Hạ tầng giao thông đưa Bà Rịa – Vũng Tàu ‘cất cánh’
Bà Rịa – Vũng Tàu được xếp vào nhóm các tỉnh, thành có hạ tầng giao thông đường bộ đồng bộ nhất cả nước.
Những con đường rộng thoáng, giảm thiểu thời gian lưu thông là động lực đưa tỉnh này cất cánh.
Làm cầu vượt sông trong KCN ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu – Ảnh: ĐÔNG HÀ
Cảm nhận của hầu hết mọi người khi đến tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là những con đường rộng rãi, khang trang. TP Vũng Tàu và TP Bà Rịa hầu như không có cảnh kẹt xe. Về những vùng nông thôn, vùng xa thì đường làng, đường xóm như ô bàn cờ, cũng thoáng rộng, sạch đẹp. Đây là một trong những thành tựu nổi bật của tỉnh này sau 30 năm thành lập.
Tỉnh có nhiều con đường đẹp của Việt Nam
Xác định “giao thông phải đi trước”, ngay từ khi mới thành lập tỉnh vào năm 1991, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và ngành giao thông của tỉnh này đã đầu tư nâng cấp, cải tạo và làm những con đường xương sống, tuyến trục của tỉnh. Đó là đó là nâng cấp các tỉnh lộ, liên tỉnh lộ thành các QL51, QL55, QL56. Những con đường chính nối các huyện, xã trong tỉnh có tính chất quan trọng cũng được nhựa hóa như: tỉnh lộ 328, 329, đường Láng Cát – Long Sơn, đường tỉnh lộ 44, 52, đường Phước Bửu – Hồ Tràm…
Đường ven biển từ Vũng Tàu qua Xuyên Mộc- một trong những con đường đẹp của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu- Ảnh: ĐÔNG HÀ
Hiếm có một tỉnh nào có nhiều con đường đẹp như Bà Rịa – Vũng Tàu. Đường Mỹ Xuân – Ngãi Giao – Xuân Sơn từ QL51 (đoạn thị xã Phú Mỹ) qua huyện Châu Đức rồi sang Xuyên Mộc- vốn là những đoạn đường mòn, đầy ổ voi, ổ gà.
Nhưng đã trở thành đường cấp 4 đồng bằng với mặt đường bê tông nhựa nóng và đạt giải “con đường đẹp” tại cuộc thi năm 2000. Tỉnh lộ 328 cũng đạt giải nhì cuộc thi con đường đẹp Việt Nam năm 1999. Đường Quang Trung – Hạ Long (Bãi Trước, Vũng Tàu) cũng là con đường đô thị đẹp của Việt Nam năm 2001.
Ngoài những con đường được “xưng danh”, còn có nhiều con đường đẹp trong lòng người dân và du khách. Điển hình là đường ven biển nối từ Vũng Tàu sang đến Xuyên Mộc đã trở thành điểm check-in của nhiều bạn trẻ và du khách thích đi phượt.
Video đang HOT
Đường Phước Hòa – Cái Mép vừa làm xong sẽ giúp cho hàng hóa ra vào cảng container nước sâu ở Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu nhanh chóng, thuận tiền – Ảnh: ĐÔNG HÀ
Việc đầu tư đúng mức, đúng tầm cho giao thông đã khơi dậy những tiềm năng to lớn của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ở vùng nông thôn thì hình thành những vùng cây công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, sơ chế sản phẩm nông nghiệp. Từ 10 năm trước, 100% các xã của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đều có đường giao thông trải nhựa đến trung tâm xã. Ở vùng đô thị thì hình thành những khu du lịch, trung tâm thương mại.
Ông Trần Thượng Chí – giám đốc sở GTVT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chia sẻ rằng, một dấu ấn nổi bật của ngành GTVT tỉnh là đã sáng tạo, đi đầu trong tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư hạ tầng giao thông.
Nhờ sự huy động vốn linh hoạt, ngày càng có nhiều con đường khang trang, rộng rãi mở ra. “Tỉnh đã vận dụng tranh thủ nguồn vốn vay của các tổ chức tài chính quốc tế cũng như vận động kêu gọi sự tài trợ của các tổ chức nước ngoài”, ông Chí cho biết…
Chuyên viên sở GTVT tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu giới thiệu hệ thống giao thông cho nhà đầu tư nước ngoài – Ảnh: ĐÔNG HÀ
Mong chờ những cung đường, những cây cầu kết nối liên vùng
Từ 10 năm trở lại – khi hệ thống cảng biển container nước sâu bắt đầu hình thành – tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đầu tư, đưa vào sử dụng gần 20 km đường liên cảng Thị Vải – Cái Mép cũng như hoàn thành con đường dài 4,5km vào KCN dầu khí Long Sơn.
Đảo Gò Găng (xã Long Sơn, TP Vũng Tàu) được nối đôi bờ vui khi có 2 cây cầu, đường rộng nối ra QL51. Đây là những tuyến đường quan trọng, không những kết nối Vũng Tàu – Long Sơn – Cái Mép – Thị Vải mà còn là “điểm cộng” trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài mà dự án hóa dầu Long Sơn có tổng mức đầu tư hàng tỉ đô la Mỹ là ví dụ điển hình.
Giao thông thuận tiện là một yếu tô quan trọng để du khách đến với Vũng Tàu ngày càng nhiều – Ảnh: Đ.H
Để kết nối nội vùng, những con đường lớn tiếp tục được tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đầu tư, nâng cấp và khai thác. Đó là đường 765 nối từ thị trấn ven biển Phước Hải (huyện Đất Đỏ) qua huyện Châu Đức để sang Đồng Nai và ra Quốc lộ 1.
Cùng với đường ven biển Vũng Tàu – Bình Châu, cung đường này rất quan trọng để kết nối phát triển du lịch biển. Những tỉnh lộ 328, 329 (huyện Xuyên Mộc), tỉnh lộ 765 đoạn Long Tân – Đá Bạc… cũng được nâng cấp rộng rãi để cây trái nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh có “đường ra” đi khắp cả nước.
Cuối năm 2021, tỉnh này cũng đã hoàn thành quốc lộ 56 tuyến tránh TP Bà Rịa, đường Phước Hòa – Cái Mép.
Tuyến tránh QL56, đoạn qua TP Bà Rịa vừa được khánh thánh ngày 16-12 nhân dịp 30 năm thành lập tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu – Ảnh: ĐÔNG HÀ
Để phát huy hết tiềm năng và lợi thế của cảng Cái Mép – Thị Vải nói riêng và của cả tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung, hiện tỉnh rất cần có những cung đường lớn hơn, dài hơn, rộng hơn. Mục tiêu là để kết nối cảng biển nước sâu với miền Tây, với các tỉnh thành Đông Nam bộ, Tây Nguyên.
Những dự án lớn về giao thông có tính chất quan trọng trong kết nối liên vùng hiện đang được tỉnh cùng các bộ, ngành chức năng tích cực triển khai. Đó là cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, là đường vành đai IV, là cầu Phước An để nối cảng Cái Mép – Thị Vải sang Đồng Nai rồi dẫn lên cao tốc Bến Lức – Long Thành.
Thi công cầu vượt sông để kết nối các bến cảng trong cụm cảng Cái Mép – Thị Vải – Ảnh: ĐÔNG HÀ
Đối với tuyến đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đề nghị Bộ GTVT, Cục Đường sắt Việt Nam điều chỉnh tiến độ quy hoạch đầu tư đoạn tuyến Biên Hòa – Phú Mỹ trong giai đoạn 2021 – 2030 để làm cơ sở sớm triển khai.
Trong giai đoạn 2021 – 2030 và tiếp tục đầu tư khu đoạn Phú Mỹ – Vũng Tàu trong giai đoạn sau 2030 để phục vụ hỗ trợ vận chuyển hàng hóa khu cảng trung chuyển quốc tế Thị Vải – Cái Mép.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang mong chờ những cung đường lớn có tính kết nối xa hơn, cụ thể hơn để tiếp tục “cất cánh”.
Hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ của Bà Rịa – Vũng Tàu tỉnh cơ bản đã hoàn thành bộ khung kết cấu chung với tổng chiều dài 4.380km, trong đó: quốc lộ: 129,3km, tỉnh lộ: 367,91km, đường huyện: 473,47km, đường đô thị: 661,32km, đường xã, đường hẻm đô thị: 2.704,57km, đường chuyên dùng: 44,06km.
Cầu Gò Găng bắc qua đảo Gò Găng (xã Long Sơn) – Ảnh: ĐÔNG HÀ
So với năm 1991 khi mới thành lập tỉnh, các chỉ tiêu về hạ tầng giao thông đều tăng cao. Cụ thể tổng chiều đường bộ trên địa bàn tỉnh tăng 438% (4.380/1.000 km), mật độ mạng lưới giao thông đường bộ tăng từ 0,5 km/km 2 lên 2,2 km/km 2. Chất lượng hạ tầng giao thông ngày càng được cải thiện từ hơn 100 km đường nhựa năm 1991 đến nay đã có 2.625 km đường nhựa, tăng gấp 25 lần.
Đề xuất thẩm định dự án cầu Phước An vượt sông Thị Vải gần 4.900 tỉ đồng
Ban quản lý dự án giao thông khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải (chủ đầu tư) vừa có tờ trình gửi Bộ Giao thông vận tải về thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cầu Phước An, nối thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) và huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai).
Một góc phối cảnh cầu Phước An - Ảnh: Ban quản lý dự án giao thông khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải
Theo Ban quản lý dự án giao thông khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải, tổng mức đầu tư dự án cầu Phước An hơn 4.878 tỉ đồng, đầu tư từ nguồn vốn ngân sách trung ương và địa phương trong giai đoạn 2021-2026. Điểm đầu dự án kết nối với đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải (giai đoạn 1), điểm cuối kết nối với dự án đường vào cảng Phước An.
Dự án có chiều dài 4,3km, trong đó phần cầu vượt sông Thị Vải dài 3.514m, còn lại là đường dẫn. Phần tuyến được thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị có vận tốc 70km/h.
Theo thiết kế, phần cầu dẫn có chiều rộng 23,5m; cầu chính rộng 25m gồm 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ. Tháp cầu trụ chính cầu Phước An làm bằng bêtông cốt thép vuốt cong vào giữa tạo kiến trúc, hình dạng "Ngọn lửa - Cánh buồm" theo phương án kiến trúc đã được phê duyệt.
Theo Ban quản lý dự án giao thông khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải, công trình sẽ khởi công khi được bố trí vốn và hoàn thành công trình sau 5 năm thi công.
Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, hơn 10 năm qua, hệ thống cảng biển container nước sâu Cái Mép - Thị Vải đã đi vào hoạt động nhưng mới chỉ đạt khoảng 50% công suất thiết kế. Một trong những nguyên nhân là cảng này thiếu kết nối giao thông với các tỉnh thành miền Đông và miền Tây.
Việc đầu tư xây dựng cầu Phước An là rất quan trọng để kết nối đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải với hệ thống đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Qua đó, kết nối toàn bộ nhóm cảng biển số 5 với khu vực miền Đông Nam Bộ, miền Tây Nam Bộ, góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Đồng Nai, TP.HCM nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.
Công trình hoàn thành cũng sẽ góp phần giải tỏa ùn tắc giao thông, giảm tải cho tuyến quốc lộ 51 và các tuyến đường khác.
Đón con về Sài Gòn sau 2 ngày nộp đơn Sau hai ngày nộp đơn đăng ký đón người thân, chị Lê Phương Thanh, 34 tuổi, ngụ huyện Nhà Bè, được gặp lại con trai sau hơn 4 tháng xa cách. Hồi cuối tháng 5, khi TP HCM phát sinh nhiều ca Covid-19, chị Thanh đưa con trai học lớp 7 về nhà nội ở thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng...