Hà Nội vừa ‘xử lý’ được điểm ùn tắc này, lại phát sinh điểm ùn tắc giao thông khác
Trong 10 năm qua Hà Nội đã có 36 điểm ùn tắc giao thông được xử lý, nhưng vừa xử lý được điểm ùn tắc này, Hà Nội lại phát sinh thêm các điểm ùn tắc khác.
Ùn tắc nghẹt thở trên đường Nguyễn Trãi, Hà Nội – Ảnh: PHẠM TUẤN
Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa báo cáo tổng kết 10 năm (2012-2022) thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông.
Sở này cho biết hằng năm đã phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông ( Công an thành phố Hà Nội) tổ chức rà soát các điểm giao thông có nguy cơ ùn tắc và các “điểm đen” có nguy cơ gây tai nạn, để có giải pháp tổ chức giao thông cho phù hợp với điều kiện thực tế.
“Trong 10 năm qua, tình hình trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thủ đô có nhiều chuyển biến tích cực” – báo cáo nêu rõ.
Theo đó, tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút được kiềm chế. Đặc biệt, trong năm 2013, trên địa bàn Hà Nội có 67 điểm ùn tắc thì đến tháng 8-2022, chỉ còn 31 điểm.
Điểm lại những năm gần đây, cụ thể vào năm 2019 thành phố xử lý được 9 điểm ùn tắc nhưng phát sinh 10 điểm; năm 2020 xử lý 8 điểm, phát sinh 11; năm 2021 xử lý 10, phát sinh 8.
Video đang HOT
Tuy nhiên, báo cáo không nêu cụ thể vị trí các điểm xảy ra ùn tắc.
Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, hiện trên một số tuyến đường chính, trục đường xuyên tâm như Cầu Giấy – Xuân Thủy – Hồ Tùng Mậu, Trường Chinh – Đại La – Minh Khai, Kim Mã… còn xảy ra tình trạng phương tiện di chuyển khó khăn vào khung giờ cao điểm.
Tình trạng ùn tắc giao thông trên một số tuyến đường vào nội đô, cửa ngõ ra vào thành phố còn tiềm ẩn diễn biến phức tạp, đặc biệt là trong các khung giờ cao điểm, các dịp lễ, Tết.
Sở này nhận định nguyên nhân ùn tắc là do ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân và doanh nghiệp vận tải chưa cao.
Đồng thời, do số lượng phương tiện giao thông tăng quá nhanh, trong khi cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng kịp, khiến tình trạng ùn tắc xảy ra trên một số tuyến đường như đại lộ Thăng Long – Trần Duy Hưng, Tố Hữu – Lê Văn Lương, Trần Phú – Nguyễn Trãi…
Để giải quyết tình trạng trên, ngành giao thông Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai đề án thu phí phương tiện cơ giới đường bộ vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, sẽ tập trung thực hiện đề án phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng, tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030.
Số vụ, số người bị thương do tai nạn giao thông giảm sâu
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (ATGTQG) vừa có báo cáo chi tiết kết quả triển khai thực hiện công tác bảo đảm trật tự ATGT 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022.
Trật tự ATGT cơ bản được đảm bảo
Theo Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGTQG Khuất Việt Hùng, trong 6 tháng đầu năm 2022, mặc dù gặp áp lực về lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tăng cao do dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát và tập trung nhiều đợt cao điểm nghỉ lễ như: Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Nhâm Dần (nghỉ 9 ngày), dịp 30/4 - 1/5, song với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ cùng sự vào cuộc tích cực của các Bộ, ngành, địa phương, tình hình trật tự ATGT trong 6 tháng đầu năm 2022 về cơ bản được bảo đảm, số vụ và số người bị thương do tai nạn giao thông (TNGT) tiếp tục được kéo giảm sâu so với cùng kỳ năm 2021. Cụ thể: giảm 663 vụ (-10,41%) và giảm 793 người bị thương (-17,69%).
Đuôi xe khách bị xe tải tông từ phía sau cùng chiều trong vụ TNGT nghiêm trọng tại Khánh hòa ngày 13/7. Ảnh: TTXVN.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo đảm trật tự ATGT trong 6 tháng đầu năm 2022 vẫn còn nhiều hạn chế như: Còn xảy ra không ít vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, làm chết và bị thương nhiều người, gây bức xúc trong dư luận xã hội, điển hình là vụ lái xe say rượu gây TNGT tại Bắc Giang đêm ngày 2/6/2022 làm 3 người chết gây bức xúc dư luận xã hội. Số người chết do TNGT trong tháng 3 - 4/2022 tăng so với cùng kỳ năm 2021 (tăng 4,69% và 14,07%), TNGT tháng 6 năm 2022 tăng cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương.
Riêng 6 tháng đầu năm số người chết do TNGT tăng 2,44%, trong đó, số người chết do TNGT đường bộ, đường thủy nội địa và hàng hải đều tăng so với cùng kỳ năm 2021. Tình hình vi phạm tải trọng xe ô tô trên đường bộ tái diễn tại nhiều địa phương, nhất là các tỉnh Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thái Bình, Bắc Giang, Hà Nam, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu...
Lãnh đạo Ủy ban ATGTQG chia sẻ, nguyên nhân của những hạn chế trên là do: Hiệu lực thực thi pháp luật về trật tự ATGT ở các địa phương còn hạn chế; sự phối hợp thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm trật tự ATGT giữa các cơ quan, lực lượng có nơi, có lúc chưa chặt chẽ, nhất là trong kiểm soát tải trọng phương tiện và kiểm tra việc thực hiện quy định an toàn giao thông đối với các đơn vị kinh doanh vận tải đường bộ, đường thủy nội địa; ý thức chấp hành các quy định pháp luật về trật tự ATGT của một bộ phận người tham gia giao thông, lái xe và chủ doanh nghiệp còn yếu kém và cấp uỷ, chính quyền và lực lượng chức năng ở một số địa phương còn thiếu quyết liệt trong chỉ đạo và thực hiện kiểm soát tải trọng phương tiện trên đường bộ.
Qua tìm hiểu, về TNGT 6 tháng đầu năm 2022, toàn quốc xảy ra 5.703 vụ TNGT, làm chết 3.314 người, bị thương 3.690 người. So với 6 tháng đầu năm 2021, số vụ TNGT giảm 663 vụ (-10,41%), tăng 79 người người chết (2,44%), giảm 793 người bị thương (-17,69%); có 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có số người chết do TNGT giảm so với cùng kỳ năm 2021, trong đó 10 địa phương có số người chết giảm trên 20% so với cùng kỳ năm 2021 gồm: Thái Nguyên, Quảng Bình, Lai Châu, Sơn La, Bạc Liêu, Cà Mau, Ninh Thuận, Bắc Kạn, Quảng Trị, Bình Thuận; còn 26 địa phương có số người chết do TNGT tăng so với cùng kỳ 2021, trong đó 12 địa phương có số người chết tăng trên 10% so với cùng kỳ gồm: Bình Định, Bình Dương, Thừa Thiên Huế, Ninh Bình, Bắc Giang, Hà Nội, Hậu Giang, Quảng Ngãi, Phú Thọ, Đà Nẵng, Điện Biên, Yên Bái.
Đang quan ngại là có 13 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng trên đường bộ gây bức xúc dư luận xã hội, làm chết 37 người, bị thương 29 người tại các tỉnh Gia Lai, Thanh Hóa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định, Bắc Giang, Hòa Bình, Ninh Bình, Tiền Giang và Thừa Thiên Huế. Xảy ra 1 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng trên đường thủy tại Quảng Nam, làm chết 17 người.
Về ùn tắc giao thông, cả nước xảy ra 50 vụ, tăng 2 vụ so với cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân, do TNGT, sự cố phương tiện: 29 vụ (chiếm 58%); ảnh hưởng của thiên tai: 10 vụ (chiếm 20%); lưu lượng phương tiện đông: 09 vụ (chiếm 18%); thi công sửa chữa đường: 02 vụ (chiếm 4%)...
Tập trung giám sát ATGT những đợt cao điểm cuối năm
Để tiếp triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Nghị quyết số 48 của Chính phủ và Kế hoạch số 36 của Ủy ban ATGTQG về Kế hoạch Năm ATGT thông 2022; nhằm đạt được mục tiêu mà Đảng, Quốc Hội và Chính phủ đặt ra trong năm 2022 kéo giảm TNGT trên cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương ít nhất 5% so với năm 2021, 6 tháng cuối năm 2022, Ủy ban ATGTQG đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tăng cường thực hiện hiệu quả Năm ATGT 2022; phối hợp với Bộ Công an, Bộ GTVT tổng kết việc thực hiện Chỉ thị 32/TTg của Thủ tướng Chính phủ về kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông trong quý IV/2022 và chỉ đạo, huy động các lực lượng chuyên ngành tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm trong các đợt ra quân đảm bảo trật tự ATGT từ nay đến hết năm 2022.
Bên cạnh đó, Bộ GTVT chị đạo các đơn vị bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án giao thông trọng điểm, kế hoạch bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông; tiếp thu kiến nghị của lực lượng cảnh sát giao thông và người dân, tiến hành rà soát, xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT mới phát sinh; có phương án tổ chức, bảo đảm giao thông hiệu quả, nhanh chóng khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra đối với kết cấu hạ tầng giao thông; tổ chức cảnh báo, điều tiết, bảo đảm an toàn giao thông đường thuỷ nội địa trong mùa mưa, lũ. Triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về kiểm soát tải trọng xe theo Chỉ thị số 32 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông.
Đặc biệt, Bộ Công an khẩn trương tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề về ma túy, nồng độ cồn, chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, tự ý cải tạo phương tiện trên đường bộ, vi phạm tốc độ trên đường bộ, xử lý phương tiện thủy chở quá vạch dấu mớn nước an toàn, cảng, bến thủy nội địa không phép... Mở cao điểm bảo đảm trật tự ATGT dịp lễ nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 và nghỉ tết Dương lịch 2023; đồng thời, rà soát, đánh giá hiện trạng các tuyến giao thông để kiến nghị xây dựng phương án tổ chức lại giao thông theo từng tuyến, nhất là các tuyến giao thông phức tạp, kịp thời khắc phục các bất hợp lý về tổ chức giao thông, giải quyết các "điểm đen", điểm tiềm ẩn nguy cơ gây TNGT.
Các Bộ Thông tin và Truyền thông, Quốc Phòng, Xây dựng, Tài chính, Y tế... thành viên Ủy ban ATGTQG theo nhiệm vụ Chính phủ giao tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân tự giác chấp hành pháp luật về trật tự ATGT; triển khai các dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành, quản lý nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát phương tiện an toàn giao thông đường bộ; trình Quốc hội phương án điều tiết kinh phí xử phạt vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa từ ngân sách Trung ương về ngân sách địa phương; tập huấn hướng dẫn thực hành cấp sơ cứu TNGT...
Ngoài ra, TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các đô thị trực thuộc Trung ương, các đô thị loại 1, các địa phương có đông khách du lịch... xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện các giải pháp đột phá về chống ùn tắc giao thông. Trước mắt, cần tập trung lập lại trật tự lòng, lề đường; ưu tiên sử dụng lề đường, vỉa hè cho người đi bộ và bố trí trạm dừng đón/trả khách cho xe buýt; xử lý nghiêm các hành vi sử dụng trái phép lòng, lề đường, hè phố; thường xuyên khảo sát, cập nhật các bất cập, các điểm ùn tắc giao thông để có giải pháp phân luồng, điều tiết và tổ chức giao thông phù hợp với tình hình thực tiễn; chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự ATGT mùa mưa, lũ...
Sở GTVT Hà Nội: 'Nhân dân đánh giá cao chất lượng phục vụ buýt BRT' Theo Sở GTVT Hà Nội, sau 5 năm vận hành, xe buýt BRT đem lại hiệu quả tích cực, nhân dân đánh giá cao chất lượng phục vụ. Chiều 30/7, UBND TP Hà Nội tổ chức họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội quý II/2022. Ông Trần Hữu Bảo, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết,...