Hà Nội xây dựng 3 kịch bản phòng, chống úng ngập mùa mưa bão năm 2020
Sở NN&PTNT Hà Nội vừa ban hành Phương án số 31/PA-SNN, về phòng, chống úng ngập khu vực ngoại thành và đảm bảo an toàn hồ, đập trong mùa mưa bão năm 2020.
Theo đó, Sở NN&PTNT đã xây dựng các kịch bản giả định phòng, chống úng ngập khu vực ngoại thành và đảm bảo an toàn hồ, đập trong mùa mưa bão năm 2020, Kịch bản 1: Mưa dưới 50 mm trong 1 ngày; Kịch bản 2: Mưa từ 100 đến 200 mm trong 3 ngày; Kịch bản 3: Mưa từ 200 đến 300 mm (hoặc lớn hơn) trong 3 ngày.
Với các kịch bản trên, Sở NN&PTNT đã có các giải pháp chung. Đó là, thường xuyên theo dõi tình hình mực nước tại các triền sông, theo dõi diễn biến thời tiết để điều tiết nước tưới, tiêu cho lúa vụ mùa một cách linh hoạt và chủ động để đảm bảo nguồn nước tưới và kịp thời chống úng khi mưa bão (đặc biệt là giai đoạn đầu vụ mùa).
Video đang HOT
Các công ty thủy lợi chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý, vận hành, khai thác các công trình thủy lợi nhận bàn giao từ UBND các quận, huyện, thị xã theo nội dung Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 19-9-2016 của UBND thành phố. Chuẩn bị đủ vật tư, phương tiện, nhân lực đáp ứng yêu cầu xử lý sự cố theo phương châm “4 tại chỗ”. Đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đặc biệt là hồ chứa và hệ thống cống dưới đê.
Phổ biến, tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về ý thức bảo vệ công trình thủy lợi; triển khai giải tỏa các vi phạm, các chướng ngại vật trên dòng chảy trong hệ thống, kịp thời ngăn chặn không để phát sinh vi phạm mới, tái vi phạm; tạo dòng chảy thông thoáng trên các sông, kênh, mương chính (đặc biệt là trục chính sông Nhuệ và các hệ thống tưới, tiêu chính).
Sở NN&PTNT cũng yêu cầu các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản thực hiện các giải pháp gia cố bờ khu nuôi, chuẩn bị vật tư như đăng, lưới đề phòng tràn bờ khu nuôi khi có mưa lớn và nước lũ. Xác định vị trí các vùng chuyên canh rau màu, hoa, cây ăn quả chất lượng cao, khu vực nuôi trồng thủy sản tập trung, khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế cao để xây dựng phương án tiêu thoát nước hợp lý; chuẩn bị đầy đủ vật tư, nhân lực lắp đặt trạm bơm dã chiến phục vụ chống úng khi cần thiết. Khi có mưa lớn xảy ra, tập trung ưu tiên tiêu úng cho các khu vực này…
Sở NN&PTNT cũng đã lên phương án phối hợp vận hành hệ thống công trình thủy lợi sông Nhuệ phòng, chống úng ngập trong mùa mưa năm 2020.
Hà Nội còn 8 quận, huyện chưa gieo cấy vụ Xuân 2020
Thông tin từ Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, đến ngày 9/2, toàn TP đã gieo cấy được trên 23.000ha cây trồng vụ Xuân 2020, đạt khoảng 26% kế hoạch.
Tránh phát sinh yêu cầu bổ sung nguồn nước vụ Xuân Cơ bản lấy đủ nước gieo cấy vụ Xuân cho khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ
Bà con nông dân tích cực xuống đồng gieo cấy vụ Xuân
Ngày 9/2 - ngày cuối trong đợt 2 lấy nước vụ Xuân 2020, Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp thủy lợi tập trung vận hành tối đa hệ thống các công trình thủy lợi, tập trung lấy nước, trữ nước vào hệ thống ao hồ, kênh mương...
Thống kê đến trưa nay (9/2), các doanh nghiệp thủy lợi đang vận hành 121 trạm bơm, với tổng số máy là 240 máy bơm các loại; tổng lưu lượng 343.500m3/h. Trong đó, riêng Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển thủy lợi sông Tích vận hành 66 trạm bơm.
Đến nay, diện tích canh tác vụ Xuân 2020 của Hà Nội đã có nước đạt khoảng 76.230ha, bằng gần 85% kế hoạch. Cùng với lấy nước, bà con nông dân các địa phương cũng đã tích cực xuống đồng sản xuất, làm đất đạt gần 63.800ha (bằng khoảng 71% kế hoạch).
Dù tỷ lệ gieo cấy vụ Xuân của Hà Nội đã đạt khoảng 26% kế hoạch, tuy nhiên, tiến độ của các địa phương lại không đồng đều. Trong khi một số địa phương có tỷ lệ gieo cấy đạt cao như: Sơn Tây, Ba Vì, Ứng Hòa, thì 8 quận, huyện vẫn chưa tổ chức gieo cấy vụ Xuân 2020. Cụ thể là: Hà Đông, Đan Phượng, Thanh Oai, Long Biên, Hoàng Mai, Thanh Trì, Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm.
Trong bối cảnh đợt lấy nước thứ 2 sắp kết thúc, Sở NN&PTNT Hà Nội tiếp tục đề nghị các công ty thủy lợi tranh thủ nguồn nước xả từ các hồ thuỷ điện, vận hành tối đa các trạm bơm, các công trình lấy nước lấy nước vào ruộng và trữ nước vào hệ thống ao, hồ, đầm, kênh tiêu đảm bảo đủ nước phục vụ làm đất.
Cùng với đó, các địa phương vận động bà con nông dân tích cực xuống đồng, gieo cấy toàn bộ diện tích lúa Xuân theo kế hoạch và khung thời vụ.
Theo Kinhtedothi
Bẫy nguy hiểm trên cầu Sài Gòn Phần đường bộ hành trên cầu Sài Gòn, hướng từ quận Bình Thạnh sang quận 2 có tấm thép bắt vào mặt đường bị hỏng. Các đinh ốc bắt vào tấm thép không còn nên tấm thép nhô lên mặt đường, rất nguy hiểm cho người đi đường. Mong cơ quan chức năng sớm khắc phục tình trạng trên để đảm bảo an...