Hà Nội: Xây dựng hướng dẫn cách ly F1 tại nhà, trường hợp nào đủ điều kiện?
Theo dự thảo được CDC Hà Nội xây dựng, các F1 khi cách ly tại nhà sẽ được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 ít nhất 3 lần vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ khi bắt đầu cách ly.
Trao đổi với Dân trí sáng nay, bà Lã Thị Lan, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội cho biết, đơn vị này đã xây dựng dự thảo Hướng dẫn tạm thời cách ly y tế tại nhà phòng, chống dịch Covid-19 cho người tiếp xúc gần (F1) và người về từ vùng dịch để trình Sở Y tế Hà Nội xem xét.
Mục đích của đề xuất này là để giảm nguy cơ lây nhiễm chéo, ngăn ngừa tình trạng quá tải tại các khu cách ly y tế tập trung và tạo tâm lý thoải mái, giảm chi phí cho người được cách ly y tế.
Theo dự thảo được CDC Hà Nội xây dựng, các F1 khi cách ly tại nhà sẽ được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 ít nhất 3 lần vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ khi bắt đầu cách ly (Ảnh minh họa).
Cụ thể, theo hướng dẫn này, những đối tượng F1 có thể được áp dụng cách ly tại nhà bao gồm:
- Những người tiếp xúc gần (F1) và không phải là người trong cùng gia đình, trong cùng phòng làm việc, trong cùng bàn ăn, uống với ca bệnh xác định;
- Các F1 bắt buộc phải có người chăm sóc hỗ trợ như: trẻ em dưới 12 tuổi, người tàn tật, phụ nữ sau sinh và cho con bú trong vòng 12 tháng;
- Tất cả người sống trong một nhà/nơi cư trú đều là F1;
- Những người đang cách ly tập trung (F1 hoặc về từ vùng dịch) đủ 7 ngày, có kết quả xét nghiệm RT- PCR ngày thứ 7 âm tính với SARS-CoV-2 được chuyển về cách ly tại nhà;
Video đang HOT
- Người trực tiếp chăm sóc, hỗ trợ F1 được cách ly cùng với F1 tại nhà;
- Đối với các F1 nguy cơ cao: F1 cùng gia đình hoặc cùng phòng làm việc hoặc cùng bàn ăn với trường hợp xác định thì Ban chỉ đạo phòng chống dịch cơ sở cân nhắc các điều kiện cách ly tại nhà và các yếu tố nguy cơ dịch bệnh để quyết định.
Các F1 thuộc diện cách ly tại nhà sẽ phải thực hiện cách ly 14 ngày liên tục kể từ ngày bắt đầu cách ly. Riêng người đã được cách ly tập trung 7 ngày thì tiếp tục cách ly tại nhà 7 ngày. Sau cách ly y tế, tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà 14 ngày tiếp theo.
Các F1 khi cách ly tại nhà sẽ được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 ít nhất 3 lần vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ khi bắt đầu cách ly. Riêng người đã được cách ly y tế tập trung 7 ngày thì lấy mẫu xét nghiệm vào ngày thứ 7 cách ly tại nhà.
Hướng dẫn cũng quy định chi tiết về các điều kiện cơ sở, vật chất để tại nơi cách ly, cụ thể:
- Là nhà ở riêng lẻ; căn hộ trong khu tập thể, khu chung cư.
- Trước cửa nhà có biển cảnh báo nền đỏ, chữ vàng: “Địa điểm cách ly y tế phòng, chống dịch covid-19″.
- Phải có phòng cách ly riêng, khép kín và tách biệt với khu sinh hoạt chung của gia đình.
- Phòng cách ly phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Có nhà vệ sinh, nhà tắm dùng riêng, có đủ dụng cụ vệ sinh cá nhân, xà phòng rửa tay, nước sạch, dung dịch sát khuẩn tay chứa ít nhất 60% cồn. Có dụng cụ đo thân nhiệt cá nhân trong phòng.
Trong phòng cách ly có 2 thùng đựng chất thải, có nắp đậy, mở bằng đạp chân, một thùng có lót túi màu vàng để đựng chất thải gồm khẩu trang, khăn, giấy lau mũi miệng, có dán nhãn “chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV- 2″; một thùng có lót túi màu xanh để đựng chất thải sinh hoạt khác.
Không được dùng điều hòa trung tâm, có thể dùng điều hòa riêng; đảm bảo thông thoáng khí, tốt nhất nên thường xuyên mở cửa sổ.
Có máy giặt hoặc xô, chậu đựng quần áo để người cách ly tự giặt.
Có chổi, cây lau nhà, giẻ lau, 2 xô và dung dịch khử khuẩn hoặc chất tẩy rửa thông thường để người cách ly tự làm vệ sinh khử khuẩn phòng. Phòng cách ly phải được vệ sinh khử khuẩn hằng ngày.
- Phải trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân phòng, chống lây nhiễm (khẩu trang y tế, găng tay y tế, giày, kính bảo hộ, quần, áo) để người nhà sử dụng khi bắt buộc phải tiếp xúc gần với người cách ly.
- Bố trí bàn trước cửa phòng cách ly để cung cấp suất ăn riêng, nước uống và các nhu yếu phẩm khác cho người cách ly. Nghiêm cấm không được mang đồ dùng, vật dụng của người cách ly ra khỏi nhà.
- Nếu có điều kiện, khuyến khích lắp camera để giám sát người cách ly.
Hà Nội nên thí điểm cách ly F1 tại nhà để "tập dượt" trước
TS Trần Đắc Phu cho rằng Hà Nội cần thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 để cắt đứt chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng.
Đồng thời nên thí điểm việc cách ly F1 tại nhà để phòng tình huống số mắc tăng lên.
Trong đợt dịch thứ 4 kéo dài từ ngày 27/4 đến nay, Hà Nội phát hiện 775 ca, trong đó số mắc ngoài cộng đồng 474 ca (nhiều trường hợp được sàng lọc ngoài cộng đồng với biểu hiện ho, sốt...), số mắc là đối tượng đã được cách ly 301 ca. Đáng chú ý, TP xuất hiện ổ dịch mới tại Bệnh viện Phổi Hà Nội đã có 26 ca dương tính (tính đến trưa 26/7). Từ 6h ngày 24/7, TP cũng chính thức thực hiện việc giãn cách theo Chỉ thị 16.
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết ngay từ đầu các chuyên gia đã nhận Hà Nội là "vùng trũng" của dịch nên nguy cơ cao. Gần đây, TP phát hiện nhiều trường hợp dương tính qua sàng lọc những ca ho, sốt tại cộng đồng, xuất hiện nhiều chùm ca bệnh như chuỗi lây nhiễm tại nhà thuốc Đức Tâm (Láng Hạ)... Điều đó, cho thấy các ca bệnh không rõ nguồn lây nằm rải rác.
"Những ca phát hiện qua sàng lọc các trường hợp ho, sốt chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm". TP sẽ còn những ca bệnh lẩn khuất ở trong cộng đồng mà chưa phát hiện ra", ông Phu phân tích.
Vì thế, chuyên gia nhấn mạnh Hà Nội cần thực hiện nghiêm việc giãn cách theo Chỉ thị 16 đến từng hộ gia đình, đồng thời thực hiện tốt 5K để cắt đứt chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng. Nguyên tắc là mỗi nhà đều "cửa đóng, then cài", về cơ bản đóng cửa các cửa hàng cửa hiệu trừ cửa hàng cung cấp thực phẩm và nhu yếu phẩm thiết yếu... Người dân chỉ ra đường khi thật sự cần thiết và được chính quyền cho phép. Đồng thời, các hoạt động lao động, sản xuất, giao thông cũng cần sắp xếp lại để hạn chế giao tiếp.
"Nếu thực hiện không nghiêm thì cũng sẽ không có tác dụng gì. Giống như chúng ta chỉ rào hai đầu ngõ, đầu phố nhưng ở trong người dân vẫn giao lưu, tiếp xúc thì cũng không có tác dụng. Đặc biệt, biến chủng Delta lây lan rất nhanh, chỉ trong thời gian ngắn có thể lây lan ra nhiều người, nếu người nhiễm virus mà đi lại nhiều nơi thì dịch nhanh chóng lây lan ra diện rộng", TS Phu phân tích.
Ngoài việc tránh tập trung đông người khi đi chợ, siêu thị, TS Phu cũng lưu ý Hà Nội không để diễn ra bất kỳ hoạt động nào tập trung đông người như khi đi xét nghiệm hay tới đây là ra quân chiến dịch tiêm chủng vắc xin ngừa Covid- 19.
TP cũng cần phải lên phương án cho cách ly, điều trị cần thiết nếu số ca mắc tăng cao. Bởi khi số mắc tăng cao thì số trường hợp nặng nhiều hơn, bệnh nhân tử vong cũng nhiều.
Trong bối cảnh này, theo ông Hà Nội nên triển khai thí điểm cho cách ly F1 tại nhà, điều kiện là cần đảm bảo đúng theo quy định của Bộ Y tế. Bộ Y tế đã có hướng dẫn cụ thể về nội dung này.
"Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Quốc gia đã cho phép, Hà Nội nên triển khai. Việc làm này vừa để thí điểm vừa để tập dượt sẵn sàng cho tình huống khi các ca bệnh nhiều lên", TS Phu cho biết.
Ngoài ra, số ca mắc ở Hà Nội chưa thật nhiều nên giám sát trên diện rộng có chỉ định, không xét nghiệm tràn lan nhằm phát hiện những ổ dịch. Việc truy vết vẫn là cần thiết để tách F0 ra khỏi cộng đồng.
Song song với đó, Hà Nội cũng cần đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng. "Tiêm chủng mới phòng bệnh bền vững nhất còn giãn cách chỉ là thời điểm. Đối với người dân lúc này, khi ho, sốt phải báo ngay với nhân viên y tế", TS Phu nhấn mạnh.
Bộ Y tế đề xuất Bình Dương thí điểm cách ly F1 tại nhà Bộ Y tế đề xuất Bình Dương triển khai thí điểm cách ly F1 tại nhà, tại doanh nghiệp/ký túc xá doanh nghiệp (nếu có điều kiện) để sẵn sàng áp dụng khi dịch bệnh bùng phát trên diện rộng. Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận Thường trực Đặc biệt của Bộ Y tế tại TP.HCM đã ký công văn về...