Hà Tĩnh: Cảnh nhà khấm khá lên nhờ trồng nhiều loại nấm ngon
Tận dụng diện tích đất vườn, nguồn nguyên liệu sẵn có, chị Trần Thị Hậu ( xã Hương Bình, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) đã học cách trồng nấm và bắt tay vào trồng nấm. Từ mô hình trồng nấm này chị đã bỏ túi hơn 10 triệu đồng mỗi tháng.
Năm 2014, chị Hậu được tham dự lớp tập huấn về kỹ thuật trồng nấm do xã Hương Bình tổ chức và tham quan một số mô hình trồng nấm có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Thấy được hiệu quả từ mô hình này, cùng với có mặt bằng, nguồn nguyên liệu sẵn có… chị đã trồng nấm tại gia đình.
Chị Hậu bắt đầu một vụ trồng nấm mới. Ảnh: N. Duyên.
Chia sẻ về quá trình trồng nấm, chị Hậu cho hay: Lúc đầu tôi vừa học vừa làm, trên trung tâm học như thế nào thì về nhà tôi cũng thực hành lại như vậy. Đến lúc, ở trung tâm có nấm thu hoạch thì ở nhà tôi cũng có nấm thu hoạch. Quá trình vừa học vừa thực hành nên rút ra được kinh nghiệm trồng nấm.
Thời gian đầu khi mới bắt đầu trồng nấm, chị Hậu chỉ mới trồng nấm rơm, nấm mộc nhĩ sau đó khi có nhiều kinh nghiệm hơn chị trồng thêm nấm sò, nấm mỡ…Hiện nay mô hình trồng nấm đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình chị cũng như các thành viên trong tổ hợp tác.
Tại cơ sở trồng nấm, ngoài hai lao động chính là chị cùng chồng thì có khoảng 10 người làm theo thời vụ (thời điểm đóng bịch, băm, ủ rơm). Còn quá trình chăm sóc nấm thì chỉ cần khoảng 3 người làm là đủ.
Quá trình cho phôi nấm vào bịch trước khi ủ nấm. Ảnh: N. Duyên.
Chị Hậu chia sẻ: Việc trồng nấm cũng không quá cầu kỳ. Ở nông thôn đất vườn khá rộng nên mình tận dụng được, mỗi ngày chỉ mất 1 – 2 giờ chăm sóc, tranh thủ buổi trưa sau khi đi làm đồng hoặc buổi tối nên không tốn công sức. Nguồn nguyên liệu trồng nấm cũng sẵn có như rơm rạ, mùn cưa…và đặc biệt là tận dụng được sức lao động nhàn rỗi…
Theo chị Hậu, kỹ thuật trồng nấm cũng khá đơn giản. Với nấm rơm thì rơm sau khi được ủ, đảo rơm, băm rơm cho nhỏ, sau đó ủ tiếp . Sau 8 ngày sẽ tiến hành cấy phôi giống nấm rơm. Còn các loại nấm khác thì phải mua mùn cưa về xử lý, khử trùng, ủ rồi đóng bịch để trồng nấm.
Nấm sau khi được đóng bịch s ẽ dduocj cho vào lò hấp để ủ. Ảnh: N. Duyên.
Chị Hậu cho biết, thông thường, một vụ nấm bắt đầu tháng 9, đến khoảng 15/ 10 là nấm bắt đầu cho thu hoạch. Nấm được thu hoạch đến tháng 4 năm sau. Khi nấm đã cho thu hoạch thì cứ 5 – 7 ngày sẽ thu hoạch một lứa. Với cơ sở của chị Hậu, ngày ít nhất cũng thu được 5 – 7kg, có ngày nhiều thì cả tạ nấm.
Giống nấm được chị lấy tại Trung tâm nấm của Hà Tĩnh và liên kết với công ty Phú Cường Đạt để bao tiêu sản phẩm. Do điều kiện thời tiết nên ở địa phương nấm chỉ trồng được trong 6 tháng, còn những tháng nắng nóng thì nấm không phát triển được.
Video đang HOT
Chị Hậu và các thành viên tổ hợp tác trồng nấm đang bán nấm với giá trung bình từ 30 – 50.000 đồng/kg tùy loại. Với cơ sở trồng nấm của mình mỗi tháng chị Hậu thu về hơn 10 triệu đồng.
Để đủ nguyên liệu cho quá trình trồng nấm, gia đình chị Hậu làm 7 sào lúa, hằng năm chị còn phải mua thêm một mẫu rơm để dự trữ.
Theo thời gian, số lượng nấm và chủng loại nấm chị Hậu trồng cũng được tăng lên. Nếu năm 2014, chị Hậu chỉ mới làm được 1.000 bịch nấm sò và mộc nhĩ. Thì đến năm 2015, đã làm được 3.000 bịch nấm sò, 1.000 bịch nấm mộc nhĩ.
Khi phôi nấm phát triển tốt, những bịch nấm sẽ được treo lên, chờ đến ngày thu hoạch nấm. Ảnh: N. Duyên.
“Để giảm giảm chi phí và tận dụng những nguyễn liệu sẵn có tại địa phương, năm 2018, tôi đã trồng thử nấm từ nguồn nguyên liệu là bã mía, lõi ngô. Theo đó, mẫu mã, chất lượng nấm thu được cũng giống như nấm được trồng từ các nguồn nguyên liệu như mùn cưa” – chị Hậu cho biết thêm.
“Năm 2016, làm nấm thất bại hoàn toàn do thời tiết mưa lũ, cứ làm mẻ nào là hỏng mẻ đó. Năm đó, coi như mất trắng, lãi ngân hàng thì vẫn phải đóng nên thời gian đó tôi cũng khá hoang mang. Nhưng sang năm 2017, tôi lại tiếp tục làm và thành công đến giờ…” – chị Hậu chia sẻ.
Hiện tại, chị vừa cấy phôi để phục vụ nhu cầu trồng nấm của gia đình, và cung cấp cho các hộ dân khác đưa về chăm sóc.
Nói về dự định sắp tới chị Hậu cho biết: Tôi đang dự định mua một chiếc máy băm bã mía và lõi ngô rồi mở rộng diện tích nhà trồng nấm.
Nấm sau khi được đóng bịch, hấp thì được theo dõi sự phát triển của phôi. Ảnh: N. Duyên.
Theo chị Hậu, quá trình trồng nấm, vất vả và quan trọng nhất là khâu cấy giống và theo dõi phôi. Sau khi nấm phát triển được thì việc chăm sóc khá đơn giản. Hằng ngày, tưới nước để tạo độ ẩm cho nấm phát triển. Còn đến khi thu hoạch thì mình tận dụng thời gian nhàn rỗi. Nên khi trồng nấm chị vẫn có thể làm các công việc khác, mỗi ngày chỉ tranh thủ 1 – 2 giờ chăm sóc nấm là được.
Sau khi được hấp ủ, những bịch nấm bị nấm mốc sẽ được loại bỏ. Ảnh: N. Duyên.
Để giảm thời gian chăm sóc và cung cấp độ ẩm cho nấm phát triển, chị Hậu đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt để tưới nước cho nấm.
Đợt này, chị Hậu đóng 4.000 bịch nấm, hai nhà nấm của chị chỉ treo được 2.000 bịch thôi, còn lại để những người có nhu cầu lấy về treo.
Nấm sò được chị Hậu cấy trên bã mía và lõi ngô. Ảnh: N.Duyên.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Hương Khê cũng đã có nhiều hộ trồng nấm, việc tiêu thụ sản phẩm cũng khá thuận lợi, có những đợt các nhà hàng, thương lái họ về tận nhà thu mua, những đợt nhiều thì chị phải đưa đi các chợ để nhập.
Với diện tích hơn 200m2 nhà trồng nấm, mỗi năm gia đình chị Hậu có nguồn thu hơn 60 triệu đồng. Còn các thành viên khác trong tổ hợp tác trồng nấm mỗi tháng cũng thu nhập 3 – 4 triệu đồng tùy quy mô. Nguồn thu nhập từ trồng nấm được người dân đánh giá là cao gấp nhiều lần so với sản xuất nông nghiệp thuần túy.
Ông Lê Đăng Lợi, Chủ tịch UBND xã Hương Bình cho hay: Mô hình trồng nấm tại xã Hương Bình đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Hiện nay, trên địa bàn cũng đã có khá nhiều hộ dân phát triển trồng nấm. Trong đó, chị Hậu là người trồng lâu năm và có số lượng lớn nhất. Đây là hướng phát triển kinh tế phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Theo Danviet
Bất chấp nắng nóng, dân trồng nấm bào ngư vẫn lời tiền triệu/ngày
Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các đợt nắng nóng cục bộ, nhiệt độ miền Cắc nhiều nơi trên 41 độ C khiến cho việc sản xuất nông nghiệp của bà con gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, thời tiết nắng nóng, dân trồng nấm ở Nam Định vẫn đút túi tiền triệu mỗi ngày nhờ bán nấm ăn.
Nấm sò hay có tên là nấm bào ngư, sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ từ 25 đến 30 độ C, độ ẩm không khí trên 85% nên vào mùa hè không phù hợp để trồng loại nấm này.
Cũng chính vì điều này mà nhiều trại nấm hay các cơ sở trồng nấm... đều dừng hoặc giảm bớt khối lượng sản xuất nấm vào mùa hè, nhất là thời gian nắng nóng cực điểm, kéo dài như tháng 6 và nửa đầu tháng 7.
Nhưng ở Nam Định, có nhiều hộ nông dân làm trái với điều đó, vẫn duy trì sản lượng như mùa vụ chính và đem lại một khoản thu nhập lên đến vài chục triệu đồng mỗi tháng.
Nắng nóng, gia đình chị Nguyễn Thị Huệ ở xóm Sơn Đông, xã Hải Chính, huyện Hải Hậu vẫn hái ra tiền triệu mỗi ngày.
Di chuyển dưới cái nóng hầm hập của mùa hè, PV Báo điện tử DANVIET.VN cũng đến được trại nấm của chị Nguyễn Thị Huệ (35 tuổi, xóm Sơn Đông, xã Hải Chính, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định). Khác hẳn với khung cảnh vắng vẻ của các trại nấm khác, tại trại nấm của chị Huệ dù nhiệt độ bên ngoài có khi lên đến 41 độ C nhưng công việc sản xuất nấm vẫn diễn ra nhộn nhịp không khác vụ sản xuất chính là mấy.
Chị Huệ cho biết, dù thời tiết có nắng nóng đến mấy thì gia đình chị vẫn trồng nấm sò bình thường và công việc này diễn ra quanh năm. Tuy trồng không vào chính vụ nhưng sản lượng thu về vẫn duy trì như mùa vụ nấm chính.
"Vào thời điểm này có những ngày gia đình tôi thu được khoảng 6 tạ nấm sò, tính trung bình ra thì một tháng thu được khoảng trên dưới 3 tấn. Hiện giá thu mua nấm bào ngư đang ở mức 30 ngàn đồng/kg, sau khi trừ hết chi phí cũng lãi hơn 40 triệu. Tính bình quân ra thì mỗi ngày cũng thu về được hơn 1 triệu đồng tiền lời bán nấm..", chị Huệ tiết lộ.
Cũng theo chị Huệ, so với chính vụ thì việc trồng nấm vào mùa hè tốn khá nhiều chi phí và cũng như công sức chăm sóc. Do nhiệt độ quá cao, không phù hợp cho cây nấm phát triển nên phải dùng nhiều cách để giảm nhiệt độ trong nhà nấm xuống, đồng thời cũng thường xuyên kiểm tra tình hình phát triển của nấm để có biện pháp xử lý kịp thời.
Mặc dù thời gian gần đây, nhiệt độ miền bắc luôn ở mức cao đỉnh điểm nhưng gia đình chị Huệ vẫn xuất bán đều đặn mỗi tháng lên đến trên dưới 3 tấn nấm sò, cho thu nhập hơn 1 triệu đồng/ngày.
"Về việc làm hạ nhiệt độ trong nhà trồng nấm vào những ngày nóng thì gia đình tôi sử dụng hệ thống phun sương trên mái nhà. Buổi sáng bắt đầu phun từ 8h cho đến tận 4h chiều mới dừng. Nhờ vào cách làm này mà nhiệt độ trong nhà trồng nấm giảm đáng kể so với bên ngoài, đồng thời làm cho độ ẩm cao phù hợp cho cây nấm phát triển", chị Huệ chia sẻ.
Cũng giống gia đình nhà chị Huệ, vào thời điểm này gia đình ông Nguyễn Văn Ổn ( 52 tuổi, xóm 3, xã Khánh Hải, huyện Yên Khánh, Ninh Bình) cũng đang tất bật với công việc sản xuất nấm. Gia đình ông Nguyễn Văn Ổn bắt đầu xây dựng trang trại trồng nấm ở Ninh Bình từ năm 2003.
Ông chọn loại nấm sò hay còn gọi là nấm bào ngư để khởi nghiệp, bởi đây là loài nấm khá dễ trồng, thị trường tiêu thụ rộng hơn bởi tính phổ biến của nấm bào ngư trong chế biến cá món ăn. Nấm bào ngư dễ dàng đi vào các món ăn mặn hoặc ăn chay. Mặt khác nguồn nguyên liệu làm nấm bào ngư cũng rất dồi dào từ rơm rạ, mùn cưa...dễ kiếm, dễ tìm, dễ vận chuyển...
"Sản xuất nấm trái vụ không phải lo lắng về đầu ra và giá thu mua còn cao hơn từ mức 5-10 ngàn đồng/1kg, thậm chí sản xuất không kịp đáp ứng nhu cầu của khách hàng", chị Huệ tâm sự.
Ông Nguyễn Văn Ổn cho hay, vào mùa hè thì việc nuôi trồng nấm rất dễ bị rủi ro do điều kiện thời tiết không phù hợp, tuy nhiên nếu biết cách thì vẫn có thể trồng được bình thường, nhưng sản lượng không thể bằng các vụ khác được, chỉ hơn được cái là giá bán ra ở mức cao và ổn định.
"Thông thường vào chính vụ nấm sò chỉ ở mức 20 ngàn/kg, còn thời điểm này nấm sò được thu mua với giá lên đến 30 ngàn đồng/kg và giá thu mua lại ổn định, nhiều khi không đủ đáp ứng nhu cầu khách hàng. Như năm ngoái thời điểm này có khi mỗi tháng bán được gần 3 tấn nấm sò, nhưng do thời tiết năm nay quá nóng nên khó làm, mỗi tháng cũng chỉ được hơn 1 tấn", ông Ổn chia sẻ thêm.
Bất chấp nắng nóng, nông dân trồng nấm vẫn bỏ túi tiền triệu mỗi ngày.
Chia sẻ với PV Báo điện tử DANVIET.VN, ông Ổn cho biết, nấm là loại khó tinh nên khá khó trồng, nhưng nếu tuân thủ theo quy trình thì trồng nấm cực kỳ đơn giản. Không chỉ nguồn nguyên liệu đầu vào phải sạch mà nguồn nước tưới cho nấm cũng phải đảm bảo. Nếu tưới bằng nước bẩn, nhiễm phèn, nhiễm khuẩn hay thừa sắt thì nấm sẽ chết, không thu hoạch được nên trồng nấm phải tuyệt đối giữ sạch nguồn nước.
"Còn trồng nấm trái vụ vào mùa hè thì cần tiến hành làm mát nhà trồng nấm bằng hệ thống phun sương, nếu cách làm này vẫn chưa hạ được nhiệt thì căng thêm bạt đen phía bên trên thì sẽ hạ nhiệt đáng kể cho nhà trồng nấm", ông Ổn tiết lộ.
Theo Danviet
Xắn tay áo "lao" vào trồng nấm mọc tua tủa, thu 30 triệu/tháng Sau khi về hưu, cô Sái Thị Sinh (SN 1962) tại thôn Bình Chương 1, xã Đình Lập, huyện Đình Lập (Lạng Sơn) đã gây dựng cơ sở trồng nấm sò đảm bảo được khách hàng tin tưởng lựa chọn. Nấm sò đã mang lại cho gia đình cô Sinh thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm. Đối với nhiều người, về hưu là...