Hà Tĩnh: Đề nghị miễn phí BOT cầu Rác cho người dân 2 huyện
Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên đề nghị Công ty Sông Đà có phương án trình Bộ ngành miễn phí BOT qua cầu Rác cho người dân 2 huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Sáng nay (21.4) tại UBND xã Cẩm Trung huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), Công ty Sông Đà cùng chính quyền huyện Cẩm Xuyên và hàng trăm người dân địa phương đã tổ chức đối thoại tìm giải pháp dung hòa lợi ích của doanh nghiệp và người dân liên quan đến trạm thu phí BOT cầu Rác.
Phạm Đăng Nhật – Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên.
Tại buổi đối thoại, đa phần người dân địa phương đều mong muốn được miễn 100% phí BOT.
Lái xe Trần Phúc Minh (xã Cẩm Minh, huyện Cẩm Xuyên) nêu ý kiến: “Chúng tôi không đi một mét đường BOT nhưng nhiều năm qua phải đóng phí, chúng tôi đề nghị giảm 100% tiền thuế BOT cho người dân Cẩm Xuyên và Kỳ Anh”.
Ông Lê Xuân Diệu – Giám đốc hợp tác xã 26/3 đóng trên địa bàn xã Cẩm Trung yêu cầu chủ đầu tư nói rõ: “Công ty công bố số vốn đầu tư xây dựng đường tránh TP.Hà Tĩnh từ Cẩm Vịnh – Thạch Long. Đã 8 năm thu phí rồi hiện đã hoàn vốn chưa? Nếu chưa hoàn vốn chúng tôi cần phải đóng tiền đến bao giờ?”.
Còn anh Nguyễn Văn Tiến (thôn 10 Cẩm Minh, huyện cẩm Xuyên) đề nghị di dời trạm thu phí Cầu Rác theo đúng quy định.
Video đang HOT
Trả lời người dân, ông Lương Văn Sơn, Giám đốc Ban chiến lược đầu tư-Tổng công ty Sông Đà (đại diện Chủ đầu tư dự án tại buổi đối thoại) cho rằng: “Ngay sau sự cố, chủ đầu tư đã thực hiện miễn giảm phí cho người dân khu vực lân cận trạm thu phí nhằm không để tụ tập đông người, ách tắc giao thông dù quyết định này của chủ đầu tư đến nay Bộ GTVT vẫn chưa nhất trí”.
Ông Sơn cho biết thêm: “Năm 2006 – 2009 Tổng công ty đầu tư xây dựng dự án BOT đường tránh TP.Hà Tĩnh từ Cẩm Vịnh – Thạch Long với tổng kinh phí hơn 800 tỷ. Thủ tướng chính phủ, Bộ giao thông Vận tải đồng ý để công ty thu phí hoàn vốn tại trạm thu phí Cầu Rác. Sau hơn 7 năm thu phí, hiện tại phía công ty đã thồi được 600 tỷ đồng hiện còn nợ 200 tỷ đồng, theo lộ trình trạm thu phí cầu Rác hoạt động đến 2020 sẽ hoàn thành việc thu phí”.
Ông Trần Phúc Minh ở xã Cẩm Minh.
Ông Sơn cho biết thêm, sở dĩ không đặt trạm thu phí ngay trên tuyến đường BOT vì không đảm bảo được cự ly tối thiểu là 70km đối với trạm thu phí Bến Thủy. Hơn nữa việc đặt trạm thu phí tại Cầu Rác được Chính phủ thông qua và được bàn giao cơ sở vật chất nhà, gác của trạm thu phí đường bộ QL1 đã hết hạn nên tận dụng không phải xây dựng trạm mới tốn kém vì Công ty Sông Đà là doanh nghiệp nhà nước.
“Phía công ty sẽ tiếp thu sâu sắc toàn bộ ý kiến của bà con nhân dân tại buổi đối thoại đồng thời Công ty sẽ trình Bộ, ngành về kế hoạch miễn, giảm phí sớm có câu trả lời cho bà con” – ông Sơn nói.
Kết thúc buổi đối thoại ông Phạm Đăng Nhật – Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên khẳng định: “Những ý kiến của bà con tại xã Cẩm Trung, xã Cẩm Minh và các xã lân cận về việc miễn 100% thuế BOT khi qua trạm thu phí Cầu Rác là hoàn toàn chính đáng. Chúng tôi đề nghị phía Tổng Công ty Sông Đà sớm rà soát những khu vực bị ảnh hưởng để có phương án miễn giảm cho người dân.
“Tại cuộc đối thoại này huyện Cẩm Xuyên đề nghị Công ty Sông Đà có phương án trình bộ ngành miễn phí BOT qua cầu Rác cho người dân 2 huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh (Hà Tĩnh)” – ông Nhật nói.
Ông Nhật cũng khuyến cáo người dân bình tĩnh, kiến nghị rõ ràng tránh bị kích động, việc người dân mang ô tô ra phản đối gây ách tắc giao thông QL1A như vừa qua ảnh hưởng an ninh trật tự.
Theo Danviet
" Lộ trình tăng phí BOT cầu Bến Thủy không ổn"
"Lộ trình tăng phí BOT qua cầu Bến thủy 1 và 2 là không ổn, trong thời gian ngắn tăng một mạch từ 15 ngàn lên 30 rồi 45 ngàn đồng. Tôi ở ngoài Hà Nội cũng bức xúc nói gì dân địa phương".
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiểm tra thực tế tuyến BOT qua địa bàn Hà Tĩnh
Đó là phát biểu của ông Dương Quốc Anh-Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trong chuyến cùng Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc tại tỉnh Hà Tĩnh về các vấn đề liên quan đến thực hiện chính sách, pháp luật đầu tư, khai thác các công trình giao thông theo hình thức BOT vào sáng 22.3.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Hà Tĩnh trên địa bàn từ năm 2011-2016 có 2 dự án giao thông đầu tư theo hình thức hợp đồng-khai thác-chuyển giao (BOT) gồm: Dự án đầu tư xây dựng QL1 tuyến tránh TP. Hà Tĩnh do Tổng Công ty Sông Đà làm chủ đầu tư và Dự án nâng cấp, mở rộng QL1, đoạn từ Nam cầu Bến Thủy đến tuyến tránh TP. Hà Tĩnh do Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco4) làm chủ đầu tư. Hai dự án này có tổng chiều dài hơn 51,4 km, tổng mức đầu tư gần 3.241 tỷ đồng, trong đó dự án của Cienco4 là 2.434 tỷ đồng.
Tuy nhiên đến nay các dự án này tồn tại nhiều hạn chế bất cập. Cụ thể như vị trí đặt các trạm thu phí cầu Bến Thủy 1 và 2 không phù hợp.
Phát biểu tại buổi làm việc ông Đặng Quốc Khánh-Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết: "Đặt 2 trạm thu phí tại cầu Bến Thủy 1 và 2 hiện nay được thu phí hoàn vốn cho 7 dự án BOT (trong đó có 4 dự án đầu tư không nằm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, khi đầu tư không có sự thỏa thuận với tỉnh) dẫn đến việc đi lại của nhân dân ở các huyện như Nghi Xuân, Hồng Lĩnh, Đức Thọ, Hương Sơn khi qua cầu Bến Thủy 1 không tham gia giao thông trên các dự án nhưng vẫn phải trả phí khiến người dân rất bức xúc".
Cũng theo ông Khánh: "Đến nay việc thanh quyết toán các dự án giao thông BOT này chưa hoàn thành dù đã đưa vào khai thác 2 năm, dẫn đến không xác định được mức thu phí, thời gian thu phí phù hợp, ảnh hưởng đến quyền lợi người dân".
Còn ông Trần Báu Hà-Bí thư Huyện ủy Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cho hay: "Thời gian qua huyện Nghi Xuân rất vất vả trong việc tuyên tuyền người dân không đưa ô tô mang theo các băng rôn ra cầu Bến Thủy 1 phản đối gây gây ách tắc giao thông".
"Giờ đây người dân đưa xe ô tô ra tụ tập sợ vi phạm an toàn giao thông bị xử lý thì họ lại tìm cách phản đối khác là tập trung đi theo từng đoàn xe sau đó họ dùng tiền mệnh giá 500 đồng trả phí để kéo dài thời gian qua cầu gây ách tắc"-ông Hà nói.
Sáng 22.3, sau khi cùng Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đi kiểm tra thực tế tại các tuyến BOT trên địa bàn Hà Tĩnh, ông Dương Quốc Anh-Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thắng thắn nói: "Người dân chỉ trả phí cho những tuyến đường mà họ sử dụng, còn anh đầu tư xây dựng nơi khác người dân không sử dụng đường BOT của anh trả phí thì phải xem lại vấn đề này".
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với tỉnh Hà Tĩnh về thực hiện chính sách, pháp luật đầu tư, khai thác các công trình giao thông theo hình thức BOT.
"Còn việc anh Nghĩa (Ngô Trọng Nghĩa- Phó Tổng giám đốc Cienco4-PV) trả lời rằng việc tăng giảm phí, miễn giảm thuộc thẩm quyền của Bộ Tài Chính, Bộ GTVT quyết, nhà đầu tư không có thẩm quyền. Tôi xin nói thẳng việc lộ trình tăng phí này không ổn, lộ trình tăng phí quá ngắn. Tôi được biết quy định 3 năm mới được điều chỉnh vì còn phải căn cứ theo nhiều tiêu chí như PCI chuyển biến thế nào mới được tăng hay giảm. Nhưng phí BOT cầu Bến Thủy chỉ trong thời gian ngắn tăng một phát từ 15 ngàn lên 30 rồi 45 ngàn đồng, cụ thể là từ tháng 6.2014 đến tháng 31.12.2015 mới hơn năm mà tăng lên gấp rưỡi, tôi ở ngoài Hà Nội cũng bức xúc nói gì dân địa phương"-Ông Anh nói.
Ông Nguyễn Hữu Quang-Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Quốc hội, trưởng đoàn giám sát cho biết: "Ghi nhận các kiến nghị, đề xuất của tỉnh và các nhà đầu tư để trình Quốc hội, Chính phủ sớm có giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc, nhất là về vị trí đặt trạm thu phí, mức phí, chất lượng công trình BOT gây bức xúc cho nhân dân thời gian qua ở Hà Tĩnh".
Theo Danviet
Lạ lùng với cam kết "không tham gia tuyến đường BOT" Không đi một mét đường BOT nào, người dân sống hai đầu cầu Bến Thủy vẫn phải oằn lưng mua vé qua cầu. Mới đây, họ còn được yêu cầu ký cam kết "không tham gia giao thông trên các tuyến của dự án BOT". Đóng phí vẫn phải cam kết "không đi trên đường BOT" Thực hiện ý kiến chỉ đạo của...