Hà Tĩnh: 3 lao động từ Thái Lan về bị sốt xuất huyết
Hà Tĩnh vừa ghi nhận 3 trường hợp sốt xuất huyết (SXH) dương tính với vi rút Dengue. Điều đáng chú ý là cả 3 bệnh nhân mắc SXH đều là những lao động trở về từ Thái Lan.
Theo thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng Hà Tĩnh, trong số 3 lao động mắc SXH thì 2 trường hợp tại huyện Hương Sơn, trường hợp còn lại ở địa bàn huyện Cẩm Xuyên.
Bác sĩ Lê Nhật Thành – Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng huyện Hương Sơn thông tin: Sau khi biết thông tin về 2 bệnh nhân nghi bệnh nhân mắc SXH, đơn vị đã lấy mẫu gửi Trung tâm YTDP tỉnh xét nghiệm, phối hợp với bệnh viện huyện giám sát, cách ly điều trị bệnh nhân theo đúng quy định.
Kết quả xét nghiệm cho kết quả cả hai bệnh nhân sốt xuất huyết đều dương tính với vi rút Dengue.
Sau nhiều ngày điều trị tại BVĐK Hương Sơn, bệnh nhân Lê Minh Đức- trú xóm Ngọc Sơn, xã Sơn Tiến- 1 trong 2 bệnh nhân bị SXH nói trên hiện đã qua cơn sốt cao, sức khỏe đang dần hồi phục. Phía BVĐK Hương Khê cho biết, chỉ cần hồi phục thêm ít ngày bệnh nhân Đức có thể xuất viện.
Một trong hai bệnh nhân bị SXH được cách li điều trị tại BVĐK huyện Hương Sơn (Ảnh: Thục Chi)
Bệnh nhân Đức thông tin, tại địa điểm mà lao động này làm việc tại Thái Lan hiện có nhiều người mắc SXH. Bản thân Đức và người bạn của mình trước khi về Việt Nam sức khỏe vẫn bình thường, tuy nhiên khi về đến nhà thì có biểu hiện sốt cao 38 đến 40 độ. Trước khi đến bệnh viện Đức đã mua thuốc hạ sốt về uống nhưng vẫn không đỡ, người mệt mỏi, chán ăn.
Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính do vi rút Dengue gây ra. Bệnh có thể gây ra dịch lớn với nhiều người mắc, gây ảnh hưởng lớn về kinh tế – xã hội. Những trường hợp bệnh nặng có thể gây tử vong, đặc biệt là với trẻ em.
Theo bác sĩ Thành, dù 2 bệnh nhân bị SXH dương tính với vi rút Dengue đã hoàn toàn được kiểm soát, tuy nhiên địa bàn vẫn còn đó mối lo sẽ xuất hiện thêm những ca bệnh mới.
Lí do mà bác sĩ Thành đưa ra là huyện Hương Sơn có Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo nên người dân đi lại làm ăn, buôn bán từ nhiều địa phương khác và Lào, Thái Lan đều đổ về đây. Vẫn còn nhiều trường hợp trong số người dân thường xuyên qua lại ở đây chủ quan trước nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Theo Phó Giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Chí Thanh, ngay sau khi có thông báo từ tuyến dưới, đơn vị đã chỉ đạo các đơn vị làm tốt công tác phòng chống dịch. Mặc dù bệnh nhân mắc rải rác, vãng lai nhưng vẫn xem đây như là một ổ dịch và thực hiện các phương pháp phòng, chống như một ổ dịch.
Video đang HOT
Cũng theo ông Thành, hưởng ứng ngày ASEAN phòng, chống SXH 15/6, Trung tâm đã chỉ đạo các đơn vị YTDP tuyến huyện đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng; tăng cường phối hợp giữa các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể trong công tác phòng, chống SXH.
Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, từ đầu năm 2018 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 20 ngàn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH), trong đó có 4 trường hợp SXH tử vong tại tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Cà Mau và Khánh Hòa.
So với cùng kỳ năm 2017 tình hình bệnh SXH giảm, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát dịch.
Hà Phương
Theo Dân trí
Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là một bệnh rất dễ lây lan, đặc biệt là đối với trẻ em. Dưới đây Phụ nữ Today sẽ hướng dẫn các bạn cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết nhé!
Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.
Bệnh xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh lưu hành rất phổ biến, ở cả 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, kể cả ở thành thị và vùng nông thôn, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10.
Sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết:
Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.Thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây ra với 4 típ gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Cả 4 típ gây bệnh này đều gặp ở Việt Nam và luân phiên gây dịch. Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng típ cho nên người ta có thể mắc bệnh sốt xuất huyếtlần thứ 2 hoặc thứ 3 bởi những típ khác nhau.Triệu chứng sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính và có thể xảy ra đối với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em từ 3 đến 10 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh sốt xuất huyết nhất.
Bệnh sốt xuất huyết có 1 sô biểu hiện như sau:
Đối với trẻ nhỏ: Trẻ thường sốt cao, sốt đột ngột, sốt từ 38 - 39 độ, nhưng thường không đi kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi. Khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt thì chỉ có tác dụng trong vài giờ
- Có dấu hiệu xuất huyết, xuất hiện các chấm đỏ trên mặt, da
- Chảy máu cam
- Nôn mửa
- Đi ngoài ra máu
- Có thể đau bụng, đau dữ dội, đau ở vùng dưới sườn bên phải
- Với trẻ lớn hơn thì cũng có dấu hiệu sốt nhưng sốt nhẹ, đau đầu, nhức mắt, đau khớp, nhức mỏi toàn thân và cũng có các dấu hiệu xuất huyết
Biện pháp phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh sốt xuất huyết là do muỗi truyền, do đó để phòng chống bệnh sốt xuất huyết, biện pháp tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.
Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:Sử dụng một số biện pháp diệt muỗi như: bình xịt, thắp hương muỗi, phun thuốc chống muỗi...
Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy.Thay rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp...) hàng tuần.
Phát quang bụi rậm.Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát.Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.
Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
Để phòng chống muỗi đốt
Đối với trẻ em, không cho trẻ hoạt động ở các nơi có môi trường tối tăm, ẩm thấp, ao tù nước đọng.
Nên buông màn khi ngủ cả ngày lẫn đêm để tránh muỗi.Mặc quần áo dài tay.
Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...
Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
Theo www.phunutoday.vn
Dịch sốt xuất huyết bùng phát ở Hòa Bình Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hòa Bình cho biết, đến thời điểm này toàn tỉnh đã có 60 ca nhiễm sốt xuất huyết. 8/11 huyện và thành phố của tỉnh có người bị nhiễm sốt xuất huyết. Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hòa Bình, địa bàn có nhiều người bị nhiễm bệnh nhất là huyện...