Hà Nội: Yêu cầu xử lý việc đặt tên đường “oái oăm”
UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu Sở VH-TT-DL cùng Sở GTVT và các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý việc những con đường mang tên khó hiểu, toàn những ký tự đặc biệt như SP1, CD1, LS1… ở khu đô thị Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy.
Theo UBND thành phố Hà Nội, thời gian gần đây dư luận phản ánh tình trạng khu đô thị Nam Trung Yên (phường Trung Hòa, Cầu Giấy) xuất hiện nhiều tấm biển chỉ đường mang tên khó hiểu, toàn những ký tự đặc biệt như SP1, CD1, LS1…
Những con đường mang tên khó hiểu ở khu đô thị Nam Trung Yên (Ảnh: Lao Động)
Ngoài việc nhiều người dân phản ánh những con đường trên không có ý nghĩa và giá trị văn hóa như những con đường HĐND thành phố Hà Nội quyết định, nó còn làm khó rất nhiều người dân tìm đường, nhà ở khu vực này.
Về việc này, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Giao thông vận tải, UBND quận Cầu Giấy và các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý vấn đề trên.
Video đang HOT
Quang Phong
Theo Dantri
Nhan nhản biển hiệu chữ Trung Quốc trên đường phố Đà Nẵng
Rất nhiều biển hiệu nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, thậm chí cả cửa hàng cho thuê xe máy trên tuyến đường Hoàng Sa - Trường Sa (Đà Nẵng) được viết bằng tiếng Trung Quốc. Có những tấm biển hiệu còn không có... tiếng Việt.
Theo Điều 18 Luật Quảng cáo quy định, trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá 3/4 khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt. Thế nhưng, rất nhiều biển hiệu quảng cáo của các nhà hàng, khách sạn... trên tuyến đường Hoàng Sa - Trường Sa thuộc hai quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng lại "ưu tiên" chữ Trung Quốc, thậm chí có biển hiệu còn không có tiếng Việt.
Trên một đoạn đường chưa đến 5km nằm trên tuyến đường trên, từ khu vực biển Phước Mỹ đến gần khu vực danh thắng Ngũ Hành Sơn, theo quan sát của PV chiều 11/12, hơn 50% nhà hàng, khách sạn... đều có chú thích tiếng Trung Quốc ngay trên biển hiệu. Nhiều biển hiệu in cả tiếng Việt và tiếng Trung Quốc với kích cỡ gần như ngang nhau như các nhà hàng A Hạnh, quán Bào Ngư, nhà hàng Mỹ Khê...
Thậm chí có nhiều biển hiệu toàn chữ Trung Quốc, chữ Anh ngữ mà không có chữ Việt như biển hiệu dựng ngay trên lề đường ngay sát phần đường của nhà hàng Sam Pan, My Khe..., đến cả biển quảng cáo dịch vụ cho thuê xe máy cũng toàn tiếng Trung Quốc; hay một biển hiệu trước một khách sạn trên đường Trường Sa đặc kín tiếng Trung Quốc, nhìn vào không hiểu biển hiệu đó có nội dung gì nếu không biết tiếng Trung Quốc.
In chữ Trung Quốc trên chữ Việt
Hàng loạt biển hiệu hoàn toàn không có chữ tiếng Việt
Trao đổi với PV Dân trí chiều 11/12, ông Lê Tấn Hùng, Phó Chánh Thanh tra Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch TP Đà Nẵng cho biết, trước đây khi nghe người dân báo và các nguồn thông tin phản ánh tình trạng trên, ngành chức năng đã tổ chức thanh kiểm tra và xác nhận thực trạng này. Thanh tra Sở đã lập biên bản vi phạm và yêu cầu các chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ các loại sửa lại theo đúng quy định. Hình thức xử phạt mới ở mức nhắc nhở, cảnh cáo, chưa xử phạt tiền hay mức xử phạt cao hơn. Bẵng đi một thời gian, lại nghe thông tin tái diễn thực trạng trên như này.
Ông Hùng cho biết Sở sẽ sớm thành lập đoàn thanh tra cũng các lực lượng chức năng liên quan thanh kiểm tra thực trạng trên và sẽ xử lý các trường hợp sai phạm theo quy định.
Khánh Hiền
Theo Dantri
Lộ xác ướp phụ nữ trong mộ cổ lạ ở Hà Nội Thi thể của người phụ nữ trong quan tài còn rất nguyên vẹn. Bộ tóc và xương trên cơ thể vẫn còn y nguyên. Mấy ngày nay, người dân thôn Phú Mỹ (xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội) xôn xao về ngôi mộ cổ được phát hiện ở cánh đồng bà chúa. Mỗi ngày có hàng nghìn người dân hiếu...