Hạ thân nhiệt cứu cháu bé đẻ rơi bị ngạt nặng
Ngưng tim, ngưng thở nguy kịch tính mạng sau khi bị đẻ rơi, cháu bé đã may mắn được các bác sĩ hồi sức tích cực, hạ thân nhiệt cứu tế bào não. Hiện bé đang được chăm sóc tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, trong tình trạng sức khỏe tương đối ổn định.
Đó là trường hợp con của sản phụ 20 tuổi, ngụ tại Củ Chi. Ngày 23/6 người mẹ được gia đình chuyển đến Bệnh viện Nhân Dân 115 cấp cứu trong tình trạng đau bụng quằn quại, không rõ nguyên nhân. Tại đây, khi thăm khám, bác sĩ tá hỏa phát hiện bệnh nhân đang vượt cạn, thai nhi đã bất động ở cửa mình của người mẹ.
Trẻ được chăm sóc tại khoa Hồi sức Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1
Ngay lập tức bệnh viện đã kích hoạt báo động đỏ nhờ sự hỗ trợ liên từ Bệnh viện Hùng Vương ứng cứu cho mẹ con sản phụ. Người mẹ sau khi được hỗ trợ chăm sóc ben đầu, được chuyển sang Bệnh viện Hùng Vương chăm sóc hậu sản.
Cháu bé lọt lòng mẹ bị ngạt nặng, tím tái, sau nhiều nỗ lực hồi sức, bác sĩ thở phào khi trẻ có nhịp tim với những phản xạ yếu ớt. Xác định bệnh nhi đang đối mặt với nhiều nguy hiểm do bị ngạt nặng trong thời gian dài các bác sĩ đã chuyển bé đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 để được chăm sóc chuyên môn sâu.
Tại đây, bệnh nhi đã được đặt nội khí quản thở máy. Để hạn chế tối đa nguy cơ tổn thương não do thiếu ô xy trong thời gian dài, các bác sĩ đã thực hiện phương pháp hạ thân nhiệt chủ động cho bệnh nhi.
Việc chủ động hạ thân nhiệt sẽ giảm chuyển hóa yếm khí của tế bào, giảm nhu cầu oxy cũng như năng lượng của các mô, giảm chuyển canxi vào tế bào, giảm sản xuất các gốc tự do, giảm tổn thương hàng rào máu não, giảm phóng thích các thành phần gây chuyển hóa chất kích thích thần kinh, giảm toan hóa nội bào… Từ đó giúp giảm các tổn thương mô não do thiếu tuần hoàn máu.
Video đang HOT
Ngày 3/7, sau những nỗ lực chăm sóc, điều trị tích cực của các bác sĩ sức khỏe của cháu bé đã tương đối ổn định. Hiện bác sĩ vẫn chưa thể đánh giá được liệu bệnh nhi có gặp phải những di chứng não hay không. Bé sẽ được tiếp tục theo dõi, điều trị để hạn chế tối đa nhưng nguy cơ do thiếu ô xy não kéo dài.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Lời kể của bác sỹ về 7 phút 'sinh tử' cứu cháu bé hóc thạch từ cõi chết trở về
Được đưa vào viện trong tình trạng ngừng tim, ngừng thở, ngừng tuần hoàn, bác sỹ Toàn đã cố gắng "chiến đấu" với 7 phút cấp cứu và đã cứu được mạng sống cháu bé chỉ mới hơn 21 tháng tuổi bị hóc thạch rau câu.
Bác sỹ Toàn kể lại 7 phút "chiến đấu" để cứu mạng sống của cháu bé Kh. khi tim đã ngừng đập, tuần hoàn đã ngừng do hóc thạch.
Ngày 22/6, bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Hữu Toàn - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu - chống độc bệnh viện Phổi Nghệ An cho biết, sau nhiều ngày điều trị, cháu bé G.Kh. (21 tháng tuổi, trú xã Nghi Liên, TP. Vinh, Nghệ An) đã ổn định sức khỏe và được cho xuất viện về nhà.
Sau khi ra viện, gia đình cháu bé đã đến cảm ơn bệnh viện và đặc biệt là cảm ơn bác sĩ Toàn - người trực tiếp cứu sống bé Kh. khi bị hóc dị vật.
Nhớ lại sự việc, bác sĩ Toàn cho biết, khoảng 10h30', ngày 15/6, cháu G.Kh. được người thân tức tốc đưa đến bệnh viện Phổi Nghệ An cấp cứu trong tình trạng toàn thân đã tím tái, ngừng tim, ngừng thở.
Qua thăm hỏi, mẹ cháu bé cho biết, trước đó khoảng 15 phút chị có cho cháu ăn thạch rau câu, phát hiện cháu bị hóc toàn thân bắt đầu tím tái nên đã nhanh chóng đưa đến bệnh viện.
Đã quen với các trường hợp hóc dị vật, bác sĩ Toàn lập tức đưa các thiết bị chuyên dụng và một số thiết bị "tự chế" để cấp cứu cháu bé.
"Đối với trường hợp trẻ bị hóc thạch nếu dùng các thủ thuật thông thường sẽ khiến trẻ sớm tử vong hơn. Đầu tiên một người phải ép tim phía ngoài lồng ngực để tạo nhịp đập quả tim đưa máu lên não, nuôi các bộ phận.
Sau đó chúng tôi thông đường thở cho cháu bằng cách đặt ống nội khí quản rồi mới tiến hành hút dị vật ra ngoài. Thông được đường thở trong trường hợp này là mấu chốt của ca cấp cứu quyết định việc có cứu được bệnh nhân hay không.
Sau hơn 7 phút tích cực cấp cứu tim cháu bé mới đập trở lại. Khi đó mới chắc đã cứu sống được cháu chúng tôi ai nấy đều thở phào...", bác sĩ Toàn nhớ lại.
Bộ dụng cụ cấp cứu được bác sỹ Toàn chuẩn bị sẵn sàng để cấp cứu cho các bệnh nhân hóc dị thạch, trong đó có thiết bị được bác sỹ Toàn tự chế để nếu nguy cấp có thể thông đường thở cho bệnh nhân tức thì.
Theo bác sĩ Toàn, việc bệnh nhi hóc dị vật thạch rất khác với các dị vật thông thường khác. Bởi dị vật thạch sẽ không lọt vào khí quản mà chỉ nằm trên che toàn bộ đường thở khiến bệnh nhi tử vong nhanh chóng. Bên cạnh đó, thạch là dị vật mềm, trơn, giản nở nên rất khó để có thể lấy ra theo cách thông thường hay nội soi để gắp ra.
"Chúng tôi đã làm nhiều trường hợp này nên biết. Dị vật thạch rất khó lấy ra. Chúng tôi phải lấy một máy hút, hút vào thạch để giữ dị vật này rồi khéo léo kéo ra. Chứ thạch không thể gắp hay móc ra như thường lệ được", bác sĩ Toàn nói và cho biết. Trước đó ông đã cấp cứu cho nhiều trường hợp tương tự nên ông đã chế ra một bộ sơ cấp cứu, gắp dị vật để luôn sẵn sàng cứu người.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Toàn được biết đến là người đầu tiên làm nội soi phổi, phế quản tại Nghệ An từ năm 2005. Với 14 năm kinh nghiệm bác sĩ Toàn đã gặp không ít trường hợp hóc dị vật. Tuy nhiên, là bác sĩ chuyên khoa cấp cứu chống độc nên anh Toàn đã cứu sống trên 30 trường hợp hóc dị vật các loại.
Bác sỹ Toàn cho biết, với việc hóc dị vật như thạch thì 2 điều quan trọng chính là thông đường thở và ép tim để tim của bệnh nhân hoạt động như thường thì mới có thể cứu được.
"Có những trường hợp dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 8 năm gây viêm phổi dai dẳng, khi nội soi phải kiểm tra rất kỹ mới phát hiện và gắp được ra ngoài thì mới giải quyết dứt điểm tình trạng của bệnh nhân.
Nếu là dị vật thông thường bác sĩ có đủ thời gian để cứu bệnh nhân, nhưng đối với dị vật là thạch rau câu thì chỉ chậm một tích tắc hoặc cấp cứu không đúng phương pháp thì bệnh nhân rất dễ tử vong.
Trong khi đó, mùa hè thời tiết nắng nóng, với sản phẩm thạch rau câu là món ăn mà trẻ em rất ưa thích và phụ huynh cũng thường mua cho trẻ, nên trường hợp trẻ bị hóc thạch rất dễ xảy ra. Tôi mong muốn các Trung tâm y tế, trạm xá cũng được tập huấn về phương pháp cấp cứu đối với trường hợp trẻ bị hóc thạch để kịp thời xử lý, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra", bác sĩ Toàn chia sẻ.
Theo Dantri
Nghệ An: Nửa tiếng giành lại sự sống cho bé trai 2 tuổi ngưng thở vì hóc thạch rau câu Bị sặc khi ăn thạch rau câu, bé trai 2 tuổi ở Nghệ An dần rơi vào tình trạng tím tái toàn thân rồi ngừng tim, ngừng thở. Bé K. rơi vào tình trạng tím tái toàn thân, ngưng tim ngưng thở sau vài phút hóc thạch rau câu. Ngày 15/6, ông Đậu Minh Quang, Giám đốc Bệnh viện phổi Nghệ An cho...