Hà Tĩnh: Điều tra vụ nam sinh 14 tuổi tử vong trong bể bơi khu sinh thái
Một nam sinh 14 tuổi được phát hiện tử vong khi tắm cùng gia đình trong bể bơi của Khu du lịch sinh thái Hải Thượng (H.Hương Sơn, Hà Tĩnh).
Ngày 2.5, thông tin từ UBND xã Sơn Trung (H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) cho biết, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đang tiến hành điều tra nguyên nhân khiến 1 nam sinh 14 tuổi tử vong khi tắm mát cùng gia đình trong bể bơi của Khu du lịch sinh thái Hải Thượng đóng trên địa bàn.
Bể bơi trong Khu du lịch sinh thái Hải Thượng. Ảnh TÂN KỲ
Video đang HOT
Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 17 giờ ngày 1.5, em P.M.Đ (14 tuổi, ngụ tại TT.Phố Châu, H.Hương Khê) cùng gia đình đến Khu du lịch sinh thái Hải Thượng để nghỉ dưỡng và tắm mát trong dịp nghỉ lễ.
Khoảng 30 phút sau, một nhân viên cứu hộ tại bể bơi phát hiện em Đ. nổi trên mặt nước, xung quanh có hàng chục người đang tắm mát. Mặc dù được lực lượng cứu hộ sơ cứu nhưng em Đ. đã tử vong.
Kết quả bước đầu khám nghiệm nhận định nạn nhân tử vong do bị ngạt thở, nhiều khả năng gặp vấn đề về bệnh lý chứ không phải đuối nước.
Được biết, Khu du lịch sinh thái Hải Thượng nơi xảy ra vụ việc nam sinh tử vong có diện tích rộng hơn 20 ha và là điểm du lịch nổi tiếng của H.Hương Sơn với nhiều hạng mục như khách sạn, nhà nghỉ, công viên.
Đồng Tháp: Tăng cường phương tiện, nhân lực để nhổ cọc bê tông
Trưa ngày 8-1, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp cho biết, sau quá trình trao đổi, tính toán những rủi ro, tỉnh Đồng Tháp đã thống nhất phương án nhổ cọc qua 11 bước do hai đơn vị thi công cầu đường uy tín của Việt Nam tiến hành.
Tuy nhiên quá trình thực hiện kéo dài 6-7 ngày.
Thiết bị cứu hộ được đưa vào hiện trường vụ bé trai mắc kẹt trong trụ bê tông ở Đồng Tháp.
Theo ông Đoàn Tấn Bửu, hiện lực lượng cứu hộ đã đóng xong bộ khung hình vuông bằng cọc ván thép với kích thước cạnh 4,8 m, sâu 18 m, bao bọc quanh cọc bê tông. Bộ khung này giúp bảo vệ cọc, không để đất tràn vào. Cứu hộ tiếp tục dùng gàu chuyên dụng múc đất trong khung ra, mỗi gàu múc được 0,3m 3 đất. Sau công đoạn làm sạch đất, lực lượng chức năng sẽ đóng hai ống vách dài 1-2m quanh cọc bê tông, trong đó vách 1 mét sẽ trực tiếp bảo vệ cọc. Khoan guồng xoắn được dùng lấy tiếp đất giữa hai ống vách đến khi tiếp cận đáy cọc sẽ dùng hệ thống cáp và cần cẩu nhấc trụ bê tông lên. "Hơn 24 giờ nữa, cứu hộ mới làm sạch đất khu vực cọc bê tông - nơi bé trai 10 tuổi mắc kẹt, rồi bước sang phần việc kéo trụ lên", ông Bửu thông tin.
Vách hình vuông được nhân viên cứu hộ đóng xung quanh cọc bê tông.
Lý giải nguyên nhân quá trình cứu hộ kéo dài, theo lực lượng cứu hộ cho biết, tầng đất sâu dưới 10m được đánh giá là đất sét pha cao lanh rất cứng, kết dính rất chặt. Đặc biệt khi gặp nước, đất sẽ giãn nở và càng thít chặt vào cọc bê tông, nên phương án cứu hộ phải giải quyết được khó khăn này.
Hiện chưa có thiết bị chuyên dụng rút cọc bê tông đã cắm sâu dưới lòng đất. Việc rút nếu bắt buộc thực hiện cần lực gấp 4-5 so với khi đóng. Ví dụ cọc khi đóng xuống dùng lực 50 tấn thì khi nhổ lên phải sử dụng thiết bị có lực 160-200 tấn. Để có thể kéo cọc lên cần thêm một cẩu 80 tấn hoặc ít nhất 50 tấn bổ sung vào công trường bởi hiện tại mới có hai cẩu 50 tấn và 35 tấn.
Trước đó một cẩu trọng tải khoảng 120 tấn được đề nghị đưa vào hiện trường, song không thể thực hiện bởi lòng sông nhỏ tàu không vào được. Tuy nhiên, theo đề nghị của lực lượng cứu hộ, hiện cẩu 80 tấn đang được đưa đến hiện trường, đồng thời bổ sung thêm nhân lực. Hoạt động cứu hộ được đề nghị làm khẩn trương, nhưng phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho lực lượng thực hiện nhiệm vụ.
Truyền thông quốc tế nói về nỗ lực của Việt Nam giải cứu cháu bé rơi xuống trụ bê tông Reuters, CNN, DW, Fox News, NBC, The Straits Times, Yonhap News...cùng hàng loạt hãng truyền thông lớn trên thế giới đưa tin về những nỗ lực cứu hộ bé trai 10 tuổi ở Đồng Tháp bị lọt xuống trụ bê tông sâu 35m. Hãng thông tấn Pháp AFP mô tả, hàng trăm nhân viên cứu hộ ở Việt Nam đã "chiến đấu" để...