Hà Tĩnh đề xuất nâng cấp QL1 đoạn KKT Vũng Áng với tổng mức đầu tư 1.540 tỷ đồng
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản đề xuất Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ ưu tiên đầu tư nâng cấp Quốc lộ 1 đoạn qua KKT Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh với tổng mức đầu tư dự kiến 1.540 tỷ đồng.
Thực hiện Văn bản số 92/TB-VPCP ngày 12/3/2020 của Văn phòng Chính phủ về việc thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo Hà Tĩnh; UBND tỉnh Hà Tĩnh đã đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ ưu tiên đầu tư nâng cấp Quốc lộ 1 đoạn qua khu kinh tế (KKT) Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh từ nguồn ngân sách Trung ương bố trí cho Bộ Giao thông Vận tải trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025, với quy mô đường đô thị thứ yếu 4 làn xe, tổng mức đầu tư dự kiến 1.540 tỷ đồng.
Việc nâng cấp Quốc lộ 1 qua KKT Vũng Áng nhằm kết nối đồng bộ hệ thống các tuyến quốc lộ trong khu vực, tạo điều kiện đi lại thuận lợi, an toàn cho người và các loại phương tiện tham gia giao thông, khắc phục tình trạng mất an toàn giao thông; đồng thời xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho thị xã Kỳ Anh, góp phần thu hút đầu tư vào khu kinh tế Vũng Áng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh của địa phương.
Nhiều đoạn trên quốc lộ 1A đoạn qua TX Kỳ Anh bị hư hỏng.
Video đang HOT
Quốc lộ 1 đoạn từ Km561 00 – Km587 00 (đoạn qua thị xã Kỳ Anh) có chiều dài 26 km, được đầu tư nâng cấp từ năm 1998 (mặt đường rộng 12m), sau thời gian khai thác dài, cùng với sự gia tăng nhanh của phương tiện nên tuyến đường bị mãn tải và xuống cấp nghiêm trọng.
Có những đoạn thường bị ngập trong mùa mưa lũ; hiện nay, đoạn tuyến này không đồng bộ với hệ thống Quốc lộ 1 đoạn Nam cầu Bến Thủy – thị xã Kỳ Anh đã được đầu tư, nguy cơ xảy ra tai nạn, ùn tắc giao thông rất cao, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn giao thông, thu hút đầu tư và phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh của KKT Vũng Áng nói riêng và Hà Tĩnh nói chung.
Hà Tĩnh: Đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trước mùa mưa lũ 2021
Trước thực trạng nhiều công trình thủy lợi, hồ chứa xung yếu ở các địa phương chưa đảm bảo an toàn, có nguy cơ xảy ra sự cố trong mùa mưa lũ, nhằm tăng cường công tác đảm bảo an toàn, UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ký ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBND về việc chỉ đạo tăng cường đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2021.
Hà Tĩnh là địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của bão, lũ.
Theo đó, các Sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao tại Văn bản số 307/KH-UBND ngày 18/9/2018 của UBND tỉnh về việc thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước; Văn bản số 276/KH-UBND ngày 21/8/2018 của UBND tỉnh về việc triển khai thi hành Luật Thủy lợi.
Tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trên địa bàn. Kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các công trình thủy lợi, có phân công cụ thể trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức quản lý chuyên ngành, các địa phương trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về an toàn công trình thủy lợi trên địa bàn quản lý; bổ sung các phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị làm việc nhằm nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý an toàn công trình thủy lợi.
Thành lập các đoàn công tác kiểm tra, đánh giá tổng thể thực trạng an toàn các công trình thủy lợi trên địa bàn quản lý. Trên cơ sở đó, lập báo cáo (bao gồm danh mục các công trình hư hỏng, xuống cấp có nguy cơ mất an toàn cao trong mùa mưa lũ năm 2021) và gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trước ngày 10/4/2021 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; xây dựng phương án trình thẩm định, phê duyệt theo quy định và huy động các nguồn lực để tổ chức khắc phục, sửa chữa các công trình bị hư hỏng, xuống cấp nhằm đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du.
Kiểm tra việc thực hiện quy trình vận hành các công trình thủy lợi trên địa bàn; rà soát, đánh giá các quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi để bổ sung, điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp; tổ chức vận hành các công trình theo đúng quy trình đã được phê duyệt.
Bố trí lực lượng đủ năng lực chuyên môn để quản lý, vận hành công trình thủy lợi; kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình trước và sau mùa mưa, lũ; thường xuyên tổ chức kiểm tra công trình kể cả khi không có mưa, lũ; trực ban và giám sát an toàn công trình nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ xảy ra sự cố công trình. Thực hiện giải tỏa vật cản, phát quang phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; phát hiện, có biện pháp ngăn chặn kịp thời và kiến nghị biện pháp xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Nhiều công trình đê điều, hồ chứa xung yếu ở trên địa bàn tỉnh vẫn trong tình trạng mất an toàn.
Rà soát phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp cho công trình và vùng hạ du đập. Đối với các hồ chứa xung yếu phải xây dựng phương án tích nước hợp lý để đảm bảo an toàn công trình và dân cư vùng hạ du, đồng thời lập phương án di dời dân trong vùng có nguy cơ ảnh hưởng; xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du, rà soát đánh giá khả năng thoát lũ sau tràn các hồ chứa; tổ chức diễn tập phương án ứng phó với các tình huống khẩn cấp, đặc biệt là vùng hạ du các đập, hồ chứa nước xung yếu, vùng hạ du là các thành phố, thị xã, khu công nghiệp...
Tổ chức vận hành thử các cống tiêu, cửa van, thiết bị phục vụ xả lũ của các hồ chứa nước và bố trí đủ vật tư, thiết bị dự phòng, bảo đảm kịp thời sửa chữa, thay thế trong trường hợp có sự cố vận hành; bố trí hệ thống thông tin, cảnh báo cho người dân ở vùng hạ du khi xả lũ hồ chứa. Nạo vét, khơi thông kênh hạ lưu các tràn xả lũ, hệ thống kênh tiêu để chủ động tiêu úng, thoát lũ khi có mưa lớn xảy ra.
Đôn đốc, kiểm tra các công trình thủy lợi đang thi công xây dựng phải đảm bảo đúng tiến độ vượt lũ, chống lũ an toàn; tuyệt đối không thi công sửa chữa công trình trong mùa mưa lũ. Các công trình đã được bố trí vốn như: Các hồ chứa thuộc dự án nâng cao an toàn đập WB8; hồ Đập Khẩn (huyện Hương Khê), đập Khe Chọ (huyện Nghi Xuân), đập Chàng Vương (huyện Kỳ Anh)... đề nghị chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng trước mùa mưa lũ năm 2021.
Đối với công trình hồ Rào Trổ, đề nghị Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Vũng Áng khẩn trương hoàn thành các hồ sơ thủ tục theo đúng quy định, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công trình đáp ứng yêu cầu phòng chống lũ. Tổ chức xây dựng phương án ứng phó thiên tai cho các công trình đang thi công và vùng hạ du, trình thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện theo đúng quy định; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn.
Thực hiện công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại địa phương, đơn vị theo phương châm "4 tại chỗ". Tổ chức kiểm tra, rà soát nhân lực, vật tư, thiết bị như: Rọ thép, đá hộc, bao tải, máy phát điện dự phòng... phục vụ công tác phòng chống thiên tai. Chuẩn bị đầy đủ lực lượng và vật tư, phương tiện ứng cứu kịp thời khi có sự cố xảy ra.
Thầy trò ở Mường Khương mơ về cây cầu vững chãi Trường Tiểu học số 2 thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương - Lào Cai) nằm bên kia suối. Vào mùa mưa lũ, nước dâng cao, chảy xiết khiến GV và HS sợ hãi khi đi qua cây cầu bắc tạm. 120 HS Trường TH số 2 thị trấn Mường Khương - Điểm trường Sả Hồ hàng ngày đến trường qua cây cầu...