Hà Tĩnh phấn đấu tổng sản lượng thủy sản năm 2022 đạt hơn 53.300 tấn
Ngành NN&PTNT Hà Tĩnh sẽ tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để đưa tổng sản lượng thủy sản năm 2022 đạt 53.357 tấn.
Ngư dân Hà Tĩnh bám biển, vươn khơi mang về nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế, góp phần phát triển các ngành dịch vụ đi kèm tại địa phương.
Theo Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh (Sở NN&PTNT), năm 2022, toàn ngành phấn đấu tổng sản lượng thủy sản đạt trên 53.357 tấn, trong đó: khai thác thủy sản đạt 37.000 tấn (sản lượng khai thác biển 33.000 tấn, khai thác nội địa 4.000 tấn); nuôi trồng thủy sản đạt 16.357 tấn (nuôi thuỷ sản nước ngọt 6.836 tấn, nuôi thuỷ sản mặn lợ 9.521 tấn).
Để thực hiện đạt kế hoạch đề ra, Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh đã đặt ra các giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.
Đối với hoạt động khai thác thủy sản, Chi cục sẽ phối hợp với các địa phương và lực lượng chức năng tăng cường công tác tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản; các chính sách, quy định pháp luật về sản xuất thủy sản; bám sát cơ sở, thường xuyên theo dõi diễn biến ngư trường để tham mưu, chỉ đạo các địa phương hướng dẫn cho ngư dân tổ chức khai thác có hiệu quả.
Ngành chức năng tăng cường xử phạt hoạt động khai thác hải sản trái phép trên vùng biển Hà Tĩnh.
Tiếp tục quy hoạch đội tàu cá phù hợp với từng loại nghề, từng vùng biển theo hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản; tập trung triển khai Luật Thủy sản 2017 và các nghị định, thông tư hướng dẫn có liên quan về triển khai các giải pháp phòng chống khai thác thủy sản bất hợp pháp IUU.
Trên lĩnh vực nuôi trồng, các địa phương chủ động phát triển nuôi tôm thâm canh, công nghệ cao; đưa các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế vào sản xuất; chú trọng liên kết với các doanh nghiệp, hợp tác xã theo chuỗi giá trị nhằm khai thác hiệu quả diện tích đất, mặt nước, tăng năng suất trên đơn vị diện tích.
Phát triển nuôi tôm thâm canh, công nghệ cao là hướng đi bền vững cho ngành nuôi trồng tại Hà Tĩnh.
Video đang HOT
Ngành chuyên môn có trách nhiệm tăng cường quản lý nguồn giống đảm bảo chất lượng; phối hợp với Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thủy sản Miền Bắc – Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I thực hiện công tác khảo sát tình hình nuôi, quan trắc cảnh báo môi trường và dịch bệnh cho các vùng nuôi tôm trên cát, các vùng nuôi tập trung bãi triều, cửa sông… để khuyến cáo người nuôi thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật, xử lý môi trường và dịch bệnh theo quy trình.
Quảng Bình: Cựu binh thoát chết sau trận sốt rét về quê làm hàng gì mà cho lãi hơn 10 tỷ/năm?
Ông Trần Đình Tĩnh (82 tuổi, ở xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) từng tham gia chiến đấu trên nhiều chiến trường để bảo vệ tổ quốc, thời gian đó, ông bị trận sốt rét "thừa sống, thiếu chết".
Trở về quê, ông thành lập công ty sản xuất Composite, cho lãi hơn 10 tỷ đồng/năm.
Thoát chết sau trận sốt rét ác tính
Trò chuyện với PV Dân Việt, cựu chiến binh Trần Đình Tĩnh (SN 1940, ở xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), cho biết: "Tôi tốt nghiệp cấp 3 năm 1961 rồi tình nguyện lên đường bảo vệ Tổ quốc. Tôi từng tham gia chiến trường A (miền Bắc), biên chế vào các đội hình của Quân khu 4 rồi vào miền Nam, chiến đấu tại chiến trường B và gần biên giới Việt-Lào. Cuối năm 1966, tôi bị một trận sốt rét ác tính và được chuyển ra trại điều dưỡng Hà Bắc".
"Trận sốt rét ấy khiến tôi ngất đi không biết gì, một cô y tá kể lại lúc đó tôi có lúc ngừng thở, tưởng rằng đã chết. Nhưng may thay, cô y tá đó phát hiện ngón tay của tôi cử động nên báo cho các y bác sĩ đến cứu chữa và tôi sống sót đến ngày hôm nay", ông Tĩnh nhớ lại.
Dù năm nay cựu chiến binh Trần Đình Tĩnh đã bước sang tuổi 82, nhưng ông vẫn rất rắn rỏi, ông đứng bên bằng khen, giấy khen... mà các cơ quan từ địa phương đến Trung ương trao tặng. (Ảnh: Trần Anh)
Sau khi thoát "cửa tử", ông Tĩnh tiếp tục những năm tháng phục vụ trong quân đội với nhiều vai trò, vị trí khác nhau.
Đến năm 1973, ông Tĩnh trở về địa phương rồi làm đủ nghề kiếm sống, nuôi gia đình.
"Ngày tôi về quê, nhìn làng mạc tiêu điều lắm, nhiều nhà cơm không đủ no, áo không đủ ấm. Bản thân tôi cũng chật vật làm đủ nghề để kiếm sống, từ thợ mộc, thợ nề đến bốc vác...", ông Tĩnh cho biết.
Với bản tính của người lính can trường, ông Tĩnh không cam chịu ngồi nhìn quê hương, gia đình sống trong cảnh nghèo đói, ông đã bôn ba nhiều năm trên đất Lào, Thái Lan. Chính thời điểm bôn ba này, ông tiếp cận được công nghệ sản xuất Composite.
Ông Trần Đình Tĩnh là người đầu tiên đưa công nghệ sản xuất Composite về Quảng Bình. (Ảnh: Trần Anh)
Năm 2004, trong lần xem chương trình thời sự, ông Tĩnh tình cờ thấy Công ty Hồng Thái ở Hải Phòng đã đưa công nghệ Composite vào sản xuất tàu thuyền. Giám đốc Công ty Hồng Thái lại là bạn chiến đấu nên ông lặn lội ra Hải Phòng tìm bạn học nghề.
Sau đó, ông Tĩnh lại vào Trung tâm Nghiên cứu và Chế tạo tàu biển Composite (thuộc Trường Đại học Thủy sản Nha Trang). Tại đây, ông được Tiến sĩ Nguyễn Văn Đạt - Giám đốc Trung tâm chuyển giao công nghệ.
Lập công ty sản xuất Composite cho lãi hơn 10 tỷ đồng/năm
Năm 2005, cựu chiến binh Trần Đình Tĩnh trở về quê và thành lập Công ty TNHH Sản xuất Composite miền Trung. Công ty do ông Tĩnh làm Giám đốc và có trên 50 nhân công, chủ yếu người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
"Composite là chất liệu mới có độ bền cao, thay thế nhiều nguyên vật liệu cũ ngày một khan hiếm như gỗ, sắt thép, hạn chế khai thác rừng, đào xới hầm mỏ, góp phần giảm thiểu biến động môi trường sinh thái. Ngầy đầu lập công ty sản xuất Composite, tôi rất ít vốn nên phải lấy ngắn nuôi dài, làm từ cái nhỏ đến lớn", ông Tĩnh cho biết.
Ông Trần Đình Tĩnh bên các sản phẩm mà Công ty ông sản xuất ra. (Ảnh: Trần Anh)
Đến nay, mảnh đất cát trắng rộng 2ha ngày nào đã thành khu nhà máy sản xuất công nghiệp Composite bề thế, gồm: 2 nhà xưởng kiên cố bê tông cốt thép, trụ sở văn phòng làm việc, nhà ăn nghỉ công nhân và các loại phương tiện sản xuất, kinh doanh.
Công ty TNHH sản xuất Composite miền Trung cho ra đời hơn 20 sản phẩm phục vụ đời sống xã hội, như: thuyền du lịch, cứu hộ; thùng xe chở rác; chắn cống thủy lợi; thùng chứa nước, xăng, dầu; bể bơi.
Đặc biệt, công ty sản xuất trên 800 chiếc tàu thuyền để phục vụ chống lụt bão, du lịch, khai thác thủy sản và ca nô tuần tra có công suất 120CV.
Với trên 15 năm hoạt động, công ty hiện có doanh thu khoảng 15-18 tỷ đồng/năm, sau khi trừ đi chi phí cho lãi hơn 10 tỷ đồng/năm. Công ty giải quyết việc làm cho trên 50 lao động (chủ yếu lao động nghèo) thường xuyên với mức lương từ 5 đến 9 triệu đồng/người/tháng.
Công ty TNHH sản xuất Composite miền Trung của ông Trần Đình Tĩnh giúp giải quyết việc làm cho trên 50 lao động (chủ yếu lao động nghèo) với mức lương từ 5 đến 9 triệu đồng/người/tháng. (Ảnh: Trần Anh)
"Cùng với việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển thương hiệu, công tác an sinh xã hội luôn được công ty quan tâm. Công ty luôn trích một phần lợi nhuận để dự phòng và có điều kiện làm công tác từ thiện xã hội, giúp đỡ người nghèo gặp khó khăn. Chúng tôi xem đó là trách nhiệm đối với quê hương, đất nước", ông Trần Đình Tĩnh tâm sự.
Bằng sự nỗ lực vươn lên, ông Trần Đình Tĩnh nhận được nhiều bằng khen, giấy khen... từ địa phương đến Trung ương. Sản phẩm của Công ty TNHH sản xuất Composite miền Trung nhận được cúp vàng thương hiệu Việt của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và chứng nhận sản phẩm tiêu biểu 1.000 năm Thăng Long của Tổ chức Trí tuệ Thăng Long Hà Nội...
Chỉ số phát triển con người của Việt Nam tiếp tục cải thiện Tại cuộc họp báo công bố tình hình lao động việc làm quý IV năm 2021 và chỉ số phát triển con người Việt Nam 2016-2020 do Tổng cục Thống kê tổ chức ngày 6/1, tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Vụ Phó Vụ thống kê dân số và lao động, Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số phát triển...