Hà Tĩnh: Mưu sinh nhờ lộc biển
Từ tháng 2 âm lịch đến nay, ngư dân Cẩm Lĩnh ( Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) có thêm một loại lộc biển. Đó là “sò mai”.
Theo nhiều người, sò mai đã vắng bóng tại vùng biển Hà Tĩnh đã hàng chục năm. Không hiểu sao, đầu tháng 2 năm nay đàn sò mai kéo về sinh sôi vô số. Chỉ cần đi tàu ra khoảng 3, đến 4 hải lý là có thể bắt được. Từ khi phát hiện được đàn sò mai, bà con ngư dân cũng nườm nượp đổ qua khu vực này để đánh bắt.
Bắt sò mai cũng không khó, chỉ quây lưới đợi vài giờ thấy nặng lưới thì vớt lên. Lưới rộng thì để qua 1 ngày rồi cứ 4, 5 người cùng nhau kéo. Một ngày đi biển, thuyền của ông Nguyễn Văn Thanh bắt được 3 đến 4 tạ sò mai với 9 nhân công trên tàu.
Với số lượng này, chủ buôn trả ông khoảng 3 triệu đồng nếu chia ra bình quân đầu người thì chỉ mới được 3 trăm ngàn đồng/người. “Tuy ít, nhưng bù qua bù lại cộng các loại hải sản nữa cũng thêm tiền dầu mỡ đi lại”, ông Thanh cho biết.
Tầm 2h chiều, khi những chiếc tàu vừa vào bờ, hàng chục người đã chen nhau đông nghịt để thu gom hải sản ngay tại bãi biển Cẩm Lĩnh. Kẻ mua, người bán huyên náo cả một góc bờ.
Thanh niên trai tráng, nhanh tay dỡ những bao tải sò mai trĩu nặng. Do kích thước lớn hơn các loại sò bình thường nên vận chuyển sò mai xuống tàu thuyền khá cồng kềnh. “Đợt này, tàu thuyền nào đi về cũng có không dưới vài tạ sò mai”, chị Vân – một chủ buôn cho hay.
Không chỉ cánh chủ tàu, cánh chủ buôn mà hàng trăm người dân sống xung quanh cũng kiếm thêm được thu nhập từ nguồn lộc biển này. Chiều chiều, đoàn người kéo dài gần nửa km chủ yếu là phụ nữ, người già và cả trẻ em ngồi thành hàng dài, giúp chủ buôn sơ chế sò mai ngay tại chỗ trước khi đem bán vào nhà hàng.
Vừa thoăn thoắt tách vỏ, chị Trần Thị Hà (36 tuổi) kể: “Tuy con sò mai lớn xác vậy nhưng thịt của chúng rất nhão và ăn không ngon. Tinh túy của con sò này chỉ tập trung vào hai cái cồi. Cồi sò mai còn có tên là “điệp nữ” hay “cồi ngọc nữ” , là hai lớp cơ thịt nối liền hai mảnh của con sò.
Với con sò huyết thường gặp ở đất liền cũng có hai bộ phận cồi nhưng chỉ nhỏ như cây tăm tre còn cồi sò mai lại lớn bằng đồng xu, lớp thịt dày đến nửa lóng tay. Cồi sò mai được các đầu bếp chế biến thành nhiều món ăn, món nào cũng ngon như xào chua ngọt, hấp, nấu súp, lẩu. Ngon nhất là nướng với hấp sả”.
Từ công việc này, giúp cho chị Hà và nhiều người có thêm khoảng 70.000 đồng/ ngày. “Có tiền cũng là may rồi, chứ giờ cũng không biết làm nghề gì. Chồng thì cũng theo đám bạn đi biển, tôi ở nhà thêm đồng nào hay đồng ấy. Ngoài ra, sau khi sơ chế xong, phần thịt nhão còn lại không dùng đến chúng tôi vẫn lấy về nấu ăn. Đỡ khoản tiền chợ”, một phụ nữ bên cạnh nói thêm.
Sau đây là một số hình ảnh mưu sinh nhờ lộc biển này trên vùng biển xã Cẩm Lĩnh (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh)
Khi tàu vừa cập bờ
Tổ chức thành từng tổ để sơ chế đạt năng suất cao
Sò mai bỗng chốc trở thành “nguồn thu nhập” thời vụ mới cho người dân Cẩm Lĩnh
Căng bạt làm chỗ ngồi
Mẹ con chị Trần Thị Nga mỗi ngày làm được khoảng 1 bao tải, tương đương với 3 yến với tiền công khoàng 70 ngàn đồng cho cả 3 người
Video đang HOT
Tay thoăn thoắt
Một già, một trẻ cũng mưu sinh tại đây
Cồi sò sau khi được sơ chế sẽ được bán cho các nhà hàng với giá từ 100.000 – 120.000 đồng/1kg. Những người làm đây cho biết: cứ 100 con sò mai (khoảng 3kg) thì mới được 1kg cồi sò.
Số thịt nhão không dùng đến được những người làm tại đây đưa về làm bữa ăn cho gia đình
Xách thùng đi lấy thức ăn
Phượng Vũ
Theo Dantri
Kinh hoàng lâm tặc "đại phẫu" rừng bảo tồn
Những cánh rừng có nhiều cây được xếp vào sách đỏ như lim xanh, sến mật, vàng tâm, dổi, trường, trín, bời lời vàng... ở Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) đang bị lâm tặc ngày đêm xẻ thịt, băm nát một cách không thương tiếc.
Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia vùng rừng hồ Kẻ Gỗ (KBTTN Kẻ Gỗ) được xác lập bởi quyết định số 970/TTg ngày 28/12/1996 của Thủ tướng Chính phủ với tổng diện tích 35.159ha thuộc địa phận hành chính của ba huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Hương Khê và giáp tỉnh Quảng Bình về phía Nam. Sau khi thành lập, KBTTNKG là một trong những khu bảo tồn động thực vật lớn nhất Việt Nam với hơn 40 loài cây thân gỗ quý, 567 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 367 chi và 117 họ và 392 loài động vật có xương sống thuộc 99 họ, 47 loài thú, 298 loài chim, 100 loài bò sát và lưỡng cư.
Nhìn bên ngoài khu bảo tồn này hết sức bình lặng, thế nhưng, cuộc đột nhập của nhóm PV Dân trí vào sâu bên trong mới thật xót xa. Nhiều cánh rừng quý như lim xanh, sến mật, vàng tâm, dổi, trường, trín, bời lời vàng... của khu bảo tồn này đang bị lâm tặc xẻ thịt một cách dữ dội.
Đau lòng ở chỗ, chính những cán bộ được nhà nước trả tiền để bảo vệ rừng lại ra tay, tiếp sức cho lâm tặc tàn phá, rút ruột khu bảo tồn này.
Bài 1. Lâm tặc "xẻo thịt" rừng không thương tiếc
Sáng ngày 17/4, nhóm PV Dân trí đã có mặt tại xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh, một trong những "cửa ngõ" chính mà lâm tặc ngày đêm tuồn "máu thịt" của KBTTN Kẻ Gỗ ra ngoài. Đón chúng tôi ngay cửa rừng là một số người dân Kỳ Thượng vốn đã quá bức xúc về nạn phá rừng, về sự tiếp tay của cán bộ bảo vệ rừng của KBTTN Kẻ Gỗ. Họ bất chấp có thể bị lộ, bị lâm tặc đe dọa, chuẩn bị tất cả nhu yếu phẩm, công cụ dẫn chúng tôi thực hiện đột nhập vào cánh rừng đang bị lâm tặc "làm gỏi".
"Chúng tôi không sợ lâm tặc, không sợ trả thù. Nếu sợ chúng tôi đã không báo, không dẫn các anh đi. Chúng tôi chỉ sợ các anh làm không đến nơi, không xử lý triệt để cán bộ bảo vệ rừng tiếp tay cho lâm tặc, khiến rừng lại tiếp tục bị tàn phá" - anh N, một người trong nhóm dẫn đường nói với chúng tôi tại cuộc gặp ngay tại một lán trại bỏ không của một gia đình làm rẫy. Nhóm người dân này còn buộc chúng tôi phải cố ăn để lấy sức, vì việc tiếp cận những cánh rừng bị tàn phá tốn nhiều sức do phải liên tục lội suối, trèo dốc, diện tích rừng bị tàn phá quá rộng lớn.
Rừng quý bị "xẻo thịt"
7h sáng, từ thôn 10 Phúc Lập, cuộc đột nhập bắt đầu. Chỉ mới băng qua một khe suối chúng tôi đã thấy những dấu vết chân trâu và vết lằn bê gỗ hiện ra trên lớp đất bùn nhão choét. "Chắc chắn đoàn trâu vừa kéo gỗ qua đây thôi. Nếu đi sớm hơn chúng ta đã giáp mặt họ"- anh H, một trong những người dẫn đường chỉ vào lằn kéo, nói.
Đi chừng mấy trăm mét, hình ảnh về thớ "máu thịt" đầu tiên của rừng KBTTN Kẻ Gỗ bị rút ruột hiện ra dưới một rặng tre. Đấy là một đống gỗ sến và táu hơn 2 chục bê, mỗi bê dài hơn 4m, dày 25cm, rộng 40cm, vừa được lâm tặc kéo ra. Nhiều bê đã được xếp thành khối để chuẩn bị chờ bốc đi, một số bê còn nguyên cả dây thừng mà lâm tặc chưa kịp gỡ đi.
Băng qua con sông Rào Trổ đang mùa nước cạn, đi tiếp mấy trăm mét là đến rừng đệm của KBTTN Kẻ Gỗ. Dọc theo con sông ngoằn nghoèo, không thể đếm hết có bao nhiêu đường mòn như con chạch, sâu hoắm còn nguyên dấu vết trâu vừa kéo gỗ. Để tạo lối đi lâm tặc còn dày công kè đá, kê cây, chặt bỏ không thương tiếc vô số cây non.
Vô số con chạch luồn vào rừng KBTTN Kẻ Gỗ do lâm tặc tạo ra
Đang trên đường vào rừng, giáp mặt một nhóm người đi hái măng rừng về xuôi bắn tin, lâm tặc đang tàn phá cánh rừng sến, rừng trín ở khu vực rừng Bù Sọt, nhóm người dẫn đường dẫn chúng tôi rẽ theo một con suối nhỏ để tránh sự phát hiện của cán bộ bảo vệ đội 6 thuộc Trạm bảo vệ rừng số 3 (KBTTN Kẻ Gỗ). Càng ngược suối, dấu vết phá rừng càng lộ rõ khi dòng nước suối chảy mang theo rất nhiều mùn cưa.
Tầm 10h trưa, sau hơn 2 tiếng lội suối, luồn rừng nứa, chúng tôi đã đến được khu vực rừng Bù Sọt, nơi lâm tặc đang ngày đêm triệt hạ rừng gỗ quý. Thật khó có thể đếm hết bao nhiêu cây gỗ lớn bị đốn hạ, trong đó có nhiều cây được xếp vào sách đỏ, như trâm (trường), trín. Rừng ở đây giàu đến độ, lâm tặc mặc sức lựa chọn những cây to lớn, quý hiếm để triệt hạ.
Nhan nhản những gốc cây bị lâm tặc đốn hạ
Hiện trường một cây gỗ bị lâm tặc đốn hạ, lấy đi các bê gỗ
Lâm tặc đã kéo đi các bê gỗ, bỏ lại ngọn, bìa
Nhiều cây vừa bị lâm tặc đốn hạ, gỗ xẻ đã được kéo về xuôi, cành ngọn, bìa cây vứt ngổn ngang. Nhiều gốc mùn cưa còn tươi rói. Nơi những gốc cây bị triệt hạ, xẻ thịt, cả một khu vực như trải qua cơn bão, cây cối đổ ngổn ngang. Để trâu có thể vào tận gốc cây gỗ kéo gỗ ra suối, lâm tặc cho phát hết cây con, khiến rừng càng bị triệt phá xót xa.
Một cây sến bị xẻ thịt chưa được kéo đi
Nhóm người dẫn đường tiếp tục đưa chúng tôi thọc sâu vào rừng Bù Sọt. Men theo những dấu vết lâm tặc để lại, chúng tôi tìm đến khu vực rừng giáp ranh giữa hai xã Kỳ Thượng và xã Cẩm Thịnh (huyện Cẩm Xuyên) chỉ nằm cách nơi Đội 6 thuộc Trạm bảo vệ rừng số 3 của KBTTN Kẻ Gỗ đóng quân khoảng 3km. Tại đây chúng tôi phát hiện lâm tặc vừa cho đốn hạ nhiều cây trín, dổi - những loại cây được xếp vào sách đỏ cần bảo vệ.
Cây Sến gỗ giác ròng, được cưa xẻ dài rộng 30x30cm
Trong số những cây gỗ quý bị triệt hạ có một gốc trín có đường kính gần 1m vừa được xẻ thành 4 bê lớn, với chiều dài 4m, chiều rộng 50cm, dày 25cm. Theo như kinh nghiệm của những người dẫn đường thì cây gỗ trín này là phải đến cả trăm năm tuổi và bị xẻ thịt một hai ngày trở lại. Lý do lâm tặc chưa vận chuyển số gỗ đã xẻ này về xuôi có thể là do chúng chưa gom đủ hàng.Và để có thể đưa được những bê gỗ này ra suối, lâm tặc ít nhất phải sử dụng đến 3 con trâu kéo.
Điều lạ là nỗ lực giáp mặt lâm tặc của chúng tôi bất thành. Và khi chúng tôi xuất hiện ở đây, tiếng cưa máy cũng đã ngưng hoạt động.
Gốc trín có đường kính 1m bị lâm tặc đốn hạ
Hiện trường cây trín bị đốn hạ, các bê gỗ chưa được vận chuyển về xuôi
Thân cây trín bị lâm tặc dùng cưa xẻ thành 4 bê, mỗi bê có chiều dài 4m, chiều rộng 50cm, dày 25cm.
Lâm tặc lập lán, triệt hạ rừng lâu dài
Một ngày sau chuyến đột nhập vào khu vực rừng Bù Sọt, nhóm PV Dân trílại cùng người dân cắt rừng vào Trốc Trộp, một khu vực rừng khác của KBTTN Kẻ Gỗ cũng đang bị lâm tặc tàn phá. Nếu ở Bù Sọt, lâm tặc thường lợi dụng suối để vận chuyển gỗ ra ngoài, thì ở Trốc Trộp, do ít suối hơn nên chúng thường dùng trâu kéo. Cũng vì thế đường lên khu vực rừng Trốc Trộp chi chít những con chạch ngoằn nghoèo lượn qua những cánh rừng cao chót vót.
Sau hơn hai tiếng men theo những con chạch uốn lượn, băng qua những quả đồi dốc, nhóm PV Dân trí đã có mặt tại khu vực rừng bị xẻ thịt. Dấu hiệu đầu tiên cho thấy lâm tặc đang triệt phá rừng là văng vẳng tiếng cưa máy gầm rú. Phía dưới một mép suối nhỏ lâm tặc dựng một cán lán nhỏ, trong lán có đủ đồ đạc, nhu yếu phẩm, nồi niêu phục vụ cho cuộc triệt phá rừng lâu dài.
Lán trại của lâm tặc giữa rừng
Cách không xa lán của lâm tặc, khung cảnh rừng bảo tồn bị triệt hạ kinh hoàng. Hầu hết những gốc cây bị triệt hạ mà chúng tôi tận mắt chứng kiến đã bị lâm tặc kéo đi các bê gỗ, bỏ lại cành ngọn, bìa cây. Nhiều cây chỉ vừa mới bị hạ, còn nguyên mùi nhựa, mùn cưa.
Hiện trường một gốc cây to lớn vừa bị đốn hạ
Một cây sến khác còn tươi nguyên mùn cưa
Trong số rất nhiều cây gỗ quý vừa bị đốn hạ có một cây trâm (trường) có đường kính 80cm vốn nằm trong danh mục sách đỏ. Với hiện trường bỏ lại là vô số bìa, cành, mùn cưa còn tươi, anh H, người dẫn đường nói rằng, cây trâm này chỉ mới bị đốn và được kéo đi cách đây 2 ngày.
Hiện trường cây gỗ trâm quý hiếm vừa bị xẻ thịt
Phần thân gốc cây trâm này có đường kính khoảng 80cm
Theo anh H, rừng Trốc Trộp bị lâm tặc "xẻo thịt" suốt nhiều tháng nay. Đáng chú ý, quanh khu vực rừng bị triệt hạ có nhiều trạm bảo vệ rừng của nhiều lực lượng chức năng, trong đó trạm bảo vệ rừng số 3 của chính khu KBTTN Kẻ Gỗ đóng ở khe Lá, xã Kỳ Thượng chỉ nằm cách khu vực rừng này chừng 4km.
(Còn nữa)
Văn Dũng - Huy Thái - Minh Đức
Theo Dantri
Thăm dò vùng biển từng trục vớt được tàu cổ chở súng thần công Trung tâm tiền sử Đông Nam Á (CESEAP) phối hợp với Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh sẽ trực tiếp lặn thăm dò để tìm hiểu thêm về con tàu cổ thời Nguyễn chở 3 khẩu súng thần công bị đắm, đã được trục vớt từ năm 2003, trên vùng biển tỉnh này. Ông Lê Bá Hạnh, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh,...