Hà Tĩnh: Tàu cá vỏ thép 13 tỷ đồng đầu tiên sắp ra khơi
Sau 1 năm ký hợp đồng đóng mới, tàu cá vỏ thép (có chiều dài 25,2 m, rộng 6,7m, cao mạn 3,1m) của ngư dân Nguyễn Lưu Truyền ở Xuân Hội, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã được hạ thủy và chuẩn bị ra khơi.
Chiều 24.6, tàu cá vỏ thép đầu tiên ở Hà Tĩnh của ngư dân Nguyễn Lưu Truyền ở Xuân Hội, huyện Nghi Xuân được tổ chức bàn giao hạ thủy. Ngư dân Truyền được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt hỗ trợ theo Nghị định 67/CP/2014 Chính phủ, đây là dự án nhằm tạo việc làm cho ngư dân,phát triển đánh bắt cá bằng tàu vỏ thép xa bờ hướng đến một ngành khai thác hải sản chuyên nghiệp, bền vững.
Tàu cá vỏ thép công suất lớn đầu tiên của ngư dân Hà Tĩnh
Ngày 27.6.2015, chủ tàu ký hợp đồng đóng mới tàu cá lưới rê vỏ thép với Công ty CP Cơ khí đóng tàu Nghệ An có tổng mức đầu tư 13 tỷ đồng (tàu 9 tỷ, ngư cụ 4 tỷ đồng) với sự tài trợ 95% vốn vay từ BIDV Hà Tĩnh.
Tàu cá lưới rê vỏ thép mang số hiệu HT96716TS có chiều dài 25,2 m, rộng 6,7m, cao mạn 3,1m, được đóng mới toàn bộ bằng thép đóng tàu cấp A nhập khẩu chính hãng Posco Hàn Quốc; máy chính đồng bộ, công suất 829CV do YANMAR sản xuất – một trong những hãng chế tạo động cơ tàu thủy công nghệ hàng đầu thế giới.
Video đang HOT
Các máy móc thiết bị định vị hiện đại trong quá trình đi biển
Tàu được trang bị hệ thống lái điện thủy lực, đảm bảo an toàn và linh hoạt trong cơ động, trang bị nghi khí hàng hải hỗ trợ hữu ích khi hành trình trên biển, và liên lạc thuận lợi với đất liền. Thiết bị khai thác nghề cá gồm các tời thu lưới thủy lực, gọn nhẹ và linh hoạt cho việc thả lưới chiều dài hơn 10 hải lý.
Đặc biệt, các hầm chứa đá, chứa cá được bảo ôn bằng công nghệ tiên tiến nhất, giữ tươi cho các sản phẩm đánh bắt với hành trình dài ngày.
Niềm vui của ngư dân Truyền trong ngày nhận tàu mới (người cầm vô lăng tàu)
Việc tàu vỏ thép đầu tiên tại Hà Tĩnh được bàn giao cho chủ tàu không chỉ là niềm vui, sự mong đợi của riêng chủ tàu mà của nhiều ngư dân Hà Tĩnh. Chủ tàu Nguyễn Lưu Truyền bày tỏ vui mừng khi sở hữu con tàu mơ ước để vươn khơi bám biển, khai thác đánh bắt hải sản có giá trị để nâng cao đời sống kinh tế gia đình và chung tay với các ngư dân bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Theo Danviet
"2 năm vẫn không vay được vốn 67": Nhân viên tín dụng thiếu chuyên nghiệp!
Báo NTNN/Dân Việt ra ngày 24.6 phản ánh việc một ngư dân ở Quảng Ngãi mất gần 2 năm tìm hiểu, làm thủ tục vay vốn đóng tàu vỏ thép theo Nghị định 67 nhưng vẫn không được ngân hàng cho vay... Theo các chuyên gia kinh tế và ngân hàng, trong vụ việc này có sự thiếu chuyên nghiệp của cán bộ tín dụng Vietcombank chi nhánh Quảng Ngãi.
Ngư dân Nguyễn Anh Tuấn, ở thôn Phổ Trường, xã Nghĩa An, TP.Quảng Ngãi, bị Vietcombank chi nhánh Quảng Ngãi từ chối hồ sơ vay vốn đóng tàu cá vỏ thép, hành nghề lưới rê theo Nghị định số 67/2014 với lý do dự án của anh Tuấn không khả thi, không đủ năng lực trả nợ vay cho ngân hàng.
Tàu cá của ngư dân huyện đảo Lý Sơn chuẩn bị xuất bến. Ảnh: Nhật Anh
Theo tìm hiểu của phóng viên, một trong những điều kiện tiên quyết để được vay vốn theo Nghị định 67, đó là người vay vốn phải là người đang kinh doanh nghề cá có hiệu quả. Điều này, chắc chắn cán bộ tín dụng nào của những ngân hàng cho vay đóng tàu theo Nghị định 67 cũng biết và nhớ.
Vì vậy, với trường hợp ngư dân Tuấn, khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng, cán bộ tín dụng của ngân hàng nói chung, Vietcombank nói riêng sẽ phải tìm hiểu những thông tin ban đầu bằng cách hỏi trực tiếp để tư vấn cho khách hàng. Ngư dân Tuấn trước đây có làm nghề đánh bắt bằng hình thức giã cào, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có làm ăn không hiệu quả nên bán phương tiện chuyển sang làm nghề khác. Và ngư dân Tuấn chưa có kinh nghiệm trong việc đánh bắt hình thức này.
Nếu chuyên nghiệp, ngay khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng Vietcombank chi nhánh Quảng Ngãi có thể hỏi ngư dân Tuấn về những thông tin ban đầu và tư vấn cho khách hàng. Thế nhưng phải mất 2 năm, Vietcombank chi nhánh Quảng Ngãi mới đưa ra đánh giá này và từ chối cho ngư dân Tuấn vay.
Bàn về quy trình tiếp nhận hồ sơ, ông Võ Văn Chân- Trưởng ban Khách hàng cá nhân, Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), cho biết trong quy trình của ngân hàng không có quy định là phải hỏi khách hàng. Tuy nhiên, khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng phải thẩm định hồ sơ bằng nhiều cách, trong đó có việc nên hỏi khách hàng về những thông tin ban đầu.
"Việc tiếp nhận hồ sơ và hỏi ngay từ đầu là tùy theo trình độ khả năng chuyên nghiệp của từng cán bộ tín dụng. Đây là tính chuyên nghiệp, trình độ, kinh nghiệp của từng cán bộ tín dụng chứ không nằm trong quy trình của ngân hàng" - ông Chân cho biết.
Việc tiếp nhận hồ sơ và hỏi ngay từ đầu là tùy theo trình độ khả năng chuyên nghiệp của từng cán bộ tín dụng. Đây là tính chuyên nghiệp, trình độ, kinh nghiệm của từng cán bộ tín dụng chứ không nằm trong quy trình của ngân hàng". Ông Võ Văn Chân
Đối với ngư dân Tuấn, việc có được vay vốn hay không trong thời điểm này có lẽ không còn quan trọng nữa, nhưng sự thiếu chuyên nghiệp của nhân viên tín dụng Vietcombank chi nhánh Quảng Ngãi khiến cho ông ấm ức và hình ảnh, uy tín của ngân hàng cũng vì thế mà giảm sút.
Được biết Vietcombank đã có bước chuyển mình kịp thời khi "nhắm" tới thị trường bán lẻ và định hướng tầm nhìn đến năm 2020 sẽ trở thành ngân hàng số 1 về bán lẻ trên thị trường Việt Nam. Như vậy, một yếu tố quan trọng để thành công, đó là tính chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ khách hàng. Đặt giả thiết, nếu những khách hàng khác cũng bị rơi vào tình huống tương tự như ngư dân Tuấn, vậy thương hiệu và uy tín của Vietcombank sẽ thế nào?
Rộng hơn, ngân hàng Việt Nam đang hội nhập một cách sâu rộng, trước mắt là Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và sắp tới là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP). Nếu không có sự chuyên nghiệp, bắt đầu tư cung cách phục vụ, các ngân hàng Việt nói chung và Vietcombank nói riêng sẽ có thể chịu thua trên chính "sân nhà" của mình.
Ông Vũ Văn Tám - Thứ trưởng Bộ NNPTNT: Tạo điều kiện hết sức để ngư dân vay vốn Bộ NNPTNT chỉ ban hành chính sách và xử lý những vướng mắc về mặt chính sách chung. Các trường hợp cụ thể ở địa phương, các địa phương cần chủ động giải quyết, nếu cấp địa phương có vướng mắc, lúng túng không xử lý được thì cần có công văn gửi Bộ NNPTNT. Trong thời gian qua, Bộ NNPTNT đã bám sát việc thực hiện vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67, bất cứ trường hợp cụ thể nào nếu địa phương gặp vướng mắc và báo cáo lên Bộ, chúng tôi đều nhanh chóng tháo gỡ, có hướng xử lý kịp thời. Đã có rất nhiều trường hợp khi địa phương báo cáo Bộ, Bộ đã nhanh chóng xử lý. Đối với trường hợp này, chủ tàu cần kiến nghị tỉnh, nếu tỉnh không giải quyết được thì gửi báo cáo ra Bộ NNPTNT, chúng tôi sẽ xem xét và nhanh chóng xử lý dứt điểm. Quan điểm của Bộ NNPTNT là tạo điều kiện hết sức có thể để những ngư dân đủ điều kiện vay vốn đóng tàu có thể sớm hoàn thiện thủ tục để có thể đóng tàu và đi vào hoạt động dánh bắt có hiệu quả nhất. Ông Trần Văn Tần - Trưởng phòng Phòng Tín dụng NNNT - Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Tùy thuộc thẩm định của ngân hàng Việc cho vay đóng tàu là do tổ chức tín dụng toàn quyền quyết định. Câu chuyện khó vay vốn ở đây là do các ngân hàng thẩm định. Những khách hàng được vay vốn theo Nghị định 67 trước hết là phải có trong danh sách của UBND tỉnh, sau đó là ngân hàng thẩm định. Nếu ngân hàng thấy có hiệu quả thì mới cho vay. Việc cho vay Nghị định 67, có ngân hàng tích cực, có ngân hàng không tích cực vì cho vay đóng tàu tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mà nhận định rủi ro của mỗi ngân hàng một khác, nên tùy từng ngân hàng mà đặt ra những quy định chặt chẽ khác nhau.
Đình Thắng - Minh Huệ (ghi)
The Danviet
Ngư dân hoàn tất việc trả tàu vỏ thép '10 chuyến đi biển hỏng 4 lần' Trả lại con tàu sau khi máy chính không hoạt động, ngư dân Lê Văn Sang (Đà Nẵng) cho biết sẽ không nhận lại tàu này nữa mà đầu tư vào tàu vỏ thép mới theo Nghị định 67 của Chính phủ. Trao đổi với VnExpress chiều 23/4, anh Lê Văn Sang, chủ tàu cá vỏ thép Sang Fish 01 cho biết đã...