Hà Nội: Xác minh thông tin taxi chở khách tây 100m lấy 500.000 đồng
Công an đang xác minh thông tin du khách người Pháp tố bị tài xế taxi “chặt chém” 500.000 đồng, khi di chuyển từ phố Trần Nhật Duật về phố Chợ Gạo.
Chiếc taxi được cho chở du khách.
Mới đây, trên mạng xã hội Facebook chia sẻ thông tin, 2 du khách nước ngoài bị tài xế taxi thu 500.000 đồng cho một cuốc xe ngắn. Sau đó, khách bỏ quên hộ chiếu, nam tài xế này còn yêu cầu trả thêm 500.000 đồng để trả lại.
Cụ thể, Facebook này chia sẻ: “2 khách Pháp đi từ Sa Pa ( Lào Cai) về trả tại Trần Nhật Duật ( Hà Nội). Khách hỏi taxi về Chợ Gạo, taxi lấy 500.000 đồng. Sau đó, thấy hộ chiếu khách bỏ quên trên xe quay lại đòi trả thêm 500.000 đồng nữa”.
Hai du khách nước ngoài.
Thông tin đăng tải thu hút bình luận từ người dùng Facebook. Hầu hết đều mong công an sớm làm rõ sự việc và có xử lý nghiêm nếu tài xế “chặt chém” khách.
Anh S. (kinh doanh tour du lịch ở Hà Nội), người đăng tải bài viết cho biết, 2 du khách người Pháp di chuyển từ Sa Pa về khu vực đường Trần Nhật Duật (Hà Nội) vào lúc 4h30 sáng 12/5.
Theo anh S, 2 vị khách này sẽ bắt đầu sử dụng tour du lịch bên anh tại Hà Nội. Do đó, bên anh S dặn khách khi về Hà Nội chờ ở nhà xe và sẽ có người đến đón. Tuy nhiên, khách tự gọi taxi để về phố Chợ Gạo (cách đó khoảng 100m) và tài xế taxi lấy 500.000 đồng. Sau đó, khách có để quên hộ chiếu trên xe, anh này quay lại đòi thêm 500.000 đồng nữa. Hai du khách nước ngoài thấy “bị lừa đảo” nên đã trình báo cơ quan công an.
Video đang HOT
Trước thông tin trên, lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, công an đang vào cuộc xác minh thông tin 2 khách nước ngoài tố bị taxi chặt chém 500.000 đồng cho quãng đường đường ngắn.
Trong khi đó, Công an quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị đã nắm được thông tin và đang xác minh.
'Nhức mắt' xe hợp đồng, taxi, xe công nghệ... chen chúc, quần thảo phố cổ
Càng cận Tết, khoảng từ 6 - 9 giờ sáng hàng ngày, trên các tuyến đường trong "36 phố cổ Hà Nội" quận Hoàn Kiếm như: Đinh Liệt, Hàng Trống, Hàng Phèn, Hàng Bồ, Hàng Nón, Bát Sứ, Thuốc Bắc, Lý Quốc Sư... vốn đã chật hẹp, giao thông càng thêm phần náo loạn, lộn xộn, bởi hàng đoàn xe hợp đồng du lịch loại 24 - 45 chỗ, limousine, taxi, xe công nghệ... nối đuôi nhau, chen chúc, quần thảo, dừng đỗ, đón khách du lịch vô tội vạ, gây cản trở giao thông, khiến người dân nơi đây và người tham gia giao thông bức xúc phản ánh.
Hoạt động du lịch khởi sắc trở lại, du khách quốc tế đến tham quan Hà Nội ngày càng gia tăng. Nắm bắt xu hướng, các khách sạn tư nhân trong khu vực phố cổ đang hoạt động trở lại ngày càng đông để đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, do tiện lợi, hệ lụy của việc tăng nóng nhu cầu khách du lịch, kéo theo các loại hình vận tải đón khách ngay tại nơi lưu trú gia tăng theo, dẫn đến thực tế nêu trên.
Chỉ cần các phương tiện này dừng đỗ khoảng 10 - 20 giây trên bất kỳ tuyến phố cổ nào, tình trạng ùn ứ giao thông cục bộ ngay lập tức xảy ra, khiến cả tuyến phố nhốn nháo. Nhiều người dân sinh sống tại đây phản ánh, có quá nhiều xe hợp đồng của các nhà xe khác nhau cùng vào đón khách du lịch tại một điểm, đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng ùn ứ giao thông, lộn xộn, mất an ninh trật tự, gây áp lực lên giao thông phố cổ. Cơ quan chức năng cần phải xem xét lại việc cấp giấy phép các loại xe này vào phố cổ 24/24 giờ, nếu cấp phép không hợp lý cần phải kiên quyết thu hồi, xử lý nghiêm.
Tại ngã tư Cửa Đông - Hàng Gà hiện nay, sáng nào giao thông cũng trong cảnh náo loạn, lộn xộn bởi đủ loại xe hợp đồng du lịch, taxi, xe công nghệ... ngược xuôi, lộn xộn đón khách.
Trên phố Hàng Trống, các loại xe lưu thông hỗn loạn, không xe nào nhường xe nào, khiến giao thông tắc nghẽn, người đi đường bức xúc.
Cả đoàn xe hợp đồng du lịch "rồng rắn" nối đuôi nhau đi vào tuyến phố chật hẹp Đinh Liệt để tranh đón khách sớm.
Chỉ cần một chiếc xe đón khách 30 chỗ như trong ảnh đang lưu thông, dừng lại đón khách, ngay lập tức tuyến phố Đinh Liệt "tê liệt" luôn.
Cả tuyến phố ngắn chưa đến 100 m, có tới 7 - 8 xe nối đuôi nhau lưu thông, gần bằng chiều dài phố.
Qua tìm hiểu, các loại xe hợp đồng từ 9 - 45 chỗ dưới danh nghĩa xe hợp đồng du lịch, hàng ngày dừng đỗ, đón khách trên nhiều tuyến phố của Thủ đô, đã gia tăng sức ép lên hạ tầng giao thông vốn luôn trong tình trạng quá tải, cùng với đó là tình trạng "xe dù, bến cóc" hình thành... Tuy nhiên, xử lý triệt để được loại hình này không dễ. Không chỉ dừng ở những tuyến phố, khu vực xa trung tâm, sau khi hoạt động du lịch khởi sắc, xe hợp đồng du lịch đã vươn "vòi bạch tuộc" vào khu vực phố cổ. Thậm chí, chính các văn phòng đại diện của các doanh nghiệp vận tải đặt trụ sở hay các khách sạn tư nhân cũng dần trở thành những "bến cóc".
Khách du lịch có nhu cầu chỉ cần ở khách sạn đặt tour du lịch qua điện thoại, qua internet hoặc bán vé trực tiếp tại các văn phòng. Đúng hẹn, các nhà xe sẽ đón khách tại chỗ hoặc khách có mặt tại văn phòng rồi khởi hành. Thậm chí, nhiều nhà xe còn tổ chức đưa đón khách về điểm tập kết, sau đó hợp lý hóa các loại giấy tờ, danh sách hành khách, để đối phó với lực lượng chức năng trên đường.
Chỉ cần vào google.com và gõ tên các tuyến xe hợp đồng chở khách tour từ Hà Nội đi các địa phương, có thể dễ dàng tìm thấy cả loạt danh sách các nhà xe giá rẻ, chất lượng cao, quảng cáo đặt vé qua mạng Internet và qua điện thoại. Thậm chí, nhiều hãng xe còn mang vé hoặc đưa xe đến đón tận chỗ ở, nếu khách ở các quận nội thành. Một nhân viên đại lý du lịch trên phố Hàng Bạc (quận Hoàn Kiếm) cho biết, do du khách lưu trú tại khu phố cổ đông, chỉ cần đặt vé qua điện thoại, đại lý sẽ gọi điện nhà xe đến đón. Đây là hình thức "bán khách" phổ biến của các đại lý du lịch trong phố cổ hiện nay. Nếu lực lượng chức năng kiểm tra, nhà xe sẽ đưa danh sách khách ra và bao biện khách đi xe theo hợp đồng, không phải bán vé chạy tuyến cố định...
Đáng nói, các loại xe hợp đồng đi gom khách trong khu vực phố cổ, nhưng hoạt động trá hình như vận tải khách liên tỉnh đã và đang để lại nhiều hệ lụy. Ngoài việc hạ tầng giao thông phải "gồng gánh" thêm vận tải, ùn tắc, mất an ninh trật tự, các doanh nghiệp vận tải làm ăn chân chính nộp thuế, phí bến bãi, phải hoạt động theo biểu đồ vận tải, quy hoạch luồng tuyến cố định đã đăng ký khó có thể cạnh tranh kịp.
Giờ cao điểm buổi sáng, thời điểm nhiều người dân trong phố cổ đưa đón con em đi học, nhưng gặp cảnh tắc nghẽn bởi đủ loại xe hoạt động sai quy định, luống tuyến như này đều bày tỏ sự bức xúc.
Tuyến phố Cầu Gỗ cắt ngang phố Đinh Liệt cũng trong cảnh tương tự, bị cả đoàn xe quần thảo.
Chỉ cần 1 - 2 xe dừng đỗ, đón khách tại ngã tư Cầu Gỗ - Hàng Bè...
... ngay lập tức giao thông khu vực này trở nên "rối như tơ vò"...
... và người đi xe gắn máy tham gia giao thông len lỏi, bị kẹp giữa 2 hàng xe hợp đồng chạy song song.
Tình trạng xe hợp đồng đón khách du lịch quần thảo, chạy ngược xuôi suốt giờ cao điểm sáng trên phố Hàng Gà.
Hiện nay, Sở GTVT Hà Nội đang quản lý trên 15.000 đơn vị kinh doanh vận tải, với gần 60.000 xe hợp đồng và xe du lịch. Trong đó, có hơn 43.000 xe hợp đồng dưới 9 chỗ. Với số lượng xe hợp đồng lớn, việc kiểm tra chấp hành các quy định và điều kiện trong kinh doanh vận tải bằng biện pháp thủ công không đơn giản. Mặc dù lực lượng Thanh tra Sở GTVT Hà Nội, cảnh sát giao thông đã tổ chức nhiều đợt ra quân xử lý, nhưng những "kẽ hở" về cơ chế, chính sách hiện hành đã khiến công tác này gặp nhiều khó khăn. Đơn cử, xe hợp đồng đi gom khách bị kiểm tra, lực lượng chức năng chỉ xử phạt được lỗi dừng, đỗ, đón khách không đúng quy định. Ngay cả khi ghi được hình ảnh hành khách lên xe, lái xe vẫn khẳng định chỉ chở theo hợp đồng...
Ngoài ra, do thói quen tiện lợi, được đưa đón trực tiếp tại khách sạn, nên nhiều hành khách bao che cho nhà xe khi bị kiểm tra, mà không biết rằng bản thân bị ảnh hưởng về quyền lợi do không có bảo hiểm. Do vậy, theo các chuyên gia giao thông, việc sớm sửa đổi, bổ sung các quy định siết chặt quản lý xe hợp đồng, hạn chế số lượng xe được phép hoạt động, quy định rõ khung giờ, tuyến đường và điểm đỗ... để không gây áp lực lên hạ tầng, gây ùn tắc giao thông đang là vấn đề cấp thiết. Khi quy định pháp luật vẫn còn "kẽ hở" để doanh nghiệp "lách", vi phạm sẽ khó xử lý triệt để.
Xe hợp đồng du lịch dừng đỗ, đón khách du lịch trên phố Hàng Vải.
Các loại xe từ xe hợp đồng du lịch, limousine, đến taxi, xe công nghệ... đều đón khách theo yêu cầu ngay tại các khách sạn tư nhân trong phố cổ.
Thậm chí, các xe này sẵn sàng dừng đỗ, chờ khách ăn sáng, đợi đủ số lượng khách mỗi xe mới xuất phát.
Tình trạng phố xá, giao thông, người và phương tiện... lộn xộn trên phố Bát Sứ, khiến bức tranh sáng phố cổ thêm phần nhếch nhác.
Các đoàn xe hợp đồng du lịch "lượn như đèn cù" trước mặt công an cơ sở trên phố Hàng Mã, nhưng không thấy lực lượng chức năng nhắc nhở...
Thậm chí, tình trạng giao thông lộn xộn, đấu đầu diễn ra thường xuyên ngay trước cửa Đồn Công an phường Hàng Bồ trên phố Bát Sứ.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 10/2020/NĐ-CP ngày 17/1/2020 quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Bộ GTVT ban hành Thông tư 12/2020-TT-BGTVT ngày 29/5/2020 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Trong đó, quy định kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hành khách bằng văn bản giấy hoặc điện tử giữa đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe. Xe hợp đồng và lái xe không được đặt vé, bán vé, thu tiền với hành khách đi xe dưới mọi hình thức...
Theo ông Đào Việt Long, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội, tình trạng xe hợp đồng "trá hình" hoạt động tương tự tuyến cố định xuất hiện tại nhiều quận, huyện, đang gây mất trật tự ATGT và tạo ra cạnh tranh không lành mạnh giữa các loại hình vận tải. Để bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định của Chính phủ, Bộ GTVT đối với hoạt động vận tải, Sở GTVT Hà Nội đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội phối hợp xử lý, ngăn chặn việc quảng cáo, đặt vé trước trên mạng của doanh nghiệp vận tải hành khách theo hợp đồng để nhận, đón trả khách theo yêu cầu.
Thiết nghĩ, luật lệ, quy định là do con người, chính sách tạo ra, nên không phù hợp cần sớm điều chỉnh cho sát thực tế, thay vì để bất cập kéo dài, dẫn đến tình trạng bất bình đẳng trong kinh doanh. Nếu không xử lý vấn đề trên một cách quyết liệt, rốt ráo, việc giải quyết nạn "xe dù, bến cóc" sẽ chỉ là câu chuyện kiểm tra là vi phạm và xử lý kiểu "ném đá ao bèo" vốn dĩ đang tồn tại hiện nay.
Khu liên hợp Mỹ Đình bị kiện ra tòa Bị kiện ra tòa, cùng lúc chịu 2 khoản nợ thuế với tổng cộng lên đến hơn 895 tỉ đồng, đó là tình cảnh Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình đang phải gánh chịu và có thể tuyển Việt Nam sẽ chịu hệ lụy liên đới. Đối tượng bị kiện trong vụ án đất đai Mới đây, TAND Q.Nam Từ...