Hà Nội xem xét giảm xe buýt để hạn chế ùn tắc
Khẳng định xe buýt có khả năng vận chuyển lớn, nhưng cũng là tác nhân gây ùn ứ, Giám đốc Sở Giao thông Hà Nội cho biết sẽ nghiên cứu, giảm thiểu lượng xe buýt đi vào giờ cao điểm tại nút trọng điểm.
Trên đường Xuân Thuỷ – Cầu Giấy, Nguyễn Trãi – Hà Đông, cảnh xe buýt nối đuôi nhau ùn tắc giao thông thường xuyên diễn ra. Ảnh: Bá Đô
Sáng 22/10, tại hội nghị bàn giải pháp chống ùn tắc giao thông, đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông (Công an Hà Nội) đề nghị Sở Giao thông xem xét phương án di chuyển các tuyến xe buýt đi qua các điểm hay xảy ra ùn tắc sang đường khác và giảm tần suất tuyến xe này trong giờ cao điểm.
Theo đại tá Thắng, trên các tuyến đường thường xuyên xảy ra ùn tắc, mật độ tham gia giao thông cao nên mỗi khi xe buýt dừng là hàng loạt xe phía sau phải dừng theo, gây ùn tắc nghiêm trọng.
Không đồng tình với kiến nghị trên, ông Trần Đăng Hải, Chánh thanh tra Sở Giao thông cho biết tại các tuyến có nguy cơ ùn tắc cao, Sở đã giảm mật độ xe buýt hoạt động vào giờ cao điểm. Mỗi giờ giảm 30 xe trên các trục Nguyễn Trãi, Xuân Thuỷ – Cầu Giấy, việc này không ảnh hưởng đến nhu cầu của khách.
Trong thời gian tới, theo ông Hải, Sở nên tạo điều kiện cho xe buýt hoạt động vì đây là phương tiện vận chuyển được nhiều người. “Với trường hợp ùn tắc kéo dài nên bổ sung giải pháp khác, cụ thể như xe con có khả năng vận chuyển thấp nhưng lưu lượng cao nên có thể giảm xe này xuống trong giờ cao điểm, đưa sang các tuyến khác”, ông Hải kiến nghị.
Khẳng định xe buýt có khả năng vận chuyển cao, tuy nhiên cũng là một trong những tác nhân gây ùn ứ trong giờ cao điểm, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông Hà Nội nhấn mạnh, thời gian tới Sở sẽ giao Trung tâm điều hành giao thông đô thị nghiên cứu, điều chuyển để giảm thiểu lượng xe buýt đi vào giờ cao điểm tại nút trọng điểm.
Video đang HOT
“Tôi nghĩ dù ít xe buýt, nhân dân có thể chờ lâu hơn 20 phút, nhưng vẫn hơn là có nhiều xe buýt, lên được rồi mà nối đuôi nhau, chôn chân dưới đường cả tiếng vì ùn ứ”, ông Viện nói.
Theo cảnh sát giao thông Hà Nội, thủ đô có 11 dự án đang thi công, trong đó có 27 điểm rào chắn, 23 điểm có nguy cơ ùn tắc, đặc biệt là tuyến Cát Linh – Hà Đông, Nhổn – Ga Hà Nội. Lưu lượng phương tiện những tháng cuối năm tại 15 tuyến trọng điểm đang quá tải 6-7 lần. Hơn nữa rào chắn tại các công trường chiếm 4-5 m đường, khiến các phương tiện đi lại ngày càng khó khăn.
Số liệu của Phòng cảnh sát giao thông cho thấy, mỗi tháng Hà Nội có thêm gần 15.000 xe máy, 4.000 ôtô trong khi đó cơ sở hạ tầng chưa phát triển kịp nên áp lực giao thông tăng cao.
Thời gian qua, Thanh tra Sở giao thông Hà Nội đã xử phạt 2 công trình hầm chui Nguyễn Trãi – Khuất Duy Tiến và Trung Hòa với số tiền 29 triệu đồng do các lỗi: Không có người hướng dẫn giao thông, không bố trí đủ biển báo rào chắn, đèn báo thi công.
Tại dự án Cát Linh – Hà Đông, Công ty Trường Sơn thi công ga La Thành không có giấy phép đã bị phạt 8 triệu đồng. Tại tuyến Nhổn – Ga Hà Nội, Công ty DaLim bị phạt 75 triệu đồng do không thực hiện phương án thi công và thời gian quy định. Nhà thầu Posco cũng bị phạt 4 triệu đồng, do không có hướng dẫn người tham gia giao thông cạnh công trường…
Bá Đô
Theo VNE
Sở Giao thông Hà Nội không cấp mới lốt xe từ năm 2013
Trước phản ánh của Bộ trưởng Đinh La Thăng về tiêu cực trong cấp lốt xe ở bến Mỹ Đình, đại diện Sở Giao thông Vận tải Hà Nội khẳng định quy trình được niêm yết công khai và từ năm 2013 đến nay không cấp mới.
Trao đổi với báo chí ngày 17/10, ông Nguyễn Tuyển, Phó phòng quản lý vận tải, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho hay, quy trình cấp lốt xe (cho phép xe chạy tuyến nhất định) trên tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh thuộc thẩm quyền của Sở. Đơn vị kinh doanh vận tải đặt trụ sở hoặc chi nhánh tỉnh, thành nào thì đăng ký cấp lốt xe tại Sở Giao thông tỉnh, thành đó.
"Sở Giao thông Hà Nội niêm yết công khai quy trình cấp lốt xe tại phòng một cửa của Sở. Doanh nghiệp có nhu cầu gửi hồ sơ đề nghị cấp qua bưu điện hay trực tiếp nộp tại phòng một cửa. Khi nhận được hồ sơ, Sở sẽ có văn bản lấy ý kiến của Sở Giao thông tỉnh bạn (là đầu đến và đi của tuyến). Nếu Sở Giao thông tỉnh bạn thống nhất, Sở sẽ ra công văn chấp thuận và ngược lại các tỉnh bạn cũng vậy", ông Tuyến nêu quy trình.
Bến xe Mỹ Đình mới được mở rộng từ 1,9 ha lên gần 3 ha. Ảnh: Phương Sơn.
Phó phòng quản lý vận tải cho biết, theo quy định hiện nay (thông tư 63 của Bộ Giao thông), việc mở tuyến vận tải cố định phải có văn bản chấp thuận của Sở Giao thông nơi doanh nghiệp nộp hồ sơ. Tuy nhiên, hiện lãnh đạo Bộ đã có ý kiến bỏ quy định chấp thuận khai thác tuyến, chỉ quản lý theo phù hiệu do Sở Giao thông cấp để giảm bớt thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Trường hợp một tuyến có nhiều doanh nghiệp khai thác thì tổ chức đấu thầu.
Việc cấp lốt xe tại bến Mỹ Đình, ông Tuyển thông tin, việc quản lý vận tải tại đây đang được thực hiện theo Quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ toàn quốc đến năm 2020 định hướng đến 2030 của Bộ Giao thông ban hành ngày 25/6. Theo đó, cùng với 2 bến xe Giáp Bát và Lương Yên, bến Mỹ Đình phải giữ ổn định, không tăng tần suất hoạt động của các hãng xe, trừ các dịp lễ Tết, khi nhu cầu đi lại của người dân tăng cao. Tuy nhiên, việc cấp lốt sẽ được cơ quan có thẩm quyền xem xét điều chỉnh định kỳ nếu các doanh nghiệp vận tải có nhu cầu và hạ tầng kỹ thuật đáp ứng.
"Từ 2013 đến nay bến Mỹ Đình duy trì ổn định 1.642 lốt xe và không cấp mới các lốt xe mặc dù bến Mỹ Đình mới được nâng cấp mở rộng từ 1,9 ha lên gần 3 ha", ông Tuyển nói.
Phó giám đốc bến Mỹ Đình Nguyễn Mạnh Tuấn cho hay nhiều năm nay không có lốt xe được cấp mới. Ảnh: Võ Hải.
Theo Phó giám đốc bến xe Mỹ Đình, ông Nguyễn Mạnh Tuấn, bến Mỹ Đình hiện có khoảng 220 doanh nghiệp vận tải hoạt động với 1.300 lượt xe chạy trên 148 tuyến đường. Việc mở rộng bến để đáp ứng cho các phương tiện hoạt động vận tải đã có từ trước, mấy năm trở lại đây bến Mỹ Đình không tiếp nhận việc tăng tần suất đối với các hãng xe.
Trả lời về thông tin "chạy một lốt xe tại bến Mỹ Đình mất 500-600 triệu đồng" do Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đưa ra, ông Tuấn cho hay, đơn vị này không có thẩm quyền cấp lốt xe mà chỉ thực hiện chức năng quản lý theo các hợp đồng với doanh nghiệp vận tải theo quy định quản lý nhà nước. "Thông tin mua bán lốt xe chúng tôi không nắm được", Phó giám đốc bến Mỹ Đình nói.
Trước đó ngày 16/10, Sở Giao thông Hà Nội có văn bản đề nghị Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng cung cấp thông tin cụ thể về tiêu cực xin lốt xe tại Bến xe Mỹ Đình. Theo đơn vị này, có một số tờ báo đăng bài nêu ý kiến của Bộ trưởng Thăng tại cuộc họp giải quyết các kiến nghị của Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam ngày 15/10 với nội dung: "Có người nói với tôi, xin một lốt xe vào bến Mỹ Đình mất đến 500-600 triệu đồng".
Sở Giao thông Hà Nội đề nghị người đứng đầu Bộ Giao thông cung cấp thông tin cụ thể để kiểm tra, xác minh và xử lý.
Võ Hải
Theo VNE
Hà Nội di dời bến tàu thủy trên hồ Tây Toàn bộ du thuyền, nhà hàng nổi, bến bãi tại khu vực vui chơi giải trí trên hồ Tây sẽ được di dời về Đầm Bảy, thuộc phường Nhật Tân. UBND TP Hà Nội vừa thống nhất với đề xuất của Sở Giao thông Vận tải việc di dời bến tàu thủy nội địa trên hồ Tây. Theo đó, thành phố giao Sở...