Hà Tĩnh: Độc đáo ngôi làng quanh năm tranh thủ “chớp” nắng hanh vàng, tất bật phơi mẻ cá thờn bơn tươi ngon
Những ngày này, bà con làm nghề phơi cá khô ở làng biển Cẩm Nhượng ( Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đang tranh thủ “chớp” nắng thu hanh vàng, tất bật phơi những mẻ cá thờn bơn tươi ngon.
Cá mua từ bến Cồn Gò, được làm sạch, lóc hết da, sau đó ngâm nước muối và rửa sạch nhiều lần
Vừa làm sạch cá, bà Nguyễn Thị Bình (thôn Bắc Hải, xã Cẩm Nhượng) vừa chia sẻ về cách làm cá thờn bơn phơi khô.
Một công đoạn cũng khá quan trọng là tẩm ướp gia vị để sản phẩm thêm hấp dẫn. Các gia vị được sử dụng gồm: đường, mỳ chính, hạt tiêu, ớt cay, ướp khoảng 15 phút rồi đem đi phơi.
Video đang HOT
Cá sẽ được nhanh tay trải đều lên những tấm vỉ hình vuông rộng từ 1,2 – 1,5m, đáy là lưới cước dày để cá dễ ráo nước, rồi mang ra phơi nắng.
Công đoạn sơ chế, làm sạch cá phải hoàn thành từ sớm để kịp nắng, khô đều và đẹp mắt.
Nghề phơi cá thờn bơn ở xã Cẩm Nhượng diễn ra gần như quanh năm, ngày “được” nắng, cá phơi lên sẽ có độ ngọt và mùi thơm đặc trưng.
“Nghề này cực nhất là lúc phải “đội” nắng để lật, trở cá liên tục cho cá khô đều, còn các công đoạn khác không nặng nhọc nên hầu hết phụ nữ như tôi đều có thể làm được” – bà Lam cho biết thêm.
Cá thờn bơn sau khi phơi nắng sẽ có độ ngọt và mùi thơm đặc trưng…
Sau khi phơi khô, cá được cắt ra từng miếng rồi đóng gói rồi đem ra chợ bán cho thương lái hoặc khách du lịch với giá dao động từ 160.000 đến 200.000 đồng/kg. Đây là món ăn được rất nhiều người ưu thích, đặt biệt là khách du lịch ngoại tỉnh khi ghé thăm biển Thiên Cầm.
Đề án 1002 giúp người dân Hà Tĩnh chủ động ứng phó với thiên tai
Nắm vững nội dung Đề án 1002 giúp chính quyền cơ sở ở Hà Tĩnh sát sao hơn trong chỉ đạo, điều hành phòng chống thiên tai; người dân chủ động hơn trong ứng phó và giảm nhẹ hậu quả do thiên tai gây ra.
Sáng nay (19/8), 60 cán bộ cấp xã, thôn và người dân xã Kỳ Thượng (huyện Kỳ Anh) được tập huấn Đề án 1002.
Từ ngày 12 - 28/8, Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh (Sở NN&PTNT) phối hợp tổ chức tập huấn Đề án "Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng" (Đề án 1002) năm 2020 tại 17 xã thuộc các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và TX Kỳ Anh.
Giảng viên Hồ Thị Hương (Hội Chữ thập đỏ Hà Tĩnh) truyền đạt các nội dung trọng tâm của Đề án 1002 tại xã Kỳ Thượng (huyện Kỳ Anh).
Theo đó, gần 2.000 người dân và đội ngũ cán bộ cấp xã, thôn và lực lượng xung kích phòng chống thiên tai sẽ được tìm hiểu về diễn biến khí hậu, thiên tai trên địa bàn cả nước nói chung và các loại hình thiên tai thường xảy ra trên địa bàn Hà Tĩnh nói riêng.
Gần 2.000 người dân, cán bộ cấp xã, thôn của 17 xã ở Hà Tĩnh sẽ được tập huấn Đề án 1002.
Trên cơ sở đó, các giảng viên cũng truyền đạt về các kỹ năng phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai; công tác quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; hướng dân xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai, xây dựng kịch bản "4 tại chỗ" trong phòng chống thiên tai ở từng địa phương...
Những kiến thức, kỹ năng được tập huấn góp phần nâng cao năng lực phòng chống thiên tai cho chính quyền cơ sở và người dân Hà Tĩnh. Ảnh tư liệu
Đây là cơ sở quan trọng, góp phần nâng cao năng lực phòng chống thiên tai cho chính quyền cấp cơ sở và người dân Hà Tĩnh. Từ đó, giúp chính quyền cơ sở sát sao hơn trong công tác chỉ đạo điều hành, người dân cũng chủ động hơn trong công tác ứng phó và giảm nhẹ hậu quả do thiên tai gây ra.
Thêm 6 ca COVID-19 khỏi bệnh, Việt Nam chữa khỏi 313 trường hợp Các bệnh nhân đều có sức khỏe ổn định, không ho, không sốt, không khó thở, kết quả xét nghiệm nhiều lần âm tính với virus corona. Sáng 8/6, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết sẽ có thêm 6 bệnh nhân mắc COVID-19 điều trị tại đây được công bố khỏi bệnh. Như vậy, hiện bệnh viện còn phải điều...