Hà Tĩnh: Bộ sưu tập độc đáo từ vải jeans cũ của nhóm học sinh gây sốt
Một bộ sưu tập thời trang được thiết kế đầy cảm hứng sáng tạo từ vải jeans cũ của nhóm học sinh lớp 11 tại Hà Tĩnh đang gây sốt cộng đồng mạng.
Bộ sưu tập thời trang nói trên được tái chế từ vải jeans cũ do 4 em học sinh lớp 11A8, trường THPT Nguyễn Trung Thiên (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) thực hiện. Bộ sưu tập mang tên “Mùi” có 5 sản phẩm mang tên: Sen, Đào, Khơi, Hạc, Công.
Đây là những sản phẩm dự thi chương trình “Thời trang và cuộc sống” với chủ đề sáng tạo từ vải jeans tái chế, do đoàn trường THPT Nguyễn Trung Thiên tổ chức và khởi xướng.
Những đường cắt may độc đáo, đầy cảm hứng sáng tạo của nhóm học sinh nhận được nhiều lời khen của cộng đồng mạng.
Sau khi những hình ảnh của bộ sưu tập được đăng tải lên mạng xã hội đã gây “sốt”. Cộng đồng mạng đã dành hết lời khen ngợi cho những thiết kế đầy sáng tạo, vừa mang nét cổ điển pha lẫn hiện đại.
Em Trần Nguyễn Đăng Nguyên là người đưa ra ý tưởng, thiết kế chính trong bộ sưu tập này.
Thiết kế cắt, xẻ mềm mại trên chất liệu jeans khiến bộ sưu tập tập trở nên rất độc đáo.
Video đang HOT
“Những mảnh vải cũ được tái chế thành các trang phục thời trang nhằm giảm đi lượng rác thải gây hại cho môi trường. Đây là bộ sưu tập lần thứ 2 mà nhóm lên ý tưởng và thực hiện. Bản thân em cũng rất vui khi sản phẩm ra mắt có nhiều người ủng hộ và bày tỏ sự thích thú”, em Nguyên chia sẻ.
Một mẫu thiết kế nhận được “cơn mưa” lời khen.
Được biết, trước khi thực hiện, nhóm đã lên ý tưởng, làm bản thiết kế với sự đóng góp của từng thành viên.
Em Trần Nguyễn Đăng Nguyên là người đưa ra ý tưởng, thiết kế chính trong bộ sưu tập này.
Theo em Nguyên, phải hơn 1 tuần nhóm mới hoàn thiện bộ sưu tập. Trong số 4 người, mỗi người một công việc cùng hỗ trợ may, cắt vải, thiết kế trang sức và làm mẫu.
Mẫu váy cúp ngực được nhóm kết đá, cườm cho cảm giác sang trọng, lôi cuốn…
Thiết kế quyến rũ, ma mị trên nền vải jeans cứng của nhóm học sinh được đánh giá rất cao.
Đăng Nguyên cho biết, bộ sưu tập này sẽ được nhóm bán đấu giá trên sàn điện tử. Số tiền thu được sẽ trích 30% để hoạt động từ thiện, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, còn 70% sẽ đưa vào quỹ để nhóm tiếp tục hoạt động.
Kỳ lạ bang của Mỹ không nằm trong hiệp ước phòng thủ chung NATO
Bang đặc biệt này của Mỹ không nằm trong "chiếc ô an ninh" của NATO. Một số chuyên gia cho rằng cần phải thay đổi.
NATO có thể sẽ không can thiệp nếu bang Hawaii của Mỹ bị tấn công. Ảnh: NATO.int
Thụy Điển đã trở thành thành viên mới nhất của NATO vào đầu tháng này, gia nhập cùng 31 quốc gia trong liên minh an ninh, bao gồm cả Mỹ. Nhưng với Mỹ, vì điều khác biệt về địa lý và lịch sử, bang Hawaii về mặt kỹ thuật không nằm trong hiệp ước NATO.
Theo kênh CNN (Mỹ) ngày 30/3, nếu một lực lượng nước ngoài tấn công Hawaii - chẳng hạn như căn cứ của Hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng hoặc trụ sở của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ở phía tây bắc Honolulu - thì các thành viên của NATO sẽ không có nghĩa vụ phải tăng cường bảo vệ Hawaii.
David Santoro, Chủ tịch của tổ chức tư vấn Diễn đàn Thái Bình Dương ở Honolulu, cho biết: "Đó là điều kỳ lạ nhất", lưu ý rằng ngay cả hầu hết người dân Hawaii cũng không biết bang này vẫn "rời xa liên minh" về mặt kỹ thuật.
Ông Santoro nói: "Mọi người có xu hướng cho rằng Hawaii là một phần của Mỹ và do đó nó được NATO bảo vệ".
Hawaii nằm ở Thái Bình Dương và không giống như California, Colorado hay Alaska, tiểu bang thứ 50 này không phải là một phần của lục địa Mỹ. Ông Santoro nêu rõ: "Lý lẽ về việc hiệp ước phòng thủ chung của NATO không bao gồm Hawaii chỉ đơn giản là nó không phải là một phần của Bắc Mỹ".
Ngoại lệ đó được nêu rõ trong Hiệp ước Washington, tài liệu thành lập NATO vào năm 1949, một thập kỷ trước khi Hawaii trở thành một bang của Mỹ.
Trong khi Điều 5 của hiệp ước NATO quy định về phòng vệ tập thể trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công quân sự vào bất kỳ quốc gia thành viên nào thì Điều 6 lại giới hạn phạm vi địa lý của điều đó.
Điều 6 nêu rõ: Một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào một nước thành viên được coi là bao gồm một cuộc tấn công vũ trang vào lãnh thổ của tất cả các thành viên liên minh ở châu Âu hoặc Bắc Mỹ và bất kỳ vùng lãnh thổ đảo nào cũng phải ở Bắc Đại Tây Dương, phía bắc Chí tuyến Bắc.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận rằng Hawaii không nằm trong Điều 5, nhưng cho biết Điều 4, trong đó nói rằng các thành viên sẽ tham khảo ý kiến khi "sự toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chính trị hoặc an ninh" của bất kỳ thành viên nào bị đe dọa, sẽ bao gồm mọi tình huống có thể ảnh hưởng đến Hawaii.
Người phát ngôn trên cũng cho biết bất kỳ sửa đổi hiệp ước nào nhằm bao gồm Hawaii sẽ khó có thể đạt được sự đồng thuận vì các thành viên khác cũng có lãnh thổ nằm ngoài ranh giới quy định tại Điều 5.
Ví dụ, NATO đã không can dự cùng thành viên sáng lập là Anh trong cuộc chiến năm 1982 với Argentina sau khi quân đội Argentina chiếm Quần đảo Falkland, một lãnh thổ tranh chấp với Anh ở Nam Đại Tây Dương.
Một số chuyên gia cho rằng thời thế đã thay đổi trong nhiều thập kỷ kể từ khi Hiệp ước Washington được ký kết - và cho rằng tình hình chính trị ngày nay ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có thể khiến vấn đề trên cần phải suy nghĩ lại.
Đó là bởi vì các căn cứ quân sự của Mỹ ở Hawaii có thể đóng một vai trò quan trọng trong một cuộc xung đột tiềm tàng ở Ấn Độ-Thái Bình Dương.
John Hemmings, Giám đốc cấp cao của Chương trình Chính sách An ninh và Đối ngoại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tại Diễn đàn Thái Bình Dương, cho biết việc loại Hawaii khỏi NATO sẽ loại bỏ "yếu tố răn đe" khi nói đến khả năng "Trung Quốc tấn công Hawaii trong trường hợp xung đột ở eo biển Đài Loan nổ ra".
Tầm quan trọng chiến lược của Hawaii cũng có ý nghĩa lịch sử sâu sắc đối với Mỹ. "Đây là nơi xảy ra vụ Trân Châu Cảng. Đây là nơi quân đội Mỹ bị tấn công và khiến chúng tôi tham chiến trong Thế chiến thứ hai", ông Hemmings lưu ý.
Dùng súng cướp thuốc lá lậu ở Long An và Tây Ninh Lợi dụng địa bàn vùng biên vắng vẻ, nhóm của Cường chuẩn bị súng tự chế, bình xịt hơi cay, roi điện, dao, mã tấu và thuê xe ôtô gây 6 vụ cướp táo tợn thuốc lá lậu ở Long An và Tây Ninh. Chiều 22/2, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Tây Ninh đã bàn giao Nguyễn Văn Cường (SN 1986),...