Hà Nội yêu cầu cán bộ không sử dụng hòm thư Yahoo, Gmail
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc vừa yêu cầu các sở, ban, ngành và quận huyện chấm dứt việc sử dụng các hòm thư điện tử công cộng (Yahoo, Gmail…), các hòm thư điện tử không đúng quy định, trong trao đổi công việc.
Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng về tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quy định trao đổi, lưu trữ, xử lý văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, theo Văn Phòng UBND thành phố Hà Nội, vẫn còn một số đơn vị chưa nghiêm túc triển khai gửi, nhận văn bản điện tử trong thành phố. Đặc biệt việc khai thác, sử dụng hòm thư điện tử @hanoi.gov.vn cũng chưa nghiêm túc.
Các cơ quan của Hà Nội được yêu cầu chấm dứt sử dụng hòm thư công cộng khi trao đổi công việc (Ảnh minh họa)
Do vậy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc tiếp tục yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện thị xã thực hiện nghiêm việc sử dụng hộp thư điện tử .gov.vn để trao đổi văn bản tài liệu.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, bà Ngọc yêu cầu các đơn vị trực thuộc UBND thành phố chấm dứt việc sử dụng các hòm thư điện tử công cộng (Yahoo, Gmail…), các hòm thư điện tử không đúng quy định. Đối với văn bản phát hành của các cơ quan vi phạm quy định về việc sử dụng hòm thư điện tử trong giao dịch hành chính điện tử, bà Ngọc yêu cầu các cơ quan nhận văn bản không tiếp nhận xử lý.
Ngoài ra, bà Ngọc còn giao Văn phòng UBND thành phố tiếp tục theo dõi kết quả triển khai ứng dụng văn bản điện tử trong thành phố, định kỳ hàng quý báo cáo Ủy ban. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Văn phòng Ủy ban cập nhật kết quả thực hiện của các cơ quan làm cơ sở đánh giá kết quả thi đua năm 2014.
Trước đó, UBND thành phố Hà Nội nhận được công văn của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc sử dụng hộp thư điện tử .gov.vn để trao đổi công việc.
Quang Phong
Theo Dantri
Vụ ông Trần Văn Truyền: "Lý ngay tình gian" thì cứ "vét"
Việc lãnh đạo một số cơ quan nhà nước tranh thủ trước khi "về vườn" bổ nhiệm hàng loạt cán bộ có bất thường và vi phạm pháp luật hay không?
Việc ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng thanh tra Chính ph ủ bổ nhiệm hàng loạt cán bộ trong vòng vài tháng trước khi "về vườn" chưa hết làm nóng dư luận thì mới đây lại có thông tin ông Nguyễn Thành Rum, nguyên Giám đốc Sở VH-TT&DL TP HCM, trong vòng hai tuần trước lúc nghỉ hưu (ngày 1/3/2014) đã ký quyết định bổ nhiệm 19 cán bộ.
Những sự việc này cho thấy chuyện một số lãnh đạo cơ quan nhà nước tranh thủ trước khi "về vườn" đã tận dụng quyền hạn của mình để bổ nhiệm cán bộ không còn là chuyện hiếm. Vậy điều này có bất thường hay không, có vi phạm pháp luật hay không? Hay đây là việc không vi phạm quy định nào thì cứ làm, "lý ngay tình gian" thì dù bị dư luận nghi ngờ nhưng pháp luật không "sờ" đến là được?
Ông Trần Văn Truyền và trụ sở Thanh tra Chính phủ.
Theo luật sư Hoàng Văn Thạch, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, Văn phòng Luật sư Trí Minh, với trường hợp của nguyên Tổng thanh tra Chính phủ, việc bổ nhiệm nhiều chức danh như vậy vào thời gian cuối trước khi nghỉ hưu dù có tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật đi chăng nữa cũng sẽ là điều bất thường và dư luận có quyền nghi ngờ về động cơ, mục đích của việc bổ nhiệm. Nhất là chỉ trong 2 ngày (1/8/2011 và 3/8/2011), ông Truyền kí bổ nhiệm 26 người, trong đó ngày 3/8/2011 ông kí bổ nhiệm tới 22 người.
Đồng tình với quan điểm này, Luật sư Ngô Đình Hoàng cũng cho rằng: "Việc bổ nhiệm cán bộ cận kề ngày nghỉ hưu, lại bổ nhiệm ồ ạt cho thấy có sự bất thường trong công tác bổ nhiệm nhân sự. Công tác cán bộ cần phải đảm bảo đúng quy định. Tôi nghĩ sắp đến cần phải rà soát lại công tác bổ nhiệm cán bộ ở những đơn vị đầu ngành, bộ, sở... và nhất là cần đề ra quy định rằng trước khi về hưu không được ký bổ nhiệm thêm trường hợp nào".
Nói về vấn đề này, Luật sư Hoàng Văn Thạch nêu quan điểm: "Ý kiến cho rằng lãnh đạo trước khi về hưu một thời gian nhất định không được bổ nhiệm và ký các hợp đồng kinh tế có giá trị lớn cũng là ý kiến cần nghiên cứu. Tuy nhiên thời gian đó là bao lâu? Nếu dài quá thì gây ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức đó, còn ngắn quá thì cũng không đảm bảo và có khi đặt ra quy định đó thì họ lại tranh thủ trước khi đến thời điểm đó họ sẽ bổ nhiệm và ký kết các giao dịch thì quy định đó cũng không có nhiều ý nghĩa. Vì vậy tôi tiếp cận ở góc độ khác.
Ví dụ như ở các cơ quan Hành pháp tôi cho rằng cần làm nghiêm túc hơn ở khâu tổ chức cán bộ, việc bổ nhiệm ai đó bắt buộc phải có ý kiến của cơ quan chuyên môn phụ trách tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan đó (ví dụ như ở cấp bộ thì có Vụ tổ chức cán bộ), nếu không có ý kiến của họ mà bổ nhiệm thì trái luật. Còn đối với lãnh đạo các doanh nghiệp Nhà nước thì tôi cho rằng không nên quy định trước khi nghỉ hưu họ không được ký các hợp đồng có giá trị lớn. Bởi vì bây giờ đã có Luật doanh nghiệp chung rồi, trong đó cũng đã có những quy định về việc Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp (Giám đốc/Tổng giám đốc hoặc Chủ tịch) chỉ được ký kết các giao dịch nào, còn giao dịch nào phải xin ý kiến cơ quan cao hơn (Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên); do vậy không nên can thiệt vào nữa. Sau đó nếu phát hiện cá nhân nào có mục đích vụ lợi trong việc bổ nhiệm hay ký các hợp đồng gây bất lợi cho cơ quan mình thì cần có chế tài nghiêm khắc nhằm răn đe những người sau.
Tất nhiên đây cũng chỉ là ý tưởng, để triển khai trên thực tế thì chúng ta cần nghiên cứu và có những quy định cụ thể hơn", Luật sư Thạch nói.
Theo KT
Quản lý công chức: Quy định bất khả thi, Bộ Nội vụ bất lực Dự thảo quản lý công chức của Bộ Nội vụ cho thấy, Bộ này đã bất lực trong việc quản lý công chức, viên chức trong việc thực thi nhiệm vụ được giao. Việc Bộ Nội vụ ban hành dự thảo quy định cấm công chức lãng phí thời gian vào những việc vô ích, nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân...