Hà Tĩnh: Mưa không ngớt, người trồng bưởi Phúc Trạch sợ mất trắng
Bưởi đặc sản Phúc Trạch đang thời kỳ chín rộ nhưng lại gặp mưa lũ, người dân trồng bưởi Phúc Trạch ở huyện Hương Khê ( tỉnh Hà Tĩnh) đứng ngồi không yên lo mất trắng.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và hoàn lưu sau bão số 4, số 5, những ngày qua, trên địa bàn Hà Tĩnh có mưa to đến rất to đã gây ngập lụt tại các xã của huyện Hương Khê. Lũ lên, người dân trồng bưởi Phúc Trạch đứng ngồi không yên khi đã đến thời kỳ thu hoạch quả nhưng lại gặp thời tiết bất lợi.
Bưởi đặc sản Phúc Trạch đến thời kỳ chín rộ nhưng gặp mưa lũ khiến người dân lo lắng. Ảnh: N. Duyên.
Tại các xã Phúc Trạch, Hương Trạch, Hương Đô, Lộc Yên, Hương Thủy…những vườn bưởi đã chín vàng nhưng người dân chưa kịp bán nay lại gặp mưa lũ. Nhiều hộ dân đã phải vội bántháo bưởi để chạy lũ.
Vừa thăm vườn bưởi của gia đình, ông Tùng (thôn Ngọc Bội, xã Hương Trạch) lo lắng: “Gia đình tôi trồng 300 gốc bưởi, năm nay được hơn 3.000 quả. Vừa rồi, gia đình mới bán được một ít nay lại gặp mưa bão liên tiếp nên rất lo. Nếu cứ mưa trong những ngày tới thì những cây bưởi bị ngập trong nước sẽ bị thối, quả rụng mất thôi”.
Những cây bưởi Phúc Trạch sai trĩu quả có nguy cơ rụng hết. Ảnh: N. Duyên.
Video đang HOT
Còn bà Lường, thôn Phú Lễ, xã Hương Trạch cho hay: Vườn bưởi của gia đình có khoảng 1.200 quả, vừa tháo túi bọc xong thì gặp ngay bão số 4. Nay lại gặp mưa lũ nên gia đình chưa bán được quả nào. Nếu nước lũ rút nhanh thì còn đỡ chứ còn kéo dài và gặp bão nữa thì mùa bưởi năm nay lại thất thu.
Nhiều vườn đã bị ngập trong nước lũ. Ảnh: N. Duyên.
Ông Nguyễn Văn Sơn, trú tại xã Hương Đô nói: Cả ngày nay trời vẫn mưa to, nước sông cũng đang lên rất nhanh nên nếu để trên cây nước ngâm lâu hư hỏng lại xót của. Vợ tôi đang đi gọi người đến mua, nếu không được thì phải chở đi chợ ngồi bán.
Nhiều thương lái cũng phải hái bưởi chạy lũ. Ảnh: N. Duyên.
Ông Tô Hiệp, một thương lái từ Lộc Hà nói: “Tôi thu mua bưởi của người dân nơi đây đã 5 năm nay rồi. Tôi thường đặt mua cả vườn bưởi của người dân ngay từ đầu mùa bưởi. Thời điểm này, bưởi đã chín rộ và lại đúng dịp trung thu nên tôi hái để vận chuyển đi Hà Nội và Sài Gòn tiêu thụ. Vì mua lũ nữa nên cũng phải thu hoạch nhanh hơn”.
Không chỉ người trồng mà thương lái cũng lo. Ảnh: N. Duyên.
Bưởi Phúc Trạch lâu nay là đặc sản và mang lại thu nhập lớn cho người dân Hương Khê nhưng năm nay khả năng thiệt hại lớn bởi tình trạng mưa bão triền miên. Ảnh: N. Duyên
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Lê Quang Vinh – Trưởng phòng Nông Nghiệp huyện Hương Khê cho hay: “Hương Khê có khoảng 1.900 ha bưởi Phúc Trạch với sản lượng hơn 13.000 tấn quả, nhưng đến nay chỉ mới thu hoạch được khoảng 30%. Nếu mưa kéo dài và ngập cục bộ, nguy cơ quả rụng, hư hại rất cao. Như vậy thiệt hại cho bà con sẽ là rất lớn”.
Theo Danviet
Mưa lũ hoành hành nhiều nơi
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, suốt 2 ngày qua, trên địa bàn các tỉnh miền Trung đã xảy ra mưa to đến rất to.
Đường Hồ Chí Minh nhánh tây đoạn qua huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị bị sạt lở gây ách tắc giao thông. Ảnh: NGUYỄN HOÀNG
Đến chiều 3-9, lũ trên các sông đang lên nhanh và ở mức trên báo động 2 đến báo động 3 và tiếp tục lên. Nhiều vùng trũng thấp bị ngập sâu, chia cắt.
Tại Quảng Bình, tuyến đường về xã Tân Hóa (huyện Minh Hóa), đoạn qua ngầm Lạc Thiện ngập trên 1m khiến người và phương tiện không thể lưu thông. Nước lũ trên sông Rào Nan lên nhanh và gây ngập lụt ở xã Tân Hóa và xã Minh Hóa, khiến 2 địa bàn này bị cô lập với bên ngoài. UBND xã Trọng Hóa cho biết, hiện có 1 người mất tích là Hồ Thị Chăn (30 tuổi, trú bản Pa Chông).
Tại TP Vinh (Nghệ An), trong ngày 3-9, mưa to kéo dài liên tục trong nhiều giờ đã xảy ra ngập lụt nặng, khiến giao thông hỗn loạn. Nhiều trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đã phải cho học sinh nghỉ học.
Tại Quảng Trị, tuyến đường Lìa vào 7 xã của huyện Hướng Hóa đã bị chia cắt vì nước dâng cao, gây ngập cầu tràn tại nhiều điểm thuộc xã Thuận, Long, Xy, A Xing; địa phương đã tổ chức di dời gần 100 hộ với hơn 200 nhân khẩu đến nơi an toàn.
Trong khi đó, tại Thừa Thiên - Huế, Hà Tĩnh bắt đầu từ 16 giờ ngày 3-9, hồ thủy điện A Lưới và Nhà máy thủy điện Hố Hô đã tiến hành xả tràn. Ông Lê Quang Vinh, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, cho biết, hiện có 18/22 xã, thị trấn bị ngập lụt, gây chia cắt. Trong đó, 6 xã đã bị cô lập hoàn toàn. Mưa lớn khiến gần 1.000ha lúa hè thu và hoa màu có nguy cơ bị thiệt hại nặng.
Chiều tối 3-9, theo báo cáo của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh, hiện có 9 người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê) vào rừng lấy lá nón từ ngày 2-9, đến nay mới liên lạc được 2 người, còn 7 người chưa liên lạc được. Tại Cà Mau, nhiều đợt mưa lớn kéo dài, kèm theo dông lốc làm nhiều cây xanh bị ngã, nhiều diện tích lúa hè thu đang thu hoạch rộ bị hư hại.
NHÓM PV
Theo SGGP
Mường Khương: Sau vụ dứa "đáng quên", dân lại trồng chuối ồ ạt Những năm gần đây, do thị trường tiêu thụ không ổn định nên giá chuối tại Lào Cai nói chung và ở huyện Mường Khương nói riêng có nhiều biến động. Chưa chu động được thi trương tiêu thụ, ngành nông nghiệp Mường Khương khuyên cao ngươi dân không nên ô at mơ rông diên tich ma tâp trung chăm soc, nâng cao...