Hạ tầng giao thông ở Cà Mau bị thiệt hại nặng nề do thiên tai
Mưa lớn kết hợp triều cường dâng cao trong thời gian vừa qua, khiến hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Cà Mau bị thiệt hại nặng nề.
Mưa lớn kết hợp triều cường dâng cao làm nhiều tuyến đường nội ô TP. Cà Mau bị ngập sâu, hư hỏng nặng.
Theo Sở GTVT tỉnh Cà Mau, thời gian vừa qua, mưa lớn kèm theo triều cường dâng cao đã gây ngập nặng ở nhiều tuyến đường, gây khó khăn cho người dân khi tham gia lưu thông. Chỉ tính riêng đường sá trong TP. Cà Mau mức độ thiệt hại lên đến trên 50 tỷ đồng.
Để dặm vá đường giao thông, khôi phục lại hiện trạng ban đầu trên tất cả các tuyến đường trong tỉnh Cà Mau phải cần trên 140 tỷ đồng.
Hiện tại, UBND TP. Cà Mau đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tiến hành dặm vá các vị trí hư hỏng khi nước rút. Tổng kinh phí sửa chữa các tuyến đường gần 30 tỷ đồng. Thời gian qua, để hạn chế tai nạn giao thông, lực lượng chức năng TP. Cà Mau cũng đã tiến hành cắm các biển cảnh báo đường hư hỏng, “ổ gà”, nguy hiểm để người đi đường biết.
Video đang HOT
Đồng thời, khơi thông các cống rãnh để việc thoát nước được dễ dàng, đặc biệt là trên các tuyến đường Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền, Phan Ngọc Hiển, Nguyễn Trãi,…
Một số vị trí bị ngập sâu và kéo dài nhiều ngày liền, khiến kết cấu hạ tầng giao thông bị phá vỡ.
Ngoài ra, giao thông trên địa bàn huyện Trần Văn Thời cũng bị ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, huyện này cũng cần hỗ trợ trên 12 tỷ đồng để khắc phục tạm thời về hạ tầng, tạo thuận lợi trong giao thông, nhất là việc đi học của học sinh. Còn tại huyện U Minh, có đến 83 tuyến đường với tổng chiều dài 178km bị ngập sâu.
Trước thực tế trên, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu các cơ quan chức năng phối hợp với chính quyền địa phương khẩn trương tiếp tục khắc phục, sửa chữa các công trình giao thông bị ảnh hưởng, nhất là các công trình giao thông bị hư hỏng, xuống cấp, mất an toàn giao thông do bị ngập nước, nhằm bảo đảm giao thông thông suốt, hạn chế tai nạn giao thông.
Cà Mau: Vì sao ngư dân không được ra biển bắt con ruốc mà phải "cầu cứu" UBND tỉnh?
Ngày 23/6, ông Nguyễn Quốc Đoàn - Chủ tịch xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) xác nhận, 39 hộ ngư dân của xã này đã đến UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu được ra biển khai thác ruốc.
Theo đó, trong những ngày qua, trên vùng biển xã Khánh Bình Tây xuất hiện nhiều ruốc. Từ đó, 39 hộ dân (gồm 43 người dân) thuộc ấp Kinh Hòn và Kinh Hòn Bắc đã làm đơn và trực tiếp đến UBND tỉnh Cà Mau, Chi cục thủy sản yêu cầu được đăng ký, đăng kiểm và ra cửa biển hoạt động bắt thủy sản (đẩy ruốc).
Vì trước đó, bà con đưa phương tiện te (1 phương tiện đánh bắt thủy sản gần bờ của địa phương) ra cửa biển Đá Bạc (xã Khánh Bình Tây) để khai thác ruốc.
Tuy nhiên, Trạm kiểm soát Biên phòng Đá Bạc (thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau) không cho phương tiện ra biển với lý do các phương tiện này chưa được đăng ký, đăng kiểm hoặc một số phương tiện hết hạn đăng ký, đăng kiểm.
Khai thác ruốc là nghề mang lại thu nhập chính cho nhiều ngư dân. Ảnh minh họa.
Ngay sau đó, UBND xã Khánh Bình Tây tổ chức họp các hộ dân lại để giải thích cho người dân hiểu và nắm thông tin. Tại cuộc họp, UBND xã Khánh Bình Tây và Trạm kiểm soát biên phòng Đá Bạc thu thập thông tin về tình trạng hoạt động của phương tiện đánh bắt thủy sản của người dân.
Theo đó, hầu hết các phương tiện đều hoạt động nghề te (khai thác ruốc, khai thác cá cơm, khai thác gần bờ,...) chưa được đăng ký, đăng kiểm; có một số phương tiện trước đây có đăng ký đăng kiểm nhưng sau đó chủ phương tiện đã tự cơi nới, cải hoán nên không đổi giấy lại được.
Tại cuộc họp, nhiều bà con ngư dân rất bức xúc vì hiện đang vào mùa khai thác ruốc, đây là ngành nghề chính 39 hộ dân để nuôi sống gia đình. Nhất là hoàn cảnh khó khăn của người dân nơi đây sau đại dịch Covid-19.
Từ đó, ngư dân đề xuất các ngành chức năng tạo điều kiện cho phương tiện ra hoạt động để giải quyết khó khăn; đồng thời về lâu dài tạo điều kiện để tất cả các phương tiện này được đăng ký đăng kiểm.
Trong khi đó, theo UBND xã Khánh Bình Tây, các phương tiện đánh bắt này của ngư dân chưa được đăng ký, đăng kiểm.
Vì phương tiện không đủ điều kiện để đăng ký đăng kiểm. Đối với các phương tiện có chiều dài từ 15m trở lên bắt buộc phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình mới được đăng ký đăng kiểm; ngành nghề đánh bắt của các phương tiện này không thuộc ngành nghề được đăng ký đăng kiểm.
Liên quan vụ việc, được biết, hiện Sở NNPTNT đang trình UBND tỉnh xin ý kiến, nhằm nhanh chóng để bà con được ra biển khác ruốc. Thông thường, mùa ruốc kéo dài đến hết tháng 6 âm lịch.
Khoảng 220 tỷ đồng xây cầu qua sông Bảy Háp Công trình xây dựng cầu qua sông Bảy Háp (Cà Mau) có kinh phí đầu tư khoảng 220 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách. Công trình cầu Cái Nai bắc qua Khu kinh tế Năm Căn. Ngày 2/11, theo nguồn tin của Báo Giao thông, Sở GTVT tỉnh Cà Mau vừa có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT)...