngày tới do nguồn lây phức tạp, nhiều trường hợp tiếp xúc với người và địa điểm có dịch nhưng không khai báo.
138 con lợn chết, chôn giữa rừng cao su ở Đồng Nai: Cơ quan Thú y kết luận gì?
Chiều 25/3, Chi cục Thú y vùng 6 (TP.HCM) vừa có thông báo kết luận mẫu bệnh phẩm lấy từ 138 con lợn chết, được chôn lấp giữa lô cao su tại huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai.
Theo đó, sau khi phân tích mẫu bệnh phẩm, Chi cục Thú y vùng 6 kết luận mẫu xét nghiệm lấy từ 138 con lợn chết, chôn trong lô cao su ở huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai không phát hiện các loại virus gây bệnh dịch tả lợn châu Phi, dịch tả lợn cổ điển, hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn...
Thông báo kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm UBND huyện Cẩm Mỹ.
Như VTC News đưa tin, ngày 22/3, người dân ở ấp Suối Râm, xã Xuân Quế (huyện Cẩm Mỹ) phát hiện 3 xe ô tô tải chở lợn chết tới chôn trong một hố sâu giữa lô cao su nên báo chính quyền địa phương.
Lực lượng chức năng lấy mẫu xét nghiệm để xác minh, làm rõ vụ việc.
Nhận được tin báo, lực lượng chức năng xã Xuân Quế và huyện Cẩm Mỹ đến hiện trường. Tại đây, ghi nhận một hố sâu hơn 2m, rộng 3m, dài hơn 20m nằm giữa lô cao su của người dân. Trong đó, một đoạn đã được lấp lại, còn chừa hố sâu dài khoảng gần 10m với vết đào còn mới.
Bước đầu công an và cơ quan thú y xác định có gần 140 con lợn bị chôn trái phép dưới hố. Số lợn này do một chủ trại lợn tại xã Lộ 25, huyện Thống Nhất thuê người đào hố, chôn lấp trái phép trong rẫy cao su của gia đình.
Ngay sau đó, UBND huyện Cẩm Mỹ đã lập biên bản vụ việc, tổ chức phun khử trùng hố chôn lợn chết, đồng thời lấy mẫu lợn chết gửi lên Chi cục Thú y vùng 6 xét nghiệm.
Đến 24/3, Đoàn công tác liên ngành gồm đại diện Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai, Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh Đồng Nai), UBND xã Lộ 25 (huyện Thống Nhất) đã làm việc với anh Trần Hữu Quyền (chủ trang trại chôn lén 138 con lợn).
Làm việc với Đoàn công tác liên ngành, ông Trần Hữu Quyền cho biết, khoảng 20h ngày 21/3, do bị chập điện nên xảy ra vụ cháy toàn bộ dãy chuồng trại nuôi lợn cai sữa với số lượng khoảng 140 con. Vụ hỏa hoạn làm toàn bộ số lợn trong trại bị chết cháy và bỏng, ngạt khói.
Sau đó, ông Quyền thuê xe tải chở đến lô cao su của người thân tại khu 3, ấp Suối Râm, xã Xuân Quế, huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) để thực hiện chôn lấp.
10 lần xét nghiệm, nam điều dưỡng bệnh viện vẫn dương tính với SARS-CoV-2 Sau 10 lần lấy mẫu xét nghiệm, nam điều dưỡng bệnh viện Giao thông vận tải Hải Phòng là N.V.Q. vẫn dương tính SARS-CoV-2. Ngày 23-3, Sở Y tế TP Hải Phòng đã có thông tin mới nhất về kết quả điều trị, xét nghiệm liên quan tới chùm 3 ca mắc Covid-19 ở Hải Phòng. Bệnh viện Giao thông vận tải Hải...