Hạ tầng Kỹ thuật (IJC) đặt kế hoạch tăng trưởng 66,3% doanh thu mảng bất động sản
Trong báo cáo thương niên 2019, CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (IJC – sàn HOSE) đạt kế hoạch năm 2020 với doanh thu 2.190 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 266 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 31% và giảm 6,34% so với thực hiện năm 2019.
Hai mảng đóng góp nhiều nhất cho doanh thu năm 2020 của IJC là mảng bất động sản và thu phí, lần lượt đặt kế hoạch đạt 1.468 tỷ đồng và 277 tỷ đồng, tương ứng tăng 66,3% và giảm 3,15% so với năm 2019.
Mặc dù doanh nghiệp đặt kế hoạch doanh thu tăng trưởng, tuy nhiên tốc độ tăng của chi phí có dấu hiệu cao hơn. Cụ thể, tổng chi phí ước tính là 1.575 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2019, đây chính là nguyên nhân khiến lợi nhuận sụt giảm.
Năm 2020, lĩnh vực bất động sản tiếp tục được IJC xác định là nguồn thu chính chiếm tỷ trọng lớn, lên tới gần 70% trong cơ cấu tổng doanh thu của Công ty. Theo kế hoạch, IJC sẽ tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm để tiếp cận đối tượng khách hàng ở các phân khúc từ trung đến cao cấp.
Video đang HOT
Trong đó, doanh thu chủ yếu tập trung vào các dự án tại khu vực thành phố mới Bình Dương và thị xã Tân Uyên như: Dự án Khu biệt thự Sunflower, Khu Đô thị IJC, Khu dân cư Hòa Lợi F1, các dự án nhà ở thương mại dịch vụ công nhân và một số dự án khác.
Năm 2020, IJC dự kiến lưu lượng xe lưu thông qua 2 trạm là 19.737.000 lượt xe, giảm 3% so với năm 2019, doanh thu dự kiến là 277 tỷ đồng, giảm 3% so với năm 2019 và sẽ triển khai một số các hoạt động trong năm như sau: triển khai thu phí không dừng theo Quyết định số 07/2017/QĐTTg ngày 27/3/2017 của Thủ tướng chính phủ cho tất cả các làn tại 02 trạm thu phí trên QL13; kiểm tra giám sát hoạt động thu phí đảm bảo không xảy ra thất thoát; thi công đầu tư các hạng mục cống thoát nước cải tạo vỉa hè nhằm đảm bảo an toàn giao thông, thường xuyên kiểm tra thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng toàn tuyến
Năm 2019, IJC ghi nhận doanh thu 1.599,8 tỷ đồng, lợi nhuận 284,4 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 28,42% và 22,09% so với năm 2018, tương ứng hoàn thành 130% kế hoạch doanh thu và 113% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Đặc biệt, nhờ dòng tiền hoạt động kinh doanh chính dương 1.078,5 tỷ đồng, doanh nghiệp đã trả bớt nợ vay, tổng nợ vay ngắn hạn và dài chỉ còn 514,6 tỷ đồng, giảm 1.143,7 tỷ đồng so với đầu năm. Doanh nghiệp đã hạ tỷ lệ nợ vay/tổng nguồn vốn từ 20,4% về mức 6,8% so với đầu năm.
Đáng chú trong báo cáo năm 2019, doanh nghiệp có 1.571,6 tỷ đồng doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn và dài hạn, chiếm 20,8% tổng nguồn vốn, theo thuyết minh đây chủ yếu là khoản ứng trước tiền đất theo tiến độ hợp đồng của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp cho các lô K8 và J10 dự án khu đô thị IJC và khoản thanh toán theo tiến độ hợp đồng của các khách hàng chưa nhận bàn giao bất động sản.
Theo IJC, chính vì có lượng khách hàng đã ký hợp đồng trước chờ bàn giao dự án nên Công ty mới có thể tự tin ghi nhận lợi nhuận mảng bất động sản tăng trưởng mạnh so với năm 2019 mặc dù ngành gặp khó khăn.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/4, cổ phiếu IJC đứng tại mức giá 9.290 đồng/cp, tương ứng mức P/E là 7,71 lần và giá trị sổ sách là 13.365 đồng/cp. Cổ phiếu được giới đầu tư để ý ngoài dòng tiền đều từ dự án BOT quốc lộ 13, còn đến từ chính sách cổ tức hấp dẫn, năm 2018 chia cổ tức 12% tiền mặt và dự kiến năm 2019 là tối thiểu 12% tiền mặt.
Vũ Duy Bắc
Cảnh báo tồn kho bất động sản tăng quá nhanh
So với cùng kỳ, tổng giá trị tồn kho của các doanh nghiệp địa ốc niêm yết hiện đã tăng 38%, lên đến hơn 223.000 tỷ đồng.
Theo HoREA, tổng giá trị hàng tồn kho của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán đang tăng quá nhanh. Giá trị hàng tồn kho tính đến cuối năm 2019 đã tăng 38% so với cùng kỳ năm trước, hiện lên đến 223.474 tỷ đồng. Trong đó có 24 doanh nghiệp có giá trị hàng tồn kho trên 1.000 tỷ đồng, 4 tập đoàn có giá trị tồn kho từ 4.200 - 7.397 tỷ đồng. Hai tập đoàn hàng đầu chiếm 63% tổng tồn kho toàn thị trường.
HoREA cảnh báo tồn kho bất động sản đang leo thang
Lượng hàng tồn kho tăng nhanh là một trong nhiều vấn đề được đề cập đến trong văn bản kiến nghị tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển mà Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) công bố mới đây.
Sự gia tăng lượng hàng tồn kho bất động sản sẽ là gánh nặng cho doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung. Hàng tồn kho đã ra thành phẩm nhưng chưa bán được sẽ ảnh hưởng đến tính thanh khoản, có thể khiến doanh nghiệp phá sản. Hàng tồn kho thuộc nhóm dự án bị dừng triển khai, chưa ra sản phẩm sẽ khiến chi phí, lãi vay ngày càng lớn.
Do không có hàng để bán hoặc không bán được hàng nên hầu hết các doanh nghiệp bất động sản niêm yết đều có kết quả kinh doanh sụt giảm. Mức tăng trưởng doanh thu bình quân năm 2019 của đa số các doanh nghiệp địa ốc niêm yết là 7%, lợi nhuận sau thuế tăng 11% trong khi mức tăng trưởng năm 2018 là 47%.
Để giải quyết khó khăn cho thị trường bất động sản trước núi hàng tồn kho ngày càng lớn, HoREA cho rằng, các địa phương và cơ quan có thẩm quyền cần giải quyết những vướng mắc về pháp lý và thủ tục hành chính.
HoREA kiến nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát, đưa ra kết luận xử lý các dự án thuộc diện rà soát, thanh tra để các chủ đầu tư chấp hành. Khi vướng mắc được tháo gỡ, các doanh nghiệp sẽ có cơ sở thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung với Nhà nước, tiếp tục thực hiện dự án, bổ sung sản phẩm cho thị trường.
Theo Enternews.vn
HHS: Ghi nhận kết quả từ bất động sản, lợi nhuận quý 4 vượt 100 tỷ đồng Nguyên nhân chính HHS đạt mức lợi nhuận này do ghi nhận lợi nhuận từ dự án Pruksa Town và Hoàng Huy Riverside (được hợp tác đầu tư với TCH). Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HHS) đã công bố báo cáo tài chính quý 4 năm 2019. Trong kỳ, doanh thu bán hàng của HHS đạt 215,6 tỷ...