Hà Tĩnh đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức với cơ quan hành chính
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành kế hoạch khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn Hà Tĩnh năm 2019.
Việc khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước nhằm đánh giá khách quan chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn
Theo đó, phạm vi đo lường sự hài lòng là các Sở: GTVT, Nội vụ, GD&ĐT, TT&TT, Y tế, Tư pháp, Tài chính, KH&CN, Công thương, KH&ĐT, NN&PTNT, Ngoại vụ, Xây dựng, VH-TT&DL, LĐTB&XH, TN&MT, Ban quản lý các khu kinh tế tỉnh (tổng số mẫu sẽ lấy là 765);
Các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn: Công an tỉnh, BHXH tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Cục Hải quan Hà Tĩnh, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Tĩnh (tổng số mẫu sẽ lấy là 270);
UBND các huyện, thành phố, thị xã (tổng số mẫu sẽ lấy là 585); UBND cấp xã trên địa bàn (tổng số mẫu sẽ lấy là 6550).
Đối tượng đo lường sự hài lòng là người dân, cá nhân đại diện cho tổ chức đã trực tiếp giao dịch thủ tục hành chính, sử dụng dịch vụ của cơ quan hành chính từ ngày 1/10/2018 đến 31/7/2019 và đã nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
Phương pháp thực hiện là Sở Nội vụ ký hợp đồng với đơn vị tư vấn độc lập để triển khai đo lường. Theo đó, việc khảo sát được tiến hành bằng cách hỏi trực tiếp ý kiến của người dân, tổ chức thông qua phiếu khảo sát; ý kiến của người dân, đại diện tổ chức/doanh nghiệp được đảm bảo bí mật về nguyên tắc khuyết danh theo quy định của công tác điều tra xã hội học; UBMTTQ, Hội Cựu chiến binh tỉnh theo dõi, giám sát quá trình đo lường sự hài lòng theo đúng quy định.
Về thời gian thực hiện kế hoạch, trước 10/8/2019, xây dựng văn bản hướng dẫn lấy mẫu phiếu để tiến hành đo lường sự hài lòng;
Video đang HOT
Trước ngày 25/8/2019, hoàn thành lập danh sách cá nhân, tổ chức giao dịch thủ tục hành chính và đã nhận kết quả từ ngày 1/10/2018 đến 31/7/2019 gửi về Sở Nội vụ;
Trước 5/9/2019, hoàn thành hội nghị tập huấn công tác lấy phiếu đo lường sự hài lòng;
Từ ngày 5/9/2019 – 5/10/2019, triển khai lấy phiếu đo lường sự hài lòng đối với tổ chức, cá nhân;
Từ ngày 5/9/2019 – 5/10/2019, giám sát công tác lấy phiếu đo lường sự hài lòng đối với tổ chức, cá nhân;
Từ ngày 7/20/2019 – 12/10/2019, thu phiếu đo lường sự hài lòng đối với tổ chức, cá nhân và tiến hành phúc tra, để thực hiện lại việc đo lường sự hài lòng hoặc bổ sung (nếu có);
Trước 20/10/2019, nhập phiếu đo lường sự hài lòng đối với tổ chức, cá nhân và tổng hợp, xử lý số liệu;
Trước 30/11/2019, tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả đo lường sự hài lòng đối với tổ chức, cá nhân.
UBND tỉnh giao Sở Nội vụ chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra toàn diện việc thực hiện các nội dung theo kế hoạch đề ra; báo cáo UBND tỉnh kết quả đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh năm 2019.
Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn lập danh sách cá nhân, tổ chức đã giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; Trung tâm Hành chính công cấp huyện hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã theo hướng dẫn của Sở Nội vụ; cử cán bộ, công chức đầu mối phối hợp với Sở Nội vụ và các đơn vị liên quan trong quá trình triển khai lấy phiếu đo lường sự hài lòng…
Theo Baohatinh
Bất cập trong công tác quản lý giao thông ở Hà Tĩnh
Mặc dù chỉ dài 16,4 km, nhưng quốc lộ 1 tuyến tránh TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) có hàng chục điểm đấu nối trái phép. Bên cạnh việc đùn đẩy trách nhiệm cho các bên liên quan, đơn vị được giao trực tiếp quản lý tuyến đường còn thực hiện việc "xử phạt" để tạo điều kiện "hình thành lỗi vi phạm mới".
Cách quản lý không giống ai của Chi cục Quản lý đường bộ II.3 đã và đang gây ra những ẩn họa khó lường cho người và phương tiện khi lưu thông qua đây.
Hàng chục điểm kết nối giao thông bất hợp pháp được hình thành một cách có chủ ý trên quốc lộ 1 đoạn qua tuyến tránh TP Hà Tĩnh.
Bát nháo điểm đấu nối
Có mặt tại quốc lộ 1 tuyến tránh TP Hà Tĩnh trong bất cứ thời điểm nào cũng dễ dàng nhận thấy, lượng người và phương tiện lưu thông trên tuyến rất lớn, nhất là xe khách đường dài và xe tải trọng lớn. Mặc dù đã được đầu tư và nâng cấp, nhưng thời điểm hiện tại, mặt đường khá hẹp, không có dải phân cách cứng, chưa có mương thoát nước bằng bê-tông hai bên đường... Vì vậy, tuyến đường này được người dân địa phương ghi nhận là một trong những "điểm đen" về tai nạn giao thông.
Điều đáng nói là dọc hai bên tuyến đường, nhiều công trình đang thi công, thậm chí đã đưa vào vận hành đều được đấu nối thẳng ra tuyến đường tránh. Theo ghi nhận của chúng tôi, trên tuyến đường này hình thành rất nhiều điểm đấu nối trực tiếp có chiều dài cả trăm mét, thí dụ như: Km 7 500 có bốn doanh nghiệp và một loạt nhà hàng, quán ăn mở các điểm đấu nối trực tiếp liền kề nhau; Km 7 100 có doanh nghiệp mở hai điểm đấu nối đối diện nhau để kinh doanh và làm bãi đậu xe; dọc hai bên Km 9 có cả chục điểm đấu nối trực tiếp... Theo nhẩm tính của chúng tôi, có khoảng 30 điểm đấu nối trái phép được thực hiện một cách công khai, có chủ ý dọc theo quốc lộ 1 đoạn tuyến tránh TP Hà Tĩnh. Cá biệt, có những điểm, mặc dù chỉ cách điểm đấu nối đã được quy hoạch, cấp phép chưa đến 100 m, nhưng các đơn vị, cá nhân vẫn mặc nhiên mở điểm đấu nối trực tiếp ra tuyến đường.
Từ các điểm đấu nối này, rất nhiều xe chở hàng, xe chở hành khách, xe tải chở vật liệu xây dựng từ các công trình, kho hàng, quán ăn chạy thẳng ra tuyến tránh TP Hà Tĩnh gây mất an toàn cho người và phương tiện lưu thông qua đây. "Bất đắc dĩ lắm tôi mới đi trên tuyến đường này. Bởi mặt đường nhỏ, lưu lượng phương tiện trên tuyến lớn, trong khi đó bốn phía đều có điểm giao cắt, xe cộ ra vào, ngược xuôi mọi thời điểm tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn", anh Hoàng Hải ở thị trấn Cày (Thạch Hà) chia sẻ.
Ngoài các điểm đấu nối trái phép do các doanh nghiệp, cá nhân mở dọc tuyến, khi lưu thông trên tuyến đường này, người đi đường cũng dễ dàng nhận ra những điểm đấu nối "trá hình" do các cửa hàng kinh doanh xăng dầu, kho bãi khi họ tận dụng các điểm đấu nối trái phép được hình thành từ các lối đi dân sinh để kinh doanh, vận chuyển hàng hóa.
Chưa xử lý dứt điểm vi phạm
Làm việc với chúng tôi về thực trạng đấu nối giao thông trái phép trên quốc lộ 1 đoạn tuyến tránh TP Hà Tĩnh, Chi cục trưởng Quản lý đường bộ II.3 Võ Trường Giang cho biết, đến thời điểm hiện nay, ngoài bảy điểm đấu nối đã được Bộ Giao thông vận tải quy hoạch, đơn vị chỉ thực hiện thủ tục cấp phép một điểm cho cửa hàng xăng dầu tại Km 6 100 và cấp giấy phép tạm cho hai đơn vị khác. Các điểm đấu nối còn lại đều do doanh nghiệp, cá nhân tự ý mở.
"Với chức năng quản lý nhà nước, chúng tôi chỉ tiến hành lập biên bản làm việc và xử phạt hành chính do đấu nối trái phép, còn kế hoạch cưỡng chế và xử lý dứt điểm các vi phạm đòi hỏi sự vào cuộc của nhiều cơ quan chức năng", Chi cục trưởng Võ Trường Giang nhấn mạnh. Qua tìm hiểu của chúng tôi và phản ánh của người dân, sau lập biên bản vi phạm và xử lý hành chính, các doanh nghiệp tự mở điểm đấu nối vẫn tiếp tục khai thác, vận hành việc kinh doanh của đơn vị mình thông qua các điểm vi phạm ấy. Tính đến nay, chưa có bất cứ trường hợp nào bị cơ quan chức năng cưỡng chế, xử lý dứt điểm các sai phạm, vì thế chẳng khác nào "bắt cóc bỏ đĩa", xử phạt lỗi vi phạm cũ để tạo điều kiện hình thành lỗi vi phạm mới.
Trao đổi với chúng tôi, đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, từ trước đến nay, bất kỳ dự án nào được tỉnh cấp phép đầu tư dọc quốc lộ 1 đoạn tuyến tránh TP Hà Tĩnh đều được tỉnh báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam và xin đấu nối tạm thời và cập nhật, bổ sung quy hoạch trình Bộ Giao thông vận tải xem xét phê duyệt. Còn đối với những điểm đấu nối trái phép khác tồn tại trên tuyến thì Chi cục Quản lý đường bộ II.3 phải có trách nhiệm giám sát, xử lý theo chức năng, thẩm quyền. Về lâu dài, khi điều kiện ngân sách cho phép, tỉnh sẽ xây dựng đường gom theo đúng quy hoạch để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến.
Theo số liệu Chi cục Quản lý đường bộ II.3 cung cấp, từ trước đến nay, đơn vị đã tiến hành hướng dẫn thủ tục, lập biên bản nhắc nhở vi phạm đối với 14 trường hợp thực hiện đấu nối trái phép. Về thực trạng các điểm đấu nối trái phép tràn lan như hiện nay, Chi cục trưởng Quản lý đường bộ II.3 khẳng định, đơn vị chỉ quản lý và theo dõi các trường hợp mở điểm đấu nối từ năm 2014 đến nay, còn việc vi phạm, tình hình xử lý, khắc phục của các điểm đấu nối được mở trước năm 2014, Chi cục Quản lý đường bộ II.3 không có trách nhiệm giải quyết.
Để giải đáp những thắc mắc của dư luận và tìm hiểu rõ hơn về trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân liên quan, chúng tôi đã trực tiếp liên hệ, đặt lịch làm việc với lãnh đạo Cục Quản lý đường bộ II. Tuy nhiên, sau những lần lỗi hẹn, lãnh đạo đơn vị này lần lượt thoái thác và đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Một lần nữa, dư luận đặt câu hỏi, liệu Cục Quản lý đường bộ II đã biết thực trạng vi phạm và tận tâm xử lý những sai phạm của các đơn vị, cá nhân ở quốc lộ 1 đoạn qua tuyến tránh TP Hà Tĩnh hay chưa?
BÀI VÀ ẢNH: NGÔ TUẤN
Theo NDĐT
Hà Tĩnh: Chỉ đạo điều tra làm rõ các vụ cháy rừng tại huyện Hương Sơn UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản số 4641/UBND-NL3 giao Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan, xem xét, tham mưu xây dựng đề cương kiểm điểm các tổ chức, cá nhân có liên quan đến các vụ cháy rừng tại huyện Hương Sơn, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15-7-2019 để xử lý vi phạm...