Hà Nội: Viêm não Nhật Bản và sốt xuất huyết tăng
Thống kê của Sở Y tế Hà Nội cho thấy, từ ngày 5 đến 12/7) số lượng người nhập viện do mắc các bệnh truyền nhiễm, như viêm não và sốt xuất huyết tăng.
Cụ thể, tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi trung ương, trong 2 tuần gần đây, nhất là vào thời điểm nắng nóng, lượng bệnh nhi mắc viêm não nhập viện lại gia tăng. Trung bình, mỗi ngày trung tâm tiếp nhận từ 10 đến 12 ca viêm não.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, toàn thành phố ghi nhận 634 trường hợp mắc sốt xuất huyết.
Bác sỹ Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới khuyến cáo, từ tháng 5 đến tháng 9 hằng năm là giai đoạn cao điểm của bệnh viêm não. Do đó, trẻ cần được tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch.Hiện tại Trung tâm đang điều trị cho 55 ca viêm não, trong đó có 27 ca viêm màng não, 8 ca viêm não Nhật Bản, 20 ca viêm màng não mủ. Đa phần các ca viêm não, trong đó có viêm não Nhật Bản đều không tuân thủ tiêm phòng theo đúng quy định.
Video đang HOT
Theo Sở Y tế Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2020, toàn thành phố ghi nhận 634 trường hợp mắc sốt xuất huyết (phân bố tại 28/30 quận, huyện, thị xã và 198/579 xã, phường, thị trấn), giảm so với cùng kỳ năm 2019.
Tuy nhiên, số ca mắc sốt xuất huyết có xu hướng tăng nhanh trong 3 tuần gần đây. Một số xã ghi nhận nhiều bệnh nhân và có ổ dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, như: Xã Tam Hiệp (huyện Phúc Thọ) có 182 ca; xã Khánh Hà ( huyện Thường Tín) 48 ca; xã Thanh Thùy (huyện Thanh Oai) 44 ca…
Để phòng chống sốt xuyết huyết, Bộ Y tế khuyến cáo do đây là bệnh chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.
Bên cạnh đó, người dân cần đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá… Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Với bệnh viêm não Nhật Bản hiện, đã có vắc xin và vắc xin đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, được tiêm miễn phí cho trẻ 1- 5 tuổi, do vậy người dân cần để ý tới lịch tiêm chủng của trẻ.
Ông Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho rằng, trẻ em dưới 5 tuổi cần tiêm 3 liều cơ bản. Cụ thể, mũi 1 tiêm lúc trẻ đủ 1 tuổi, mũi 2 sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần và mũi 3 sau mũi 2 một năm. Sau đó, cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi. Đối với trẻ trên 5 tuổi, nếu chưa từng được tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản thì cũng tiêm với 3 liều cơ bản.
Bên cạnh đó, theo ông Bắc, do đường lây bệnh là muỗi do vậy ngành Y tế sẽ tuyên truyền rộng khắp trong toàn dân về tác hại của bệnh, sự nguy hiểm của muỗi lây truyền bệnh và phổ biến các biện pháp diệt muỗi trưởng thành và bọ gậy (lăng quăng) bằng mọi hình thức từ dân gian đến dùng hóa chất.
“Các biện pháp thường áp dụng diệt bọ gậy là khơi thông hệ thống cống rãnh, lấp ao tù, nước đọng sau các trận mưa; thả cá có khả năng ăn bọ gậy vào các chum, vai, lu đựng nước; đậy kín các chum, vại, lu đựng nước không cho muỗi vào đẻ trứng, thay nước trong lọ cắm hoa hàng ngày. Bắt muỗi bằng bẫy, bằng vợt, bằng đèn. Cần tránh muỗi đốt bằng cách nằm màn khi ngủ, dùng hương muỗi, tẩm màn bằng hóa chất diệt muỗi, nhất là các địa phương đang có người mắc bệnh viêm não Nhật Bản hoặc đang có dịch viêm não Nhật Bản xảy ra”, ông Bắc khuyến cáo.
Hà Nội ghi nhận 247 trường hợp sốt xuất huyết
Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 247 trường hợp mắc sốt xuất huyết.
Thống kê của Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 247 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Trong đó, có 2 ổ dịch có nguy cơ bùng phát là tại xã Khánh Hà, huyện Thường Tín và xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai.
Sáng 21/6, quận Đống Đa tổ chức phun thuốc diệt muỗi tại phường Khương Thượng. Ảnh: CTV Lê Vũ Kiều Linh
Theo Trung tâm Y tế huyện Thanh Oai, đến nay, trên địa bàn huyện đã có 33 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 11/21 xã, thị trấn, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2019. Riêng tại xã Thanh Thùy có 18 ca mắc sốt huyết.
Ông Nguyễn Đức Tuế, Chủ tịch UBND xã Thanh Thùy cho biết, do đặc thù là xã làng nghề, số lượng lao động từ các nơi khác về đông, nên việc phòng chống dịch cũng gặp khó khăn. Sau khi ghi nhận 2 trường hợp mắc sốt xuất huyết đầu tiên tại thôn Rùa Hạ (ngày 17/5), chính quyền xã Thanh Thùy đã phối hợp với ngành chức năng của huyện tổ chức phun hóa chất diệt muỗi, triển khai tổng vệ sinh môi trường, thả cá diệt bọ gậy trên địa bàn toàn xã, nhất là tại hai thôn Rùa Hạ và Gia Vĩnh. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát tờ rơi đến từng hộ gia đình, trường học; truyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh của xã và truyền thông lưu động.
Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, thời tiết mùa hè, nắng nóng và mưa nhiều sẽ là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển và truyền bệnh. Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, chính quyền địa phương cần huy động các ban ngành, đoàn thể tham gia phòng chống dịch. Tiếp tục thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, đây là việc làm quan trọng nhất để phòng, chống dịch bệnh một cách hiệu quả, những nơi nào tiềm ẩn nguy cơ cao cần tiến hành giám sát chặt chẽ, khoanh vùng xử lý kịp thời./.
Hà Nội: 137 ca sốt xuất huyết, chuyên gia cảnh báo bước vào mùa cao điểm Đến nay, Hà Nội ghi nhận 137 ca mắc sốt xuất huyết. Năm 2019, cả nước đã có tới 320.331 ca sốt xuất huyết, 53 trường hợp tử vong. 137 bệnh nhân sốt xuất huyết tại Hà Nội phân bổ rải rác tại 23/30 quận huyện, trọng tâm là khu nội thành, khu đông dân cư, nơi có hạ tầng cơ sở chưa...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đột quỵ tấn công người trẻ ngày càng nhiều

Trẻ mắc sởi trong 3 ngày vẫn tiêm được vắc-xin sởi

Tăng 60kg trong 2 năm sau biến cố hôn nhân

Dị ứng thực phẩm và những điều cần biết

Giấc ngủ đêm tốt nhất nên bắt đầu từ mấy giờ?

Cha mẹ cần biết biến chứng của bệnh sởi để đưa con tới viện

Phát hiện con vắt sống trong mũi người đàn ông suốt nhiều ngày

Phát hiện mắc tim bẩm sinh với biểu hiện nhiều trẻ gặp phải

Các bệnh viện ở Hà Nội tập trung điều trị cho bệnh nhân mắc sởi

Dị ứng và đau đầu do xoang

Đối đầu với mệt mỏi do đa xơ cứng

Chế độ dinh dưỡng với người mắc hội chứng Ganser
Có thể bạn quan tâm

Mỹ biến căn cứ quân sự thành lò tinh chế khoáng sản ứng phó Trung Quốc?
Thế giới
1 phút trước
Hồ sơ giải mật của CIA nói đã tìm được thánh tích Kitô giáo Hòm Giao ước
Lạ vui
10 phút trước
Vướng tin đồn mang thai con đầu lòng, H'Hen Niê nói gì?
Sao việt
10 phút trước
Trần Hiểu và Trần Nghiên Hy sau hơn 1 tháng ly hôn, trạng thái thế nào mà netizen nhận xét: Như được giải thoát?
Sao châu á
16 phút trước
Xác minh nhóm "quái xế" lạng lách, tạt đầu ô tô trên cầu Nhật Tân
Pháp luật
19 phút trước
Lý do ngôi sao số 1 Hàn Quốc phải liên tục xin lỗi, một khoảnh khắc khiến triệu người xót xa
Nhạc quốc tế
43 phút trước
Một Anh Tài bóng gió việc ý tưởng bị đạo nhái, fan Say Hi "nổi điên" làm bùng cuộc chiến mới với show Chông Gai!
Nhạc việt
47 phút trước
Công thức pha nước chanh giải khát làm đẹp da
Làm đẹp
1 giờ trước
Khi "cái chùa" ở cạnh "cái chợ": Anh trai mệt mỏi vì bài vở còn phải trông nhóc em siêu quậy chỉ mê ăn
Netizen
1 giờ trước
Amad Diallo báo tin vui cho MU
Sao thể thao
1 giờ trước