Hà Tĩnh: Cung ứng 4.000 tấn phân bón trả chậm đến tay nông dân
Những năm qua, Hội Nông dân (ND) tỉnh đã cung ứng phân bón Lâm Thao trả chậm đến tận tay bà con ND. Cách làm này giúp bà con được sử dụng sản phẩm bảo đảm chất lượng, giá cả hợp lý, bớt nỗi lo nạn phân giả và chi phí sản xuất.
Với mục tiêu hỗ trợ hội viên, ND đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, thời gian qua Hội ND Hà Tĩnh đã chủ động liên kết với doanh nghiệp như Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao để cung ứng phân bón theo hình thức chậm trả.
Theo đó, từ đầu năm nay, các cấp Hội đã kết nối, cung ứng gần 4.000 tấn phân bón cho ND.
Hội viên, nông dân xã Xuân Hải ( huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đến nhận phân bón trả chậm. Ảnh: Trí Thức
Video đang HOT
“Thực hiện chương trình này, bà con còn có thêm cái lợi là được doanh nghiệp chở phân bón đảm bảo chất lượng về tận xã, bán nợ theo giá niêm yết của nhà máy”.
Ông Nguyễn Hữu Hài – Phó Chủ tịch Hội ND huyện Can Lộc cho biết: “Từ đầu năm 2018 đến nay, Hội ND huyện Can Lộc đã phối hợp Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND tỉnh đứng ra tín chấp với các doanh nghiệp, nhà máy cung ứng hàng trăm tấn phân bón dưới hình thức trả chậm cho bà con sản xuất kịp thời vụ.
Hội ND các xã, thị trấn cùng phối hợp trong việc vận động hội viên, ND đăng ký sử dụng; sau khi bà con thu hoạch mùa vụ, các chi hội mới thu tiền để hoàn trả cho công ty. Thực hiện chương trình này, bà con còn có thêm cái lợi là được doanh nghiệp chở phân bón đảm bảo chất lượng về tận xã, bán nợ theo giá niêm yết của nhà máy”.
Chị Trần Thị Hương (ở xã Phương Điền, huyện Hương Khê) cho hay: “Gia đình tôi làm hơn 1 mẫu ruộng và đất màu nên chi phí phân bón mỗi vụ lên đến 2-3 triệu đồng. Cứ vào đầu vụ, gia đình lại lo lắng khoản tiền mua phân bón nhưng đợt này, Hội ND xã đã ký cam kết mua trả chậm cho bà con ND trong xã hơn 60 tấn phân Lâm Thao. Gia đình tôi và hàng trăm hội viên trong xã được ưu tiên mua phân trả chậm, nhờ đó không phải vay tiền mua phân bón như trước”.
Bà Nguyễn Thị Nhuần – Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Hà Tĩnh cho hay: “Việc cung ứng vật tư, phân bón nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hội viên, ND yên tâm mở rộng sản xuất, góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua ND sản xuất kinh doanh giỏi. Bên cạnh đó, Hội còn tăng cường tư vấn, hướng dẫn hội viên, ND tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm; chú trọng tìm kiếm, khâu nối đối tác tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch cho ND. Đặc biệt, hội đã xây dựng thành công cửa hàng nông sản an toàn, giúp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho các hợp tác xã, tổ hợp tác, mô hình gia trại…”
Theo Danviet
Các tỉnh, thành Đông Nam Bộ đua làm nông nghiệp công nghệ cao
Nhiều tỉnh, thành khu vực Đông Nam Bộ đang tạo điều kiện về đất đai, nguồn vốn và cả các chính sách khuyến khích cho nông nghiệp công nghệ cao phát triển; góp phần nâng cao đời sống người nông dân khu vực nông thôn, thành thị...
Tại tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Bông - Phó Giám đốc Sở NNPTNT cho hay, toàn tỉnh đã ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích khoảng 2.754ha, tăng 78,5% so với năm 2015. Trong đó, đã hình thành 4 khu nông nghiệp công nghệ cao với diện tích gần 1.000ha và hơn 860ha ứng dụng kỹ thuật mới vào trồng trọt, chăn nuôi...
Nhờ các mô hình nông nghiệp mới này, diện mạo ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã khởi sắc, mang lại hiệu quả kinh tế khá, tạo nguồn thu nhập cao cho nông dân.
Mô hình trồng dưa lưới áp dụng công nghệ cao tại huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu. V.O.V
Theo Sở NNPTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trên địa bàn tỉnh đã có 33 tổ chức, cá nhân đầu tư mô hình sản xuất trồng trọt ứng dụng công nghệ cao với diện tích sản xuất 1.047ha... Giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiện chiếm 21,5% trên tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Còn tại Đồng Nai, theo Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Phú Cường, nhờ chủ động, quyết liệt cả trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 26 về tam nông, tỉnh đã đạt được những kết quả khá toàn diện trên tất cả các mặt: nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
"Chỉ tính giai đoạn 2008-2018, toàn tỉnh đã dành nguồn lực khoảng 330.000 tỷ đồng đầu tư cho nông nghiệp - nông thôn. Trong đó, ngân sách chiếm gần 12%, còn lại là nguồn vốn tín dụng, vốn doanh nghiệp và người dân" - ông Cường cho hay.
Tại TP.HCM, bên cạnh các chính sách tín dụng ưu tiên cho lĩnh vực nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, thành phố cũng khuyến khích các dự án khởi nghiệp ở lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2018, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp thành phố tăng hơn 6% so với năm 2017, đạt khoảng 21.400 tỷ đồng.
"Nông nghiệp đô thị ứng dụng công nghệ cao là hướng đi chủ yếu của ngành nông nghiệp TP.HCM trong thời gian tới. Điều này đã được thể hiên qua tỷ lệ ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiêp tăng cao trong giai đoan 2015 - 2020; nếu như năm 2010, tỷ lệ này khoảng 10%, đến năm 2016 là 35,8%, năm 2018 là38,2% và sẽ tiếp tuc gia tăng trong những năm tiếp theo" - ông Nguyễn Phước Trung - Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM cho biết.
Theo Danviet
Đặc sản Tết: "Cháy" hàng bưởi hồ lô Tài Lộc, giá 5 triệu đồng/cặp Những quả bưởi được tạo hình hồ lô có in nổi chữ "Tài Lộc", được nông dân ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai trồng và tạo hình độc đáo, bán ra thị trường với giá 5 triệu đồng mỗi cặp. Những ngày cuối năm, chúng tôi đã tìm về ấp Vĩnh Hiệp, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) để tìm...