Hà Tĩnh lên kế hoạch tiêu hủy 8 tấn cá đông lạnh nhiễm cadimi
Cá biển nhiễm chất độc cadimi đánh bắt từ vùng biển Hà Tĩnh và Quảng Bình sẽ được tiêu huỷ bằng cách đốt nóng ở nhiệt độ cao.
Sáng 4/8, ông Trần Xuân Dâng, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh cho biết, cơ quan chức năng tỉnh này đã lên kế hoạch tiêu hủy 8,1 tấn cá biển có hàm lượng chất cadimi vượt ngưỡng bằng cách đốt nóng ở nhiệt độ cao. Hiện số cá này niêm phong tại 4 kho đông lạnh trên địa bàn thị xã Kỳ Anh, Lộc Hà, Cẩm Xuyên
Theo ông Dâng, Sở Y tế đang phối hợp với sở Tài nguyên và môi trường Hà Tĩnh thẩm định năng lực của Công ty Môi trường Phú Hà (chi nhánh xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh), xem xét quy trình tiêu hủy, khi nào các bên thống nhất được thì sẽ vận chuyển cá bằng xe chuyên dụng đi xử lý dưới sự giám sát chặt chẽ của lực lượng liên ngành.
Hơn 8 tấn cá nhiễm chất độc cadimi đang được niêm phong tại các kho đông lạnh trên địa bàn Hà Tĩnh. Ảnh: Đ.H
Về việc đền bù cho các chủ hàng, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh thông tin sẽ cho cân toàn bộ số lượng cá bị nhiễm chất cadimi, phối hợp với Sở Tài chính định giá theo thị trường, từ đó thống nhất mức giá.
Ông Hoàng Chí Thức, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Môi trường Phú Hà cho biết Công ty đang hoàn thiện hồ sơ để thực hiện hợp đồng tiêu hủy.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 1/8, nhà chức trách Hà Tĩnh tiến hành niêm phong 8,1 tấn cá biển tại 4 kho đông lạnh trên địa bàn thị xã Kỳ Anh, Lộc Hà, Cẩm Xuyên. Các loại cá chủ yếu là cá mu, cá tre, cá hồng… được đánh bắt từ vùng biển Hà Tĩnh và Quảng Bình khoảng vài tháng trước. Sau khi đưa mẫu đi kiểm tra, kết quả cho thấy tất cả số cá này có hàm lượng kim loại nặng cadimi vượt ngưỡng cho phép.
Cadimi là một kim loại chuyển tiếp tương đối hiếm, mềm, màu trắng ánh xanh và có độc tính, tồn tại trong các quặng kẽm và được sử dụng chủ yếu trong các loại pin. Nuốt phải một lượng nhỏ cadimi có thể phát sinh ngộ độc tức thì, làm tổn thương gan, thận. Các hợp chất chứa cadimi cũng là các chất gây ung thư.
Theo VnExpress
Hỗ trợ người dân vùng biển bị ảnh hưởng bởi sự cố cá chết
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ký quyết định hỗ trợ tạm thời người dân một số chính sách để sớm ổn định đời sống và khôi phục sản xuất do ảnh hưởng sự cố môi trường.
Người dân xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) và Thạch Kim (Lộc Hà) trở lại bám biển, ổn định đánh bắt, sản xuất.
Theo đó, đối tượng được hỗ trợ gồm tổ chức, người lao động và các nhân khẩu trong hộ có hoạt động khai thác, dịch vụ hậu cần khai thác hải sản có tàu thuyền không lắp máy hoặc lắp máy có công suất nhỏ hơn 90CV; dịch vụ hậu cần nghề cá; nghề muối bị ảnh hưởng trực tiếp do sự cố môi trường tại TX Kỳ Anh và các huyện: Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Lộc Hà và Nghi Xuân.
Cụ thể, hỗ trợ 100% kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho các thành viên thuộc hộ gia đình bị ảnh hưởng sự cố môi trường, với thời hạn từ ngày 01/7/2016 đến 30/6/2017. Hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn cho hộ nghèo và hộ cận nghèo vay vốn thực hiện chuyển đổi ngành nghề (từ khai thác đánh bắt hải sản, nuôi trồng thủy sản mặn lợ, hậu cần nghề cá, nghề muối bị ảnh hưởng trực tiếp chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm hoặc làm nghề khác) đối với các khoản vay giải ngân phát sinh trong thời gian từ 1/7/2016 đến 31/12/2016, thời gian hỗ trợ lãi suất 12 tháng kể từ ngày giải ngân. Mức vay vốn hỗ trợ tối đa không quá 50 triệu đồng/hộ.
Đối với việc khai thác hải sản, hậu cần nghề cá: Khi đóng mới tàu cá; tàu dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động khai thác hải sản, được ngân sách hỗ trợ cụ thể như tàu công suất từ 400CV/chiếc trở lên, được hỗ trợ 600 triệu đồng/tàu, thời gian nhận hỗ trợ trong 2 năm, mỗi năm 300 triệu đồng. Đối với tàu công suất từ 250CV đến dưới 400CV/chiếc, được hỗ trợ 400 triệu đồng/tàu, thời gian nhận hỗ trợ trong 2 năm, mỗi năm 200 triệu đồng. Đối với tàu công suất từ 90CV đến dưới 250CV/chiếc, được hỗ trợ 200 triệu đồng/tàu, thời gian nhận hỗ trợ trong 2 năm, mỗi năm 100 triệu đồng.
Khi vay vốn để đóng tàu; mua ngư lưới cụ; mua trang thiết bị: Hàng hải, khai thác, bảo quản sản phẩm và bốc xếp hàng hóa trên tàu cá: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày Quyết định này có hiệu lực đến ngày 30/6/2021, với mức hỗ trợ 7%/năm cho 05 năm đầu tiên và 6%/năm cho 10 năm tiếp theo. Tổng mức hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 1.000 triệu đồng/một tàu.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cải hoán tàu khai thác hải sản có công suất nhỏ hơn 90 CV sang tàu có công suất từ 90 CV trở lên, được hỗ trợ 0,5 triệu đồng cho 01 CV tăng thêm. Thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên tàu cá được hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo cấp chứng chỉ, tối đa 1.600.000 đồng/người. Hỗ trợ 100% kinh phí mua máy thông tin liên lạc tầm xa có tích hợp định vị vệ tinh kết nối với trạm bờ cho các tàu cá có công suất từ 90CV trở lên 01 máy/01 tàu, tối đa không quá 30 triệu đồng.
Xây dựng hầm bảo quản sản phẩm khi đóng mới tàu dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động khai thác hải sản có công suất từ 90 CV trở lên, theo công nghệ vật liệu PU (Polyurethane), được hỗ trợ 5 triệu đồng/m3, tối đa 150 triệu/tàu. Xây dựng mới cơ sở sản xuất nước đá (tại khu vực cảng cá và cửa biển đã được quy hoạch cảng cá) phục vụ khai thác thủy sản, đảm bảo vệ sinh môi trường, được hỗ trợ 100 triệu đồng/cơ sở có công suất từ 10 tấn/mẽ đến dưới 20 tấn/mẽ, 200 triệu đồng/cơ sở có công suất từ 20 tấn/mẽ trở lên.
Hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ (bảo hiểm mọi rủi ro)ngoài nội dung hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ, với mức: Hỗ trợ 30% đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 90CV đến dưới 400CV; 10% đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên. Thời gian hỗ trợ: 05 năm, từ 01/7/2016 đến 30/6/2021.
Trao đổi với PV Tiền phong, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc cho biết, về nguyên tắc hỗ trợ, các nội dung hỗ trợ quy định tại Quyết định này trùng với các quy định hiện hành khác của Nhà nước thì tổ chức, cá nhân được lựa chọn mức hỗ trợ cao nhất."
Trước mắt, kinh phí trích trước từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh năm 2016 để thực hiện và được hoàn trả nguồn dự phòng từ các nguồn như
đền bù của Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh, nguồn hỗ trợ của ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh và các nguồn hợp pháp khác", Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nói.
Để chính sách đến đúng đối tượng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh giao cho các sở, ban ngành và lãnh đạo các huyện liên quan phải giám sát việc thống kê đối tượng. Nếu xảy ra vấn đề gì trong việc hỗ trợ này thủ trưởng đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thị liên quan phải chịu trách nhiệm.
Theo Tiền Phong
Các tập đoàn điêu đứng, hết đường tồn tại vì gây ô nhiễm Đánh đổi sức khỏe của người dân, tàn phá bầu không khí và nguồn nước sạch để lấy lợi nhuận, nhiều tập đoàn vướng vòng lao lý và phải vật lộn trong khủng hoảng để sửa chữa sai lầm. Ô nhiễm môi trường là thách thức lớn nhất mà nhân loại phải đương đầu trong quá trình phát triển. Trước những tác động...