Hà Tĩnh: Phát hiện 6 ca sốt phát ban nghi mắc sởi
6 bệnh nhân bị sốt phát ban nghi mắc bệnh sởi là học sinh lớp 5C, Trường tiểu học Ích Hậu (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh).
Chùm bệnh nhân đang được theo dõi, điều trị.
Ngày 19/10, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Tĩnh, trên địa bàn xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà đã ghi nhận 6 ca sốt phát ban nghi mắc sởi. Tất cả bệnh nhân đều học lớp 5C, Trường tiểu học Ích Hậu.
Ngay sau khi phát hiện, lãnh đạo CDC Hà Tĩnh đã đến điều tra, giám sát, phối hợp với chính quyền, cơ quan y tế, trường học địa phương triển khai các biện pháp phòng chống dịch, không để lây lan.
Các bệnh nhân được chăm sóc, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Lộc Hà.
Bác sĩ Nguyễn Chí Thanh, Giám đốc CDC Hà Tĩnh cho biết: Qua giám sát, đây là chùm ca bệnh nghi mắc sởi với 6 bệnh nhân trong cùng 1 lớp học, do đó Trung tâm Y tế địa phương cần tăng cường hoạt động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc để khoanh vùng, triển khai các biện pháp phòng chống dịch phù hợp.
Video đang HOT
Tăng cường công tác truyền thông, hướng dẫn trường học triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh như bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng lớp học và có đủ ánh sáng; thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch; theo dõi chặt chẽ sức khỏe học sinh, phát hiện kịp thời những trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh và thông báo cho cơ sở y tế để phối hợp xử lý kịp thời.
Cơ quan chức năng tuyên truyền, hướng dẫn công tác phòng dịch tại lớp 5C – nơi phát hiện chùm ca bệnh.
Giám đốc CDC Hà Tĩnh cũng đề nghị Trung tâm Y tế huyện Lộc Hà chủ động thu dung, điều trị, cấp cứu bệnh nhân khi cần; thực hiện tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, thường xuyên vệ sinh buồng bệnh sạch sẽ, thoáng mát phòng chống lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
Đối với những bệnh nhân nặng có phương án chuyển tuyến trên sớm để điều trị kịp thời. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh cũng đã tiến hành lấy mẫu đối với các bệnh nhân nghi mắc sởi xét nghiệm khẳng định sớm để có phác đồ điều trị phù hợp.
Hiện, 01 bệnh nhân đang theo dõi, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Lộc Hà, 01 bệnh nhân khỏi bệnh và 4 bệnh nhân đang được theo dõi sức khỏe tại nhà.
Trước đó, tại Hà Tĩnh đã xuất hiện 2 ổ dịch sởi tại huyện Đức Thọ và Hương Khê. Riêng ổ dịch ở huyện Đức Thọ có 66 ca mắc, chủ yếu các bệnh nhân lan trong trường học.
Hiện, bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp, qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh. Những nơi tập trung đông người như: nơi công cộng, trường học… có nguy cơ rất cao lây lan dịch sởi.
Hà Tĩnh chính thức có vắc-xin phòng bệnh sốt xuất huyết
Trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại Hà Tĩnh có cơ hội tiếp cận với vắc-xin phòng bệnh sốt xuất huyết của Nhật Bản, kịp thời phòng bệnh khi mùa mưa lũ đang tới gần.
Nhiều người dân đến Trung tâm tiêm chủng VNVC tiêm vắc-xin phòng bệnh sốt xuất huyết khi loại vắc-xin này lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
Ngày 20/9/2024, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc-xin sốt xuất huyết của Takeda (Nhật Bản) cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại toàn quốc, trong đó có Hệ thống tiêm chủng VNVC Hà Tĩnh.
Vắc-xin sốt xuất huyết của Takeda (Nhật Bản) được đưa vào sử dụng lần đầu tiên trên thế giới từ năm 2018, đến nay được sử dụng rộng rãi tại hơn 40 quốc gia, đặc biệt ưu tiên sử dụng cho các nước thường xuyên có dịch phức tạp. Với công nghệ hiện đại, vắc-xin có hiệu quả phòng cả 4 tuýp vi-rút sốt xuất huyết gây bệnh (DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4), hiệu quả lên đến hơn 80% và ngăn ngừa nguy cơ nhập viện lên đến 90%. Vắc-xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản được Bộ Y tế phê duyệt vào tháng 5/2024.
Đặc biệt, vắc-xin có hiệu quả phòng tái nhiễm cho người từng mắc sốt xuất huyết, điều này rất có ý nghĩa đối với Việt Nam nói chung và người dân Hà Tĩnh nói riêng bởi hiện số người từng mắc sốt xuất huyết ít nhất một lần khá cao. Với tình trạng lần mắc bệnh sau thường nặng hơn lần trước thì việc tiêm vắc-xin kịp thời sẽ giúp sức khỏe người bệnh được bảo vệ tốt hơn.
Việc sử dụng vắc-xin sẽ góp phần giảm số ca mắc bệnh, những ca mắc nặng và tử vong.
PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, Việt Nam hiện đang lưu hành cả 4 tuýp vi-rút sốt xuất huyết gây bệnh, trong đó tuýp vi-rút lưu hành chủ yếu là DEN-1, DEN-2. Tuýp DEN-2 thường liên quan đến các trường hợp mắc sốt xuất huyết nghiêm trọng và gây dịch, cũng như là nguyên nhân lớn dẫn đến các ca tử vong liên quan đến sốt xuất huyết.
"Vắc-xin là thành quả rất lớn, góp phần hiệu quả trong công tác khống chế dịch. Việc sử dụng vắc-xin sẽ giảm số ca mắc bệnh, những ca mắc nặng và ca tử vong", PGS.TS Trần Đắc Phu đánh giá.
Theo dữ liệu của WHO, số ca mắc sốt xuất huyết đã tăng gấp 10 lần trong hai thập kỷ qua, từ 500.000 ca vào năm 2000 lên hơn 5 triệu ca vào năm 2019. Tại Việt Nam, nếu trước đây, giai đoạn 1980 - 2018, thường ghi nhận đỉnh dịch mỗi 10 năm, thì riêng giai đoạn 2019 - 2023, Việt Nam đã trải qua tới 2 đợt đỉnh dịch vào năm 2019 và năm 2022. Riêng năm 2022, cả nước có hơn 367.000 ca mắc, đứng thứ 2 toàn cầu, chỉ sau Brazil.
Với sự nỗ lực và chủ động của ngành y tế Hà Tĩnh, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh chỉ ghi nhận 54 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó 41 ca nội tại, 13 ca xâm nhập, không có bệnh nhân tử vong. Hà Tĩnh còn 1 ổ dịch ở thôn 2 Hải Phong, xã Kỳ Lợi nhưng cơ bản đã được khống chế.
Nguy cơ cao bùng phát dịch sốt xuất huyết ở Hà Tĩnh Ngay khi xuất hiện ổ dịch sốt xuất huyết, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh đã chỉ đạo lực lượng y tế cơ sở nhanh chóng vào cuộc khoanh vùng, kiểm soát, dập dịch. Theo báo cáo mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Tĩnh, tính đến ngày 13/8, ổ dịch sốt xuất huyết tại thôn Hải...