Hà Nội: Xe khách Thanh Bình ‘xé tuyến’, đón trả khách vô tội vạ
Dù không có lộ trình đi vào khu vực bến xe Mỹ Đình và các tuyến phố nội thành Hà Nội, nhưng nhà xe Thanh Bình vẫn ngang nhiên vi phạm.
Nhà xe Thanh Bình đón trả khách trái phép trên đường Hồ Tùng Mậu (Q.Cầu Giấy, Hà Nội) – Ảnh cắt từ clip
Theo phản ánh, xe khách 34 chỗ BKS 29F-000.07 của nhà xe Thanh Bình (Nam Định) thường xuyên chạy vượt tuyến vào các tuyến đường cấm của Thủ đô đón trả khách dù lộ trình được cấp phép của các xe này chỉ là Bến xe Thịnh Long – Quốc lộ 21B – Đường Lê Đức Thọ – Quốc lộ 10 – Quốc lộ 21 – Đường Hồ Chí Minh – Ngã ba Xuân Mai – Bến xe Sơn Tây (Hà Nội).
Điều đáng nói, chiếc xe khách này được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, kết nối trực tiếp về Sở GTVT Nam Định và Hà Nội để quản lý giám sát hành trình, luồng tuyến, tốc độ… nhưng các Sở vẫn không phát hiện ra vi phạm.
Từ thông tin độc giả cung cấp, chiều ngày 5/12, PV Tạp chí GTVT phát hiện xe khách BKS 29F-000.07 của nhà xe Thanh Bình vi phạm lộ trình, chạy vượt tuyến khi xe này di chuyển từ Vành đai 3 trên cao, rẽ xuống cầu vượt Mai Dịch – Hồ Tùng Mậu trả khách.
Video đang HOT
Đáng nói, do không có điểm đón cố định, nhà xe này bất chấp, sẵn sàng cho khách hàng xuống xe ngay giữa đường, trước dòng phương tiện đông đúc đang lưu thông với tốc độ cao.
“Đường đông, mà tôi thấy xe khách chạy rất ẩu, cứ có khách là phanh gấp đón, bất chấp các phương tiện khác đang lưu thông. Có những lúc đón khách, lái xe vừa cho xe chạy trong lúc khách lên, gây nguy hiểm không chỉ cho phương tiện xung quanh mà còn cho chính hành khách…” – anh Hùng, một tài xế xe công nghệ cho hay.
Cần phải nói thêm rằng, trên các trục đường Phạm Hùng, Hồ Tùng Mậu, Lê Đức Thọ… đã có biển cấm tất cả các xe khách không có lộ trình tuyến đi BX Sơn Tây hoạt động. Như vậy, xe của nhà xe Thanh Bình còn vi phạm thêm lỗi đi vào đường cấm.
Xe khách Thanh Bình chạy sai lộ trình, chạy vượt tuyến, đi vào đường cấm.
Trả lời về việc xe Thanh Bình mang biển số 29F-000.07 không có lộ trình qua các tuyến đường nội đô nhưng vẫn chạy xuyên tâm qua khu vực BX Mỹ Đình và các trường Đại học đóng trên địa bàn quận Cầu Giấy đón trả khách, ông Trần Nhật Quang, Chánh Thanh tra Giao thông Hà Nội cho biết đã nắm được sự việc. “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp với Phòng Quản lý, phương tiện và người lái thông qua thiết bị giám sát hành trình kiểm tra, xử lý nghiêm các phương tiện cố tình chạy sai hành trình, trong đó có các xe của nhà xe Thanh Bình”, ông Quang khẳng định.
Điểm danh 10 tuyến đường Hà Nội ưu tiên tổ chức làn riêng cho xe buýt
Hà Nội dự kiến tổ chức làn ưu tiên cho xe buýt trên 10 tuyến đường để nâng sức hút của vận tải khách công cộng...
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc Hà Nội thiết lập làn đường ưu tiên cho xe buýt là cần thiết nhằm đảm bảo tính đúng giờ, thu hút người dân chuyển đổi phương tiện cá nhân sang dịch vụ vận tải khách công cộng - Ảnh minh họa
Theo kế hoạch phát triển phương tiện vận tải hành khách công cộng giai đoạn từ năm 2021-2030, Hà Nội đặt mục tiêu nâng tỷ lệ đảm nhận của xe buýt phấn đấu đạt 10,5% vào năm 2020 (tương ứng cần khoảng 2.500 phương tiện sức chứa trung bình 60 chỗ). Tỷ lệ này sẽ đạt khoảng 16-18% vào năm 2025 (tương ứng cần khoảng từ 4.000 - 4.500 phương tiện sức chứa trung bình 60 chỗ) và khoảng 25% vào năm 2030 (tương ứng cần từ 6.700 - 6.800 phương tiện sức chứa trung bình 60 chỗ.
Để thực hiện mục tiêu này, Hà Nội đề đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ tổ chức 10 làn đường ưu tiên cho xe buýt. Trong đó, giai đoạn 2021-2025 nghiên cứu để tổ chức 5 làn ưu tiên với tổng chiều dài gần 23km trên các tuyến đường: Hoàng Quốc Việt (2,5km), Trần Duy Hưng (1,7km), Xã Đàn (1,7 km); Võ Chí Công (4,7km); Võ Văn Kiệt (12km).
Giai đoạn 2026-2030, Hà Nội dự kiến tổ chức 5 làn ưu tiên với tổng chiều dài hơn 82km trên các tuyến: Nhổn - Hồ Tùng Mậu (5km), Ngọc Hồi - BX Thường Tín (9,3km), Trần Duy Hưng - Hòa Lạc (27km); Mỹ Đình - Nội Bài (25km, đoạn từ Bến xe Mỹ Đình - đường Phạm Hùng - đường Phạm Văn Đồng - cầu Thăng Long - đường Võ Văn Kiệt - Sân bay Nội Bài), Thường Tín - Phú Xuyên (16km, dọc theo QL1 cũ).
Bên cạnh giải pháp thiết lập làn đường ưu tiên, Hà Nội cũng yêu cầu các cơ quan liên quan nghiên cứu, tổ chức hợp lý hóa mạng lưới tuyến xe buýt để tăng tính kết nối, trung chuyển hành khách giữa hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt với tuyến đường sắt đô thị; Số hóa hệ thống điểm dừng, nhà chờ xe buýt.
Đồng thời, xây dựng các điểm trung chuyển kết nối mạng lưới tuyến xe buýt; triển khai các loại hình giao thông tiếp cận (xe đạp công cộng ...), các điểm trông giữ phương tiện cá nhân cho hành khách đi xe buýt,...
Theo TS Phan Lê Bình, chuyên gia Jica, giảng viên Trường Đại học Việt Nhật, định hướng làn đường ưu tiên cho xe buýt của Hà Nội là hợp lý. "Khi có làn đường ưu tiên, vận tốc khai thác của xe buýt được duy trì, tính đúng giờ được đảm bảo, người dân mới yên tâm lựa chọn vận tải công cộng đi làm, đi học thay vì phương tiện cá nhân như hiện nay", TS. Bình nói.
Cũng theo TS. Bình, ngoài 10 cung đường dự kiến, Hà Nội cũng có thể nghiên cứu làn ưu tiên cho xe buýt trên các tuyến đường đã và sắp được mở rộng như: Láng, Minh Khai - Trường Chinh,... và trong tương lai, những tuyến đường có từ 3 làn xe trở lên như Đại Cồ Việt cũng nên lập làn dành riêng cho xe buýt.
Truy tìm người lái xe tải đâm chết người rồi bỏ chạy ở Hà Nội Lực lượng chức năng đang vào cuộc điều tra và truy tìm tung tích tài xế xe tải bước đầu được xác định là người gây tai nạn tại Cầu Giấy, Hà Nội khiến 1 người phụ nữ tử vong rồi sau đó bỏ chạy. Ảnh: NLĐ Thông tin ban đầu, vụ tai nạn giữa xe tải và một người phụ nữ đi...