Hà Tĩnh sẽ ‘niêm yết’ 154 loại hải sản không nên ăn ở chợ cá
Nhà chức trách lên phương án dán danh sách các loại hải sản tầng đáy ở 4 tỉnh miền Trung được khuyến cáo chưa an toàn tại các bến cá, trong khi nhiều ngư dân chuyển hướng sang đánh bắt tầng nổi.
Bộ Y tế vừa khuyến cáo các hải sản như: ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá và các hải sản khác sống ở tầng đáy trong vòng 13,5 hải lý (tương đương 25 km, ở từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế) chưa đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm.
Trước thông tin trên, ngày 22/9, ông Nguyễn Công Hoàng (Chi cục trưởng Nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh) cho biết đơn vị đã lên phương án in danh sách 154 loại hải sản sống ở tầng đáy trong vòng 13,5 hải lý khu vực 4 tỉnh miền Trung, phát và dán tại các cảng cá, bến cá, chợ đầu mối hải sản cũng như khu vực thường xuyên khai thác, đánh bắt để người dân biết.
Tương tự, ông Nguyễn Hoài Nam (Chi cục trưởng khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Trị) cũng cho rằng, người dân cần căn cứ vào danh sách các loài cá sống ở tầng nổi được Bộ Y tế công bố là an toàn để mua và sử dụng. Hiện Chi cục này căn cứ vào nhu cầu thực tế để đánh giá theo đúng quy định và cấp giấy chứng nhận hải sản an toàn cho tiểu thương đưa đi tiêu thụ.
Cá được ngư dân đánh bắt về tại cảng Cửa Sót (Hà Tĩnh). Ảnh: Tuấn Sơn
Ông Phan Văn Hùng, Chi cục trưởng Vệ sinh an toàn thực phẩm Hà Tĩnh thông tin đã cho trung tâm truyền thông y tế khuyến cáo, hướng dẫn người dân sử dụng các loại thực phẩm biển an toàn. “Hàng ngày, đơn vị cử cán bộ xuống các cảng cá, lấy mẫu gửi ra Viện kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia để giám sát”, ông Hùng nói.
Video đang HOT
Ông Bùi Tuấn Sơn, Giám đốc Ban quản lý các cảng cá Hà Tĩnh cho biết, sau khi Bộ Y tế công bố kết quả nghiên cứu hải sản 4 tỉnh miền trung thì “hai ngày nay trời mưa to, tàu thuyền không ra khơi được”, do vậy phải có thêm thời gian mới ghi nhận chính xác tình hình đánh cá trở lại cũng như giám sát an toàn thực phẩm ở địa phương.
Ngư dân chuyển hướng đánh cá
Sau khuyến cáo của Bộ Y tế, nhiều ngư dân ở Quảng Trị chuyển hướng sang đánh bắt hải sản tầng nổi để mưu sinh.
Ngư dân sửa lại thuyền chuẩn bị ra khơi. Ảnh: Hoàng Táo
Ông Lê Văn Thí (thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh) cho biết đang tính toán để sắm thêm ngư lưới cụ, chuyển từ lưới rê tầng đáy sang đánh cá tầng mặt. “Khai thác tầng đáy thì cho nhiều hải sản hơn, giá trị hơn, nhưng giờ nhà nước bảo chưa an toàn thì phải tạm thời chuyển đổi”, ông Thí nói.
Ngư dân Nguyễn Văn Sơn (xã Trung Giang) cùng cha xuống bãi cát ven bờ biển kiểm tra lại chiếc thuyền nan, đồng thời gánh đống lưới nằm yên trong 4 tháng qua lên nhà để sửa sang lại. “Xem lại lưới, đoạn nào đứt, hư thì vá lại để ra khơi”, ông Sơn nói. Lão ngư này cho biết mùa cá trích, cá cơm đang đến, chỉ chờ vài ngày tới nắng đẹp sẽ dong thuyền ra khơi vì “nhớ biển lắm rồi”.
Ông Trần Xuân Tưởng, Chủ tịch UBND xã Trung Giang (Quảng Trị) cho biết: “Nghề đáy như làm lừ, lưới rê nay không còn, ngư dân chuyển sang đánh tầng mặt”.
Trong khi đó, tại Hà Tĩnh, ngư dân Trần Văn Phúc (xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà) chia sẻ lâu nay thường đánh bắt ngoài vùng 20 hải lý, hải sản khai thác chủ yếu là các loại tầng đáy như sò mai, sò lá.. “Tôi thấy nhà chức trách khuyến cáo hải sản tầng đáy chưa an toàn từ 13,5 hải lý trở vào, nhưng mặt biển mênh mông, ngư dân rất khó có thể kiểm tra để biết vùng biển đó có an toàn hay không”, ông Phúc nêu băn khoăn.
Đức Hùng-Hoàng Táo
Theo VNE
Quảng Bình công bố định mức thiệt hại do sự cố môi trường biển
Chủ tàu lắp máy công suất trên 400 CV ở Quảng Binh được xác định thiệt hại 30 triệu đồng/tháng do sự cố môi trường biển miền Trung, đây là định mức cao nhất mà tỉnh này vừa công bố.
Tàu thuyền nằm bờ được Quảng Bình xác định thiệt hại từ 5 đến 30 triệu đồng/tháng mỗi tàu. Ảnh: Hoàng Táo
Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình vừa công bố định mức thiệt hại cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường ở 4 tỉnh miền Trung.
Theo đó, mức độ thiệt hại cao nhất thuộc về chủ tàu lắp máy công suất trên 400 CV, với 30 triệu đồng/tàu mỗi tháng. Mức này giảm dần theo công suất tàu, thấp nhất là tàu không lắp máy với mức hơn 5 triệu đồng/tàu mỗi tháng.
Người lao động trên tàu cá, lao động thủ công liên quan đến nghề cá bị thiệt hại từ 3,5 đến hơn 9 triệu đồng/người mỗi tháng.
Các hoạt động nuôi trồng thủy hải sản nước mặn và lợ cũng được xác định thiệt hại với nhiều mức khác nhau. Nghề muối thiệt hại trên 38,6 triệu đồng/ha.
Tỉnh Quảng Bình đang tích cực triển khai thống kê thiệt hại do sự cố môi trường biển, dự kiến trước 10/9 có kết quả báo cáo Trung ương. Việc xác định thiệt hại thực hiện trên nguyên tắc "niêm yết công khai, dân chủ kết quả kê khai" tại từng xã, phường, thị trấn.
Hiện tượng cá chết hàng loạt khởi nguồn từ một số lồng nuôi cá bè gần khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh), sau đó lan đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Cuối tháng 6, Formosa Hà Tĩnh đã thừa nhận là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự cố môi trường biển, cam kết bồi thường 500 triệu USD.
Hoàng Táo
Theo VNE
Quảng Trị: Sự cố Formosa gây thiệt hại hơn siêu bão tràn vào Quảng Trị cần 2.100 tỷ đồng để khôi phục sự cố môi trường biển, tái tạo nguồn lợi thủy sản, chuyển đổi sinh kế cho ngư dân, xây dựng cơ sở hạ tầng... Ngư dân Quảng Trị ra bãi biển trồng khoai làm thức ăn cho heo sau sự cố môi trường biển. Ảnh: Hoàng Táo Ngày 29/7, Văn phòng UBND tỉnh Quảng...