Hà Nội: Xác minh thông tin một Thứ trưởng “gom” đất nông lâm trường
Ông Bạch Công Tiến – Chủ tịch UBND huyện Ba Vì (Ha Nôi) cho biết, đơn vị sẽ báo cáo thành phố để xin ý kiến chỉ đạo về việc có thông tin cho răng có một thứ trưởng bộ T đã – “gom” đất nông lâm trường làm trang trại.
Theo Chủ tịch UBND huyện Ba Vì, sau khi nghe dư luận phản ánh, huyện đã cử cán bộ xuống xã Yên Bài tìm hiểu sự việc.
“Vấn đề mua bán đất theo kiểu trao tay như thế rất phức tạp. Nhưng để khẳng định sự việc liên quan đến một thứ trưởng hay không thì chúng tôi chưa có cơ sở. Chúng tôi sẽ báo cáo TP để xin ý kiến chỉ đạo”, ông Tiến nói.
Nhiều khu đất nông lâm nghiệp ở xã Yên Bài, huyện Ba Vì (Hà Nội) đang xẻ thịt làm trang trại, biệt thự
Bên cạnh đó, Chủ tịch huyện Ba Vì bày tỏ: Việc quản lý đất đai trên địa bàn huyện rất phức tạp, thậm chí có biểu hiện mua bán bất động sản, chuyển nhượng đất nông lâm trường. Ngoài ra, việc quy hoạch ở các nông lâm trường chưa rõ ràng phần nào đất ở, phần nào đất sản xuất và không bàn giao cho địa bàn quản lý. Vì vậy đất đai ở những khu vực này được quản lý một cách lỏng lẻo. Chính quyền huyện, xã có trách nhiệm trong quản lý đất đai và trật tự xây dựng, tuy nhiên người chịu trách nhiệm trực tiếp là các ông chủ nông lâm trường.
“Bản thân các ông chủ nông lâm trường quản lý đất đai rất lỏng lẻo. Nhiều khi có sự việc liên quan đến đất đai nông lâm trường xảy ra, chủ đất không chịu báo cáo hoặc báo cáo theo kiểu “sự đã rồi”", ông Tiến cho hay.
Trước đó, tại buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Quốc hội ngày 3.5, ông Chu Văn Kỷ – Bí thư, Chủ tịch HĐND xã Thụy An (huyện Ba Vì) phản ánh tình trạng hàng loạt các công trình không phép được xây dựng trên đất nông lâm trường.
Video đang HOT
Theo ông Kỷ, khi kiểm tra, thanh tra chính quyền xã thì phát hiện vi phạm pháp luật về đất đai ở đây rất phức tạp, hiện rất nhiều hộ dân tự ý xây trang trại, nhà cửa không phép trong các nông lâm trường. Vị này đề nghị đẩy nhanh tiến độ bàn giao đất nông lâm trường cho địa bàn quản lý.
Huyện Ba Vì đang xử lý công trình “cung điện công chúa” tại xã Yên Bài sau khi báo chí phản ánh
Liên quan đến thông tin tại xã Yên Bài, huyện Ba Vì xuất hiện một công trình được gọi là “cung điện công chúa” xây dựng trên đất lâm nghiệp, Chủ tịch huyện Ba Vì cho biết, chính quyền huyện đang xử lý.
“Cung điện công chúa” của một cá nhân tên là Lê Viêt Long xây dựng sai phép trên diện tích đất rộng 9.000 m2 trên địa bàn xã Yên Bài. Khu đất này chỉ được xây nhà tạm nhưng chủ đầu tư đã cho xây dựng công trình kiên cố, lại có biểu hiện mang màu sắc tâm linh. Huyện đã thành lập tổ công tác làm rõ sai phạm”, ông Tiến nói và cho biết, sau khi hoàn thiện hồ sơ vụ việc sẽ chỉ đạo cưỡng chế công trình theo đúng quy định của pháp luật.
Về tình trạng mua bán đất nông trường trên địa bàn xã Yên Bài, điển hình là trong nông trường Việt Mông đã được cổ phần hóa, việc chuyển giao về huyện quản lý chưa được dứt điểm, còn tồn tại nhiều vấn đề phức tạp. Do vậy, theo ông Tiến, điều đó dẫn đến nhiều kẽ hở cho người dân mua bán đất trái phép.
Để xử lý tình trạng này, ông Tiến cho biết, huyện Ba Vì sẽ kiến nghị với thành phố chỉ đạo dứt điểm việc bàn giao đất nông lâm trường về địa phương quản lý. “Chúng tôi cũng tiếp tục thông báo cho người dân biết việc mua bán đất trái phép, trao tay chui lủi như vậy là phải chấm dứt ngay”, ông Tiến nói thêm.
Như Dân Việt đã thông tin, tại xã Yên Bài, huyện Ba Vì xuất hiện một công trình được gọi là “cung điện công chúa” xây dựng trên đất lâm nghiệp.UBND xã Yên Bài cho biết đây là công trình xây dựng trái phép, chủ đầu tư sử dụng đất sai mục đích. UBND xã Yên Bài đã nhiều lần lập biên bản, yêu cầu đình chỉ xây dựng, xử phạt vi phạm hành chính nhưng công trình vẫn “mọc” lên.Lãnh đạo UBND huyện Ba Vì cho biết, thời điểm hiện tại, huyện đã cử lực lượng giám sát tại công trường xây dựng (đội 5, xã Yên Bài); đình chỉ mọi hoạt động xây dựng liên quan. Tổ công tác đang củng cố hồ sơ để UBND ra kết luận đầy đủ căn cứ pháp lý xử lý công trình vi phạm.UBND xã Yên Bài đã yêu cầu chủ đầu tư công trình tự tháo dỡ trước ngày 4.5, sau thời hạn này, nếu chủ đầu tư chưa thực hiện UBND huyện sẽ tiếp tục yêu cầu.
Theo Danviet
Xã dân tộc miền núi đầu tiên của Hà Nội đạt chuẩn
Sau hơn 6 năm nỗ lực, xã Ba Trại, huyện Ba Vì (Hà Nội) đã chính thức đủ điều kiện xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2017. Đặc biệt, đây cũng là địa phương đầu tiên trong số 7 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của huyện Ba Vì đạt được thành tích này.
Trước đó, ngày 12/12, Tổ công tác giúp việc Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới TP Hà Nội năm 2017 đã đánh giá, chấm điểm xã đạt chuẩn nông thôn mới tại 3 xã: Phú Sơn, Thái Hòa và Ba Trại của huyện Ba Vì.
Nông dân xã Ba Trại thu hái chè trồng theo quy trình VietGAP. Ảnh: I.T
Về xã Ba Trại (huyện Ba Vì) bây giờ đã thuận tiện hơn trước rất nhiều, nhờ hệ thống đường giao thông được đầu tư đồng bộ, rộng rãi. Với xuất phát điểm có nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự nỗ lực, quyết tâm của chính quyền và người dân, đến cuối năm 2017, thu nhập bình quân đầu người của xã đã đạt gần 38,2 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn khoảng 1,9%. Những mái nhà kiên cố mọc lên san sát hai bên đường là minh chứng rõ nét nhất cho sự đổi thay đời sống của đồng bào dân tộc nơi đây...
Theo báo cáo của xã, đến nay 100% số hộ tại địa phương đã được sử dụng nước hợp vệ sinh, 90% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh, 86,5% người dân được tham gia bảo hiểm y tế. Xã đã hoàn thành phổ cập giáo dục 3 cấp: Mầm non, tiểu học và THCS. 10/10 thôn đã có nhà văn hóa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng. 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia...
Đáng chú ý, nhiều thôn như thôn 3, bà con đã tự nguyện đóng góp trên 200 ngày công lao động, gần 3.000 m2 đất để xây dựng nhà văn hóa với đầy đủ tiện nghi. Có nhà văn hóa, các câu lạc bộ văn hoá, thể thao cũng phát triển đa dạng, phong phú, thu hút đông đảo hội viên tham gia như câu lạc bộ cờ tướng, cầu lông bóng bàn, khí công dưỡng sinh, văn nghệ, cồng chiêng..., từ đó đời sống tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt.
Ông Đinh Tuất Hiện Vương - cán bộ văn hóa xã Ba Trại cho biết: "Tại mỗi thôn, trong 3 năm xây dựng làng văn hóa từ năm 2015- 2017, nhân dân và cán bộ các thôn luôn hăng hái, phấn đấu xây dựng làng văn hóa thông qua những việc làm cụ thể: làm theo nội dung 4 tiêu chuẩn xây dựng làng văn hóa được treo tại các hội trường thôn, trồng hoa 2 bên đường, thường xuyên vệ sinh đường làng ngõ xóm, treo băng zôn tuyên truyền trực quan về xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, các thôn không để xảy ra vi phạm về tụ điểm ma túy, cờ bạc, có tội phạm, mại dâm, phát sinh người nghiện mới...".
Để có được kết quả trên, bên cạnh nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương, cần phải kể tới sự hỗ trợ, đầu tư rất lớn của TP.Hà Nội. Thống kê cho thấy, trong tổng nguồn vốn đã giải ngân phục vụ công tác xây dựng NTM của xã Ba Trại là 363,2 tỷ đồng thì kinh phí thành phố hỗ trợ lên tới 316 tỷ đồng; ngân sách huyện, xã là 11,8 tỷ đồng.
Du khách đến Ba Trại tham gia trải nghiệm mô hình du lịch cộng đồng với việc hái chè, sao chè. Ảnh: I.T
Mặc dù vậy, Chủ tịch UBND xã Ba Trại Nguyễn Đức Dần cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém của Chương trình xây dựng NTM tại địa phương. Đó là thiết chế hạ tầng văn hóa trung tâm chưa hoàn thiện do thiếu vốn, dù địa phương đã quy hoạch quỹ đất rộng trên 3.094m2 để triển khai. Toàn xã hiện vẫn còn 55% hộ dân ở nhà cấp 4. Tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư vẫn chiếm khoảng 15 - 20%, cho năng suất thấp và ảnh hưởng tới đời sống khu dân cư...
Theo ông Dần, do nằm xa trung tâm nên nhóm ngành thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng tại địa phương chậm phát triển. Kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp với tỷ trọng chiếm tới 78%. Do đó, thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng những vùng sản xuất tập trung, xa khu dân cư. Đồng thời đẩy mạnh đề án phát triển cây chè theo hướng an toàn, VietGAP.
Bên cạnh chủ động phối hợp triển khai, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, xã Ba Trại cũng mong muốn thành phố, huyện Ba Vì tạo điều kiện về cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư.
Kết quả thẩm định của Tổ công tác cho thấy, cả 3 xã Phú Sơn, Thái Hòa và Ba Trại đều đạt đủ tiêu chí để đề nghị UBND TP Hà Nội xét công nhận xã nông thôn mới, trong đó xã Ba Trại là xã dân tộc miền núi đầu tiên của huyện Ba Vì đạt đủ các tiêu chí.
Như vậy, đến nay huyện Ba Vì có 13 xã, chiếm 43,3% tổng số xã đạt tiêu chí nông thôn mới, trong đó có 10 xã đã được UBND TP Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Theo Danviet
Bình Điền và Viện WASI bắt tay hợp tác lâu dài, "trả nợ" nông dân Ngày 13.11.2017, tại Thành phố Ban Mê Thuột (tỉnh Đắk Lắk), Công ty CP Phân bón Bình Điền đã cùng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược giai đoạn 2017 - 2022. Ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Công ty CP Phân bón Bình Điền và Viện Khoa học...