Hà Nội: Vạ vật ra phường xếp hàng test để được ‘công nhận’ F0
Nhắn tin cho số zalo của y tế P.Mai Động (Q.Hoàng Mai) không nhận được phản hồi, nhiều F0 tại đây dù người mệt lả vẫn phải ra phường xếp hàng đợi test để nhận được giấy chứng nhận F0 cho các thủ tục liên quan.
Trao đổi với Thanh Niên, anh Thái Bảo (P.Mai Động) cho biết, sau khi test tại nhà 2 vạch dương tính, anh đã chụp ảnh gửi qua số zalo của trạm y tế phường sáng 24.2. Nhưng đợi mãi không có phản hồi, số điện thoại của trạm trưởng và trạm phó y tế gọi liên tục không được, chiều cùng ngày anh đành phải ra phường xếp hàng đợi test.
F0 ra xếp hàng chờ test tại P.Mai Động để được… công nhận là F0. Ảnh BẢO PHẠM
“F0 mệt đứng không vững cũng phải xếp hàng nộp phiếu chờ mua kit test, dù chúng tôi đã test nhanh 2 vạch ở nhà. Phường không công nhận kết quả người dân tự test, trong khi các thủ tục nộp cho cơ quan hay bảo hiểm xã hội đều yêu cầu phải có chứng nhận, nên chúng tôi buộc phải ra phường. Nhưng F0, F1 đứng lẫn nhau nguy cơ lây chéo rất cao”, anh Bảo cho hay.
Bài chia sẻ của anh trên một diễn đàn mạng xã hội đã nhận được hàng trăm lượt phản hồi của những F0 cùng cảnh tại Hà Nội.
Chị L.P cho biết, P.Tương Mai (Q.Hoàng Mai) cũng tương tự, người dân dù test ở nhà 2 vạch nhưng phường vẫn yêu cầu phải mang bộ kit test ra test lại mới được công nhận là F0. Đến nay sau 15 ngày dù chị đã khỏi Covid-19, ra phường test lại âm tính nhưng vẫn chưa được trả lại quyết định khỏi bệnh.
Đáng nói, nhiều phường khác tại Hà Nội đã cho người dân được tự test tại nhà, nếu dương tính gọi điện báo cho y tế phường, sau đó sẽ được theo dõi và thông báo qua Zalo của y tế phường.
Tại P.Phúc La (Q.Hà Đông), trạm y tế phường thông báo tới các tổ dân phố trên địa bàn cho biết, để khẳng định mắc Covid-19, người bị mắc là người có 2 lần làm test nhanh dương tính trong 8 giờ, hoặc xét nghiệm PCR dương tính. Khi mắc Covid-19, người dân cần chụp lại kết quả xét nghiệm, kê khai họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, người tiếp xúc gần gửi cho cán bộ y tế phụ trách tổ dân phố.
Video đang HOT
Nhiều phường khác như P.Việt Hưng (Q.Long Biên), P.Cổ Nhuế 2 (Bắc Từ Liêm), P.Trung Văn (Q.Nam Từ Liêm)… cũng hướng dẫn cho người dân tự quay lại quá trình test Covid-19, gửi cho y tế phường qua số Zalo để làm các thủ tục công nhận F0, hoặc test ơ bất kỳ cơ sở y tế nào có chứng nhận gửi qua Zalo, không bắt buộc phải đến trạm y tế.
Người lớn, trẻ con xếp hàng chờ lấy mẫu xét nghiệm tại P.Hoàng Liệt (Q.Hoàng Mai)
ĐẬU TIẾN ĐẠT
Dù vậy, khi trả lời câu hỏi của Thanh Niên vì sao F0 vẫn phải ra phường xếp hàng đợi test để được công nhận là F0, mà không được gửi thông tin qua Zalo như một số địa bàn khác, ông Trần Văn Vịnh, Chủ tịch UBND P.Mai Động, hỏi lại: “Phường nào áp dụng?”.
“Chiều nay quận mới áp dụng quy định cho phép áp dụng gửi hình ảnh qua trạm y tế. Cái này là quy định của ngành y tế, đề nghị gọi cho trạm trưởng y tế”, ông Vịnh nói.
Trên thực tế, số F0 quá đông, nhiều cán bộ trạm y tế cũng dương tính khiến lực lượng y tế quá tải trầm trọng. Đơn cử tại P.Mai Động, dù số ca mắc mới mỗi ngày ghi nhận hơn 100 ca, song chỉ còn 4 nhân viên y tế làm việc, một số người khác đã mắc Covid-19.
Tuy nhiên, theo một chuyên gia y tế, việc yêu cầu F0 phải ra phường xếp hàng đợi test lại để được công nhận là F0 rất phản khoa học, do nguy cơ lây nhiễm cao cho những người xung quanh. “Người dân hoàn toàn có thể tự test tại nhà, quay lại video hoặc ra cơ sở y tế khác test có dấu để được công nhận, gửi lại qua Zalo hoặc các kênh thông tin của phường để được công nhận. Không nên áp dụng cứng nhắc các quy định”, chuyên gia này chia sẻ.
Đáng chú ý, trong công điện hoả tốc chiều qua 24.2, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh đã yêu cầu các quận, huyện, thị xã trên địa bàn tăng cường hiệu quả hoạt động của các trạm y tế và trạm y tế lưu động, tổ hỗ trợ chăm sóc theo dõi F0 tại nhà nhất là địa bàn có mật độ dân cư cao (đảm bảo nhân lực, cơ số thuốc, điều kiện vật chất, lực lượng y tế…), kịp thời chuyển tuyến điều trị theo hướng dẫn phân luồng tiếp nhận, điều trị người bệnh Covid-19 của ngành y tế.
Đồng thời, đảm bảo mọi người dân được tiếp cận nhanh nhất với hệ thống y tế bằng nhiều hình thức tiếp cận; thành lập các nhóm Zalo, cung cấp số điện thoại nóng, thường xuyên liên hệ, cập nhật, trao đổi tại các khu dân cư đảm bảo người dân được nhận được tư vấn nhanh nhất từ cán bộ y tế và lực lượng hỗ trợ…
Ông Phan Văn Mãi: 'Chỉ có đổi mới sáng tạo mới nhanh chóng phục hồi kinh tế'
Đó là chia sẻ của ông Phan Văn Mãi, chủ tịch UBND TP.HCM, trong lễ trao giải Giải thưởng Sáng tạo TP.HCM lần thứ 2 diễn ra tối 30-12.
Sự kiện còn có sự tham dự của Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao giải thưởng cho các công trình thuộc lĩnh vực phát triển kinh tế - Ảnh: TRỌNG NHÂN
Giải thưởng Sáng tạo TP.HCM lần thứ 2 được UBND TP.HCM phát động vào cuối tháng 9-2020. Tổng cộng có 195 hồ sơ đăng ký trên 7 lĩnh vực, bao gồm Phát triển kinh tế, Quốc phòng - an ninh, Quản lý nhà nước, Truyền thông, Văn học - nghệ thuật, Khoa học kỹ thuật, Khởi nghiệp sáng tạo.
Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi cho rằng sự năng động sáng tạo sẽ là chìa khóa để TP đi lên và bứt phá sau dịch bệnh. Ông nhấn mạnh tiềm năng sáng tạo của TP còn rất lớn và TP cần khai thác nhiều hơn, tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa giá trị này.
"Chỉ có đổi mới sáng tạo, chúng ta mới không bị tụt hậu. Chỉ có đổi mới sáng tạo, chúng ta mới nhanh chóng phục hồi kinh tế. TP sẽ tiếp tục nghiên cứu, tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi để đổi mới sáng tạo trở thành xu thế tất yếu của xã hội trong điều kiện bình thường mới và cả trong tương lai", ông Mãi nói.
Ông Mãi cũng yêu cầu các ngành, đơn vị cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế nghiên cứu, các chính sách đột phá về khoa học công nghệ.
Trong đó, cần chú trọng nghiên cứu các đề tài khoa học, giải pháp công nghệ trong các ngành, lĩnh vực then chốt như tài nguyên môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản, năng lượng sạch, vật liệu mới, đặc biệt là các giải pháp phòng chống COVID-19.
Ông Phan Văn Mãi trao giải nhất lĩnh vực Quốc phòng - an ninh - Ảnh: TRỌNG NHÂN
Giải thưởng Sáng tạo TP.HCM lần thứ 2 có 4 giải nhất, bao gồm:
- Giải nhất lĩnh vực Quốc phòng - an ninh thuộc về công trình "Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần khu vực phòng thủ TP.HCM". Nghiên cứu đã đề xuất luận cứ khoa học để Thành ủy TP.HCM lãnh đạo, chỉ đạo về xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần phòng thủ TP trong thời kỳ mới.
- Giải nhất lĩnh vực Truyền thông thuộc về công trình "Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành hỗ trợ sàng lọc nguy cơ, tư vấn chăm sóc y tế cho bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 tại nhà". Mạng lưới đã ứng dụng công nghệ và điều phối nguồn lực cộng đồng để tư vấn, hướng dẫn và chia sẻ với người mắc COVID-19 với sự tham gia của hơn 10.028 lượt thầy thuốc và tình nguyện viên.
- Giải nhất lĩnh vực Phát triển kinh tế được trao cho " Be Group - Hệ sinh thái mở, khởi nguồn cho phát triển khởi nghiệp sáng tạo make in Viet Nam". Ứng dụng đạt trên 10 triệu lượt tải trên kho ứng dụng Google Play và App Store, tiếp nhận trung bình 350.000 yêu cầu gọi xe mỗi ngày.
- Giải nhất lĩnh vực Văn học - nghệ thuật thuộc về tác phẩm Xiếc Tre "À Ố Show". "À Ố Show" đã có hơn 1.250 suất diễn tại Việt Nam, phục vụ hơn 300.000 khán giả trong nước và ngoài nước.
Phát động Giải thưởng Sáng tạo TP.HCM lần thứ 3 (2022) - Ảnh: TRỌNG NHÂN
Chương trình chào năm mới ở TP.HCM làm nhỏ gọn, không mời khán giả Ngày 30-12, Văn phòng UBND TP.HCM có thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức về công tác tổ chức chương trình đếm ngược đón năm mới 2022. Chương trình đếm ngược chào năm mới không mời khán giả, người dân không tụ tập - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG Theo đó, Phó chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức...