Hà Nội xử lý ô nhiễm nước ở các hồ
Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội có trách nhiệm thống kê địa bàn thành phố, lấy mẫu nước ở các hồ, tổ chức xét nghiệm, đánh giá mức độ ô nhiễm, đề xuất phương án xử lý.
Chiều 31/8, UBND TP Hà Nội cho biết đơn vị này vừa ban hành thông báo, truyền đạt kết luận của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung về các nội dung đã thống nhất xử lý ô nhiễm nước hồ và cung cấp nước sạch trên địa bàn.
Theo thông báo này, UBND TP Hà Nội giao Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội chủ trì: Xử lý ô nhiễm môi trường nước các hồ trên địa bàn thành phố và xử lý ô nhiễm tại các bãi xử lý rác thải.
Công ty Thoát nước Hà Nội có trách nhiệm thống kê địa bàn thành phố, lấy mẫu nước, tổ chức xét nghiệm, đánh giá mức độ ô nhiễm, đề xuất phương án xử lý. Trước mắt, tổ chức xử lý thử nghiệm tại hồ Hố Mẻ, Ba Mẫu, Giáp Bát.
Ngoài ra, Công ty Thoát nước Hà Nội phải mời các chuyên gia, nhà khoa học tham gia giám sát quá trình thực hiện; thường xuyên lấy mẫu nước để xét nghiệm, đánh giá kết quả xử lý; theo dõi, đánh giá ảnh hưởng của lớp hữu cơ khi lắng xuống đáy hồ.
Nước ở nhiều hồ ở Hà Nội ô nhiễm nghiêm trọng. Ảnh: Việt Hùng
UBND TP Hà Nội giao Sở Khoa học & Công nghệ hướng dẫn Công ty Thoát nước Hà Nội lập hồ sơ gửi các Bộ Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên & Môi trường xin cấp phép sử dụng các vật liệu chế phẩm theo quy định.
Sở Ngoại vụ tham mưu để Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Hùng đàm phán với Công ty Watch Water, Công ty Nordic Water ký độc quyền tiêu thụ sản phẩm tại Việt Nam.
Video đang HOT
Liên quan đến áp dụng hệ thống lọc nước, cung cấp nước sạch trên địa bàn, chính quyền Hà Nội giao Công ty Nước sạch Hà Nội tiếp tục kiểm tra, đánh giá quá trình thử nghiệm 4 hệ thống lọc nước tại huyện Phú Xuyên và 1 hệ thống ở huyện Chương Mỹ.
“Công ty Nước sạch Hà Đông đàm phán trực tiếp vói Công ty Watch Water về hệ thống lọc nước lắp đặt cho dự án Nhà máy nước sạch Hà Đông, công suất 30.000 m3/ngày đêm. Công ty Nước sạch số 2 thực hiện lắp đặt hệ thống lọc nước, cung cấp nước sạch cho nhân dân xung quanh Khu liên hợp xử lý rác thải Nam Sơn, huyện Sóc Sơn”, thông báo nêu.
Theo_Zing News
Nguyên nhân nào khiến Hà Nội chìm trong biển nước sau trận mưa lớn?
Thông tin từ Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho biết, do mưa lớn kéo dài trong 5 giờ nên TP xảy ra nhiều điểm ngập úng, có nơi đến 0,5m.
Sáng ngày 25/5, nhiều tuyến đường, phố Hà Nội chìm sâu trong biển nước sau trận mưa lớn nhất từ đầu hè. Nhiều phương tiện ô tô, xe máy bị "chết đuối" giữa đường, nhiều học sinh, cán bộ phải "lội nước" đến nơi làm việc.
Đưa ra nguyên nhân của việc ngập úng trên, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho PV báo Người đưa tin biết, do ảnh hưởng của một đợt không khí lạnh nên trong suốt ngày 24/5, trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã xảy ra mưa rải rác.
Từ hồi 23h00 ngày 24/5, đến 4h30 ngày 25/5, trên địa bàn Thành phố có mưa lớn đột biến tập trung trong khoảng 5 giờ, xảy ra trên diện rộng.
Người Hà Nội "bơi" đến nơi làm việc.
Theo số liệu của của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, tổng lượng mưa đo được tại Cầu Giấy 277,8mm; Mễ Trì 235,5mm ; Ngã Tư Sở 228,7mm; Trúc Bạch 206,9mm; Nam Từ Liêm 214,1mm; Thanh Liệt 252mm; Hoàng Quốc Việt 249mm; Xuân Đỉnh 196,9mm; Vân Hồ 187,1mm; Hồ Tây 168,5mm; Lương Định Của 193,6mm và các nơi khác xấp xỉ 200mm.
Theo biểu đồ mưa, trong thời gian 5 giờ lượng mưa đo được tại Cầu Giấy là 118mm lớn hơn nhiều so với tính toán của Dự án thoát nước Hà Nội là 310mm/2 ngày.
(Trận mưa lịch sử diễn ra từ 30/10/2008 đến ngày 2/11/2008 có lượng mưa là 574,2mm/4 ngày). Mặt khác, do mưa trên diện rộng khắp lưu vực sông Nhuệ nên nước từ hệ thống tiêu thoát ra sông Nhuệ lớn, dẫn đến mực nước dâng cao.
Thời điểm sáng 25/5, mực nước trên sông Nhuệ tại trạm bơm Đồng Bông I là 5.80m, tại Thanh Liệt là 4.99 (cao hơn mực nước bình thường trên 3m). Hiện trạng trên đã ảnh hưởng lớn đến khả năng thoát nước của Thành phố.
Do lượng mưa lớn đột biến vượt quá khả năng của hệ thống, cùng với ảnh hưởng của các công trình hạ tầng kỹ thuật đang thi công như mương Vĩnh Tuy, mương Thụy Khuê, mương Nghĩa Đô, mương Tây Sơn, mương Trắng Chẹm, mương Y Khoa, mương Phương Mai, mương/hồ Tân Mai, (mương N1, mương N2 lưu vực Ba Xã...
Tại thời điểm 6h ngày 25/5, đã xảy ra úng ngập tại Trần Bình, Phan Văn Trường, Hoàng Quốc Việt (trước ĐH Điện lực), Phạm Văn Đồng (trước Công ty Cầu 7, ngã Xuân Đỉnh - Tân Xuân), ngã ba Dương Đình Nghệ - Nam Trung Yên, Hoa Bằng, Đội Cấn, Mạc Thị Bưởi, Minh Khai (chân cầu Vĩnh Tuy), Hoàng Mai, Nguyễn Chính, Thanh Đàm, ngã tư Huỳnh Thúc Kháng - Nguyên Hồng, Định Công, Thái Thịnh (trước viện Châm cứu), Trường Chinh (từ Viện Y học Hàng không đến Tôn Thất Tùng), Quan Nhân, Vũ Trọng Phung, Nguyễn Huy Tưởng, Cự Lộc, Nguyễn Trãi (trước ĐH Khoa học nhân văn và trước số nhà 497), Triều Khúc... với mức độ từ 0,2m đến 0,5m.
Đến thời điểm 8h ngày 25/5, chỉ còn lại 7 vị trí còn đọng nước trên mặt đường là phố Trần Bình, Phan Văn Trường, Phạm Hùng (trước tòa nhà Keangnam), Minh Khai (chân cầu Vĩnh Tuy), Nguyễn Chính, Quan Nhân.
Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho hay: Từ cuối năm 2015, đầu năm 2016, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã có kế hoạch chuẩn bị cho mùa mưa. Các công trình cải tạo, sửa chữa hệ thống thoát nước được triển khai thi công như: Cải tạo thoát nước phố Thợ Nhuộm, Cải tạo rãnh đường Phạm Văn Đồng, Cải tạo thoát nước trên Đại lộ Thăng Long (nhánh đi đường 70), Cải tạo thoát nước đường Vành đai 3, Cải tạo thoát nước phố Cự Lộc, Cải tạo thoát nước phố Tây Sơn, Cải tạo thoát nước phố Huỳnh Thúc Kháng... và nhiều công trình xây dựng rãnh hỗn hợp trên các tuyến phố.
Đặc biệt, công trình cải tạo nối thông kênh dẫn thông thường và kênh dẫn khẩn cấp của trạm bơm Yên Sở hoàn thành đã hạ mực nước trên hệ thống thoát nước xuống 0,7m và phát huy hiệu quả đầu tư. Mặt khác, hệ thống hồ điều hòa cũng được điều tiết giữ mực nước thấp nên trong đợt mưa này nước đã thoát nhanh.
Theo đơn vị này, ngay từ khi xảy ra mưa, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã triển khai lực lượng ứng trực tại hiện trường, thực hiện công tác tua vớt rác tại miệng thu hàm ếch, khơi thông dòng chảy.
Các dàn thiết bị cơ giới đã thực hiện ứng trực để kịp thời hỗ trợ thông tắc tại các vị trí được phân công. Các cửa phai hồ Thành Công, Giảng Võ, Bảy Mẫu, Đống Đa... đã được mở để điều hoà nước.
Trạm bơm Yên Sở, trạm bơm Đồng Bông I, Đồng Bông II và các trạm bơm cục bộ khác liên tục vận hành để hạ mực nước trên hệ thống.
Trong thời gian xảy ra mưa, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã bố trí nhân lực, thiết bị phối hợp với các Nhà thầu có công trình thi công trên hệ thống thanh thải dòng chảy nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng đến khả năng thoát nước.
Đồng thời, đã phối hợp với Ban chỉ huy phòng chống thiên tai Thành phố đề nghị tạm dừng bơm nước từ hệ thống mương nông nghiệp khu vực thượng lưu sông Nhuệ để giảm tải lượng nước bổ cập ra sông Nhuệ phục vụ thoát nước nội thành theo phương án thoát nước mùa mưa.
Tuy nhiên, để giải quyết tình trạng úng ngập lưu vực sông Nhuệ, hiện nay Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đang mở đập Thanh Liệt để đưa nước về trạm bơm Yên Sở và vận hành hết công suất, hỗ trợ tiêu thoát nước nước từ sông Nhuệ.
Nhất Nam
Theo NTD
Từ 1/10: Giá nước sạch tại Hà Nội tăng 19% Theo thông báo của Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội, từ ngày 1/10, các đơn vị cung cấp nước sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ tăng giá bán nước sạch thêm khoảng 19% so với giá đang áp dụng. Giá bán nước sạch sinh hoạt theo cách tính lũy tiến sẽ tăng từ 5.020 đồng/m3 lên 5.973 đồng/m3...