Hà Nội xử lý trên 6.600 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông
Từ đầu năm đến nay, lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội đã kiểm tra, lập biên bản xử lý 6.603 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông (ATGT), phạt tiền trên 17,7 tỷ đồng đồng, tạm giữ 42 phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) có thời hạn 396 trường hợp, tước phù hiệu xe có thời hạn 52 trường hợp, tước tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường có thời hạn 10 phương tiện.
Xử lý và giải tỏa các trường hợp vi phạm trật tự ATGT, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên các tuyến đường xung quanh sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Cung Điền kinh Hà Nội và các khu vực tổ chức thi đấu.
Trong suốt thời gian diễn ra lễ khai mạc, bế mạc, các địa điểm diễn ra thi đấu và nơi lưu trú của các đoàn thể thao tham gia Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31). Thanh tra Sở GTVT Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị chức năng hướng dẫn, phân luồng giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông phục vụ SEA Games 31 diễn ra trên địa bàn Thành phố.
Lực lượng Thanh tra Sở GTVT Hà Nội đã bố trí lực lượng phối hợp với chính quyền địa phương, lực lượng Công an và các lực lượng chức năng khác kiểm tra, xử lý và giải tỏa các trường hợp vi phạm trật tự ATGT, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên các tuyến đường xung quanh Sân vận động quốc gia Mỹ Đình, Cung Điền kinh Hà Nội và các khu vực tổ chức thi đấu, các tuyến đường di chuyển của các đoàn thể thao trước, trong và sau Đại hội.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, lực lượng Thanh tra Sở đã phối hợp với chính quyền địa phương, Công ty TNHH MTV Khai thác điểm đỗ và các đơn vị chức năng khác để rà soát, bố trí 57 điểm đỗ tại khu vực xung quanh sân vận động Mỹ Đình và các khu vực tổ chức thi đấu.
Đặc biệt, lực lượng Thanh tra Sở cùng các lực lượng khác được bố trí phân luồng trong thời gian diễn ra thi đấu và khi kết thúc trận chung kết bóng đá nam được tổ chức tại sân vận động Mỹ Đình giữa Đội tuyển U23 Việt Nam – Thái Lan và các tuyến đường hướng về khu vực hồ Hoàn Kiếm, nhà Hát Lớn như (Trần Quang Đạo, Trần Duy Hưng, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Thái Học, Phố Huế, Hàng Bài, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền, Đại Cồ Việt, Giải Phóng, Bà Triệu, Nguyễn Du, Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Phan Đình Phùng, Quán Thánh, Điện Biên Phủ).
Xử lý xe vi phạm đỗ sai quy định.
Thanh tra Sở đã bố trí lực lượng phối hợp với lực lượng Công an và các đơn vị chức năng khác chốt trực tại 14 vị trí tại khu vực sân vận động Mỹ Đình và các tuyến đường hướng về khu vực hồ Hoàn Kiếm, nhà Hát Lớn, đã huy động 84 lượt người tham gia chốt trực bảo đảm trật tự an toàn giao thông phục vụ hoạt động cổ vũ Đội tuyển Việt Nam.
Từ ngày 6/5/2022 đến hết ngày 23/5/2022, lực lượng Thanh tra GTVT phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý 1083 trường hợp, phạt tiền trên 3 tỷ đồng, tạm giữ 13 phương tiện, tước phù hiệu và giấy phép lái xe có thời hạn 91 trường hợp.
Hà Nội cho phép quận Hoàn Kiếm sử dụng vỉa hè để kinh doanh tạm thời
TP Hà Nội đã đồng ý cho quận Hoàn Kiếm sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh, phục vụ du khách trên địa bàn.
Phí sử dụng tạm thời hè phố là 45.000 đồng/1 mét vuông/1 tháng.
UBND TP Hà Nội vừa có văn bản số 14233/VP-ĐT, do ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBDN TP Hà Nội ký và đồng ý với đề xuất của Sở Tài chính về việc sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh, phục vụ du khách trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Cụ thể, TP Hà Nội chấp thuận cho Công ty TNHH Bất động sản Mặt trời Thủ đô, Công ty cổ phần Prodigi Pacific Việt Nam và Công ty CP tư vấn đầu tư Tài chính Toàn cầu sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh cà phê, giải khát, đồ ăn nhanh.
Vị trí sử dụng được quy định rõ: Là hè phố sát tường nhà và nằm trong phạm vi mặt tiền của tòa nhà kết nối với không gian tầng một. Thời gian cấp phép 6 tháng/lần, sử dụng tạm thời hè phố với 45.000 đồng/m2/tháng.
Lực lượng chức năng quận Hoàn Kiếm thường xuyên tăng cường kiểm tra, nhắc nhở các hộ kinh doanh trên địa bàn không được lấn chiếm vỉa hè, lòng đường.
Trước đó, UBND quận Hoàn Kiếm đã có kiến nghị về việc cho phép thí điểm sử dụng vỉa hè 5 tuyến phố để tổ chức kinh doanh gồm: Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Phùng Hưng (đoạn từ Lê Văn Linh đến Hàng Vải, Nguyễn Quang Bích đến nhà vệ sinh công cộng gần Cửa Đông), Lê Phụng Hiểu. Thời gian hoạt động từ 6 giờ ngày hôm trước đến 2 giờ sáng ngày hôm sau, riêng phố Phùng Hưng từ 6 giờ đến 22 giờ hàng ngày.
Theo UBND quận Hoàn Kiếm, hiện các tuyến phố của quận đang xảy ra tình trạng lấn chiếm, kinh doanh trái phép tự phát không được quản lý, gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường... Vì vậy, quận kỳ vọng việc tổ chức thí điểm các hoạt động kinh doanh trên hè phố sẽ lập lại trật tự kinh doanh buôn bán tự phát, bảo đảm mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông và vệ sinh môi trường; phát huy giá trị văn hóa của quận và thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Trước kiến nghị trên, ngày 1/12/2021, Sở Tài chính Hà Nội đã có văn bản số 7571/STC-QLG gửi UBND TP Hà Nội đề xuất việc sử dụng tạm thời hè phố trên địa bàn quận Hoàn Kiếm để kinh doanh, phục vụ khách du lịch. Sở Tài chính đề xuất UBND TP Hà Nội chỉ đạo UBND quận Hoàn Kiếm thực hiện theo thẩm quyền đã được phân cấp và tuân thủ quy định của nhà nước trong việc sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh bán cà phê, giải khát, đồ ăn nhanh phục vụ du khách.
Thản nhiên dừng ô tô trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai để... ăn lẩu Người đàn ông quê Đồng Nai cùng bạn bè dừng xe trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai để ăn lẩu. Hành vi dừng xe trên cao tốc sẽ bị xử phạt đến 12 triệu đồng thay vì mức cao nhất là 5 triệu đồng trước đây. Ngày 26/2, tin từ Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho hay, tổ...