Hà Nội vào mùa sứa đỏ
Miếng sứa đỏ không mùi vị, kết hợp hương thơm lá tía tô, đậu phụ bùi, cùi dừa béo tạo thành món ăn đường phố độc đáo.
Mỗi năm, cứ khoảng đầu tháng 2 kéo dài đến tầm đầu tháng 5 âm lịch là mùa sứa đỏ ở miền Bắc. Đây là thời điểm các thánh ăn đất Hà thành phải tranh thủ chén để không bị bỏ lỡ. Màu sắc ấn tượng khiến món ăn đường phố này trở nên khá lạ lẫm trong mắt du khách thập phương. Ảnh: myhanoii.
Không như sứa trắng đã phổ biến khắp nước, sứa đỏ chỉ xuất hiện nhiều ở vùng biển Hải Phòng và Nam Định. Sau khi bắt sứa, người ta phải cho ngày vào thùng nước pha sẵn rễ hoặc vỏ cây sú vẹt để sứa không bị tan, tanh, đồng thời giữ được màu đỏ nguyên bản của nó. Thau sứa đỏ au, ướp trong nước có tinh dầu quất, thoảng mùi thơm nhè nhẹ. Ảnh: myhanoii.
Thực khách có thể chọn phần chân hay thân mình tùy sở thích, thái thành từng lát vừa miệng, cho vào đĩa. Chân sứa sần sật, giòn. Thân sứa thì mềm như thạch, không cần ướp lạnh nhưng khi ăn bạn vẫn có cảm giác man mát, như trôi tuột vào cuống họng. Ảnh: ngoafood.
Video đang HOT
Phần sứa đỏ thường có thêm rau, cùng với đậu nghệ vàng, cùi dừa ngọt, béo, giòn, kèm vài lát chanh. Ảnh: miao.review.
Mắm tôm là thứ không thể thiếu trong khay sứa đỏ. Thực khách vắt tí chanh, thêm chút ớt rồi đánh bông lên, dậy mùi hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải ai cũng khoái món này. Người nhạy cảm sẽ cảm giác sứa hơi tanh, ăn không quen. Nhưng nếu đã nghiện thì đôi khi bạn chỉ mong cho đến mùa để được thưởng thức. Ảnh: kam.hayeat.
Khi ăn, bạn chọn những lá tía tô, lá rau kinh giới to, sau đó đặt một lát sứa, một miếng cùi dừa thái mỏng và lát đậu nướng, cuộn tròn lại rồi chấm với mắm tôm. Sứa đỏ không mùi, không vị. Nhưng nhờ hương thơm của rau, kết hợp với vị bùi của đậu tạo nét đặc trưng của món ăn. Giá khoảng 30.000 đồng/suất. Ảnh: trangpinkyy.
Du khách nước ngoài gợi ý 9 món đáng thử ở Việt Nam
Bài viết trên trang Roughguides tổng hợp các gợi ý của du khách về món ăn Việt Nam. Trong đó, cơm tấm, phở, bún chả... phổ biến từ gánh hàng rong tới các nhà hàng cao cấp.
Mì Quảng là đặc sản nổi tiếng với giá cả bình dân. Món ăn này được làm từ nhiều thành phần. Tô mì thịt đơn giản thường gồm nước lèo hầm xương, mì sợi, rau thơm, tôm, lạc rang, trứng cút... Mì sợi tạo điểm nhấn với màu vàng tươi. Đây là món nước truyền thống của Việt Nam, thường được dùng như bữa chính trong ngày.
Miền Trung là điểm đến sở hữu nhiều món ăn ngon. Trong đó, cao lầu là đặc sản không thể bỏ lỡ khi tới Hội An (Quảng Nam). Phần ăn đầy đặn thành phần với bánh phở dày, giá đỗ, bánh tráng nướng, rau thơm. Cao lầu có vị thanh nhẹ đặc trưng. Trang Roughguides gợi ý thực khách nên ăn kèm salad và đậu xanh.
Những chiếc bánh xèo cỡ lớn đầy ắp tôm, thịt lợn, giá đỗ và trứng. Các nguyên liệu được chiên, cuốn trong lớp vỏ bánh mỏng, ăn kèm rau xanh và nước mắm. Thực khách có thể thưởng thức món ăn này ở nhiều hàng quán khắp TP.HCM. Đây cũng là một trong những món ăn nhẹ hấp dẫn cho những chuyến đi dài.
Gỏi cuốn là món ăn với nhiều cách làm khác nhau từ Bắc vào Nam. Thông thường lớp bánh tráng được dùng để gói rau thơm, thịt lợn băm hoặc tôm bên trong. Ở miền Nam, món ăn này có thể được biến thể gồm thịt lợn nướng dải cuốn chuối xanh và khế chua, sau đó chấm với nước sốt đậu phộng đậm đà. Gỏi cuốn thường được phục vụ như món khai vị trước bữa ăn chính tại các nhà hàng Việt Nam.
Bánh mì là một trong những món ăn đường phố phổ biến ở Việt Nam. Chiếc bánh có nhân đầy rau xanh, pate thịt lợn. Các nhân khác bao gồm thịt bò, thịt gà, gan và đậu phụ. Bánh mì Việt Nam được trang này giới thiệu ngon đến nỗi có mặt khắp thế giới, từ London (Anh) đến New York (Mỹ).
Bún chả là đặc sản của Hà Nội. Bạn sẽ tìm thấy bún chả tại các nhà hàng và quán vỉa hè khắp thành phố. Thịt lợn được nướng trên lò than, ăn kèm đĩa bún, rau thơm và nước dùng. Món ăn này thường được dùng làm bữa chính. Phần thịt nướng hơi giống thịt viên hoặc thịt dùng trong bánh mì kẹp. Sự kết hợp của các nguyên liệu tạo hương vị hấp dẫn và riêng có cho món ăn.
Chả cá cũng là món ăn ngon và được biết đến nhiều nhất ở Hà Nội. Món ăn gồm những miếng cá được áp chảo trong bơ, thì là và hành lá. Khi thưởng thức, thực khách có thể ăn kèm bún và lạc rang. Ngoài ra, Đà Nẵng là một trong những nơi tốt nhất để thưởng thức món cá và hải sản. Thành phố này nổi tiếng với món bún chả cá.
Phở có thể ăn bất cứ lúc nào trong ngày nhưng được ưa chuộng nhất cho bữa sáng. Món ăn quốc dân này có nguồn gốc từ miền Bắc, thường bao gồm phở sợi, nước dùng, thịt bò hoặc gà, rau thơm. Trước khi thưởng thức, bạn nên vắt ít nước chanh lên trên và thêm ớt để đậm vị.
Cơm tấm là món ăn đường phố phổ biến ở TP.HCM, được làm từ những hạt gạo bể (hay còn được gọi gạo tấm). Từ những hạt gạo bể còn sót lại, người Việt đã tìm cách biến nó thành món ăn vặt đường phố nổi tiếng. Cơm tấm được phục vụ với thịt lợn nướng, hấp hay xé nhỏ, cá hoặc trứng rán. Trước khi ăn, bạn nên rưới ít nước chanh, cho thêm rau thơm, hành lá.
Độc nhất vô nhị bánh trứng kiến Việt Nam Bánh trứng kiến Việt Nam là món ăn độc nhất vô nhi trên thê giơi, la net đặc trưng cua văn hóa ẩm thực dân tộc Tày và Mường. Bánh trứng kiến là một loại bánh đặc trưng cho văn hóa ẩm thực của người dân tộc Tày và Mường. Để chế biến, người ta thường lấy trứng kiến đen ở cây xoan,...