Hà Tĩnh: Hàng tấn cá biển chết trắng dạt vào bờ
Chỉ trong vòng nửa ngày, người dân xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà đã vớt được hàng tấn cá biển chết trắng, phơi bụng nổi lềnh bềnh trôi dạt vào bờ biển.
Chỉ trong vòng nửa ngày, người dân xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà vớt được hàng tấn cá biển chết trắng, phơi bụng nổi lềnh bềnh trôi dạt vào bờ biển.
Khoảng 13 giờ 30 chiều nay (27/9), người dân đi biển phát hiện số lượng lớn cá biển trôi dạt vào bờ. Sự việc nhanh chóng được báo với cơ quan chức năng.
Một lãnh đạo huyện Lộc Hà xác nhận thông tin trên và cho biết: Chúng tôi nhận được thông tin về sự việc cá chết hàng loạt trên bờ biển thôn Nam Sơn, Yên Định, Hòa Bình thuộc xã Thịnh Lộc (huyện Lộc Hà), lãnh đạo huyện đã có mặt tại khu vực cá chết nổi trắng bờ biển để xem xét tình hình.
“Ngay sau khi phát hiện sự việc, huyện đã báo cáo với cơ quan chức năng, đồng thời huy động lực lượng vớt số lượng cá chết đưa vào bờ và đem đi tiêu hủy. Đến cuối chiều nay, số lượng cá chết vẫn đang còn dạt vào bờ và các lực lượng chức năng cùng người dân vẫn còn tiếp tục vớt cá.”
Đến 18 giờ tối nay, tại bờ biển xã Thịnh Lộc, người dân vẫn đang tiếp tục vớt cá lên bờ, xác cá được thu gom và đem đi tiêu hủy tại bãi rác huyện Lộc Hà theo đúng quy định.
Video đang HOT
“Số lượng cá chết trong vòng bán kính 4km, số lượng cá đã vớt ước chừng khoảng vài tấn. Hiện tại chúng tôi đã báo cáo lên cơ quan chức năng để sớm tìm ra nguyên nhân cá chết hàng loạt” – lãnh đạo huyện Lộc Hà thông tin thêm.
Hải Yến
Theo CADN
Bờ đê 300 tỷ tan hoang sau mưa lũ
Gần 200m đê biển tại thôn Yêm Điềm, xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà bị mưa bão liên tiếp những ngày qua đánh sập mố đê, ăn sát vào phía trong đê, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở thêm nhiều điểm nếu không kịp thời gia cố.
Phần đê biển bị sóng đánh mạnh khiến phần chân, khay móng bị đứt gãy hoàn toàn. Ảnh: Hải Yến
Ông Trần Văn Nghĩa, Chủ tịch UBND xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà cho biết: Vào đêm 5/9, khoảng 200m đê biển trên địa bàn bị sạt lở nghiêm trọng. Tại phần đê biển bị sóng đánh khiến phần chân, khay móng bị đứt gãy hoàn toàn; khoảng 1/3 mái kè bị trôi xuống biển, đoạn bị sạt lở tập trung từ k59 200 đến k59 400.
Đoạn đê này hoàn thành vào năm 2015, là một phần của dự án kè biển chống xâm thực có chiều dài 9km với số vốn đầu tư hơn 300 tỷ đồng.
Phần cấu kiện bị đứt gãy, trôi xuống biển. Ảnh: Hải Yến
Tại hiện trường, khoảng 200 m kè bị sạt lở nghiêm trọng, phần chân đê và khay móng bị sụt lún, đứt gãy hoàn toàn. Những tấm bê tông, cấu kiện bị sóng đánh vỡ, cuốn trôi xuống biển, phần đất bồi phía ngoài đê cũng bị nước biển cuốn trôi.
"Xã đã có báo cáo lên UBND huyện, Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh đề nghị sớm có giải pháp khắc phục kịp thời nhằm tránh nguy cơ đoạn sạt lở dài, ăn sâu vào trong, đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của 1.500 người dân sinh sống trên địa bàn", ông Trần Văn Nghĩa cho biết thêm.
Đoạn bị sạt lở tập trung từ k59 200 đến k59 400. Ảnh: Hải Yến
Nhận được thông báo, ngày 6/9, lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với huyện Lộc Hà đến khu vực phần đê bị sạt lở để kiểm tra và tìm phương án khắc phục.
Tại hiện trường, nước lũ và sóng tiếp tục đánh mạnh vào phần đê đã bị sạt lở. Còn người dân không thể đưa tàu thuyền vào khu vực để neo đậu.
Lãnh đạo Sở NN&PTNT và lãnh đạo huyện Lộc Hà có mặt tại hiện trường tìm giải pháp khắc phục. Ảnh: Hải Yến
Phó Giám đốc Sở NN&PTNN Nguyễn Bá Đức cho biết, sẽ lên phương án khắc phục, sửa chữa khu vực đê bị sạt lở.
Hải Yến
Theo Thanhtra
Hà Tĩnh là tỉnh đầu tiên cả nước biến nước thải thành nước sạch tưới cây Thu gom rác thải đầu nguồn, xử lý nước thải sinh hoạt để tái sử dụng trong tưới tiêu và góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường là cách làm đang được nhiều hộ dân ở xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) áp dụng hiệu quả. Từ đầu năm 2018, nước thải sinh hoạt của gia đình bà Phan Thị...