Hà Nội: Va chạm thuyền trên sông Hồng, 2 người mất tích
Đang lưu thông trên sông, chiếc thuyền của anh Lâm đã va chạm với một chiếc tàu lớn và bị lật úp. Ba người trên thuyền bị hất xuống sông, trong đó 2 người vẫn mất tích.
Ngày 24/7, các lực lượng chức năng huyện Đan Phượng và xã Hồng Hà vẫn đang nỗ lực tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích trong vụ lật thuyền do va chạm xảy ra ngày 23/7.
Lực lượng chức năng tìm kiếm 2 nạn nhân tại khu vực xảy ra va chạm.
Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 12h30 ngày 23/7, tại khu vực sông Hồng, đoạn qua địa phận cụm 6, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội. Thời điểm trên, anh Phạm Văn Lâm cùng 2 người bạn là anh Nguyễn Hữu Thọ và anh Phạm Văn Thuỷ (cùng SN 1992, cùng trú tại xã Hồng Hà) đi sang khu lò gạch của gia đình anh Lâm ở trên bãi bồi sông Hồng (xã Hồng Hà) để chở máy móc về nhà.
Video đang HOT
Rất đông người dân dõi theo cuộc tìm kiếm.
Trong lúc đang từ phía bên kia bãi bồi (giáp tỉnh Vĩnh Phúc) lưu thông qua sông Hồng, chiếc thuyền của anh Lâm đã va chạm với một chiếc tàu lớn hơn và bị nhấn chìm. Nhóm của anh Lâm bị hất xuống sông.
Do dòng nước chảy xiết, khu vực xảy ra tai nạn cách xa bờ, anh Lâm và anh Thuỷ bị nước cuốn trôi, còn anh Thọ may mắn được người dân trợ giúp ngay sau đó nên thoát nạn.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Giải quyết ổn thỏa vụ "dọa" an táng cha tại nhà
Chủ tịch UBND xã Hồng Hà (huyện Đan Phượng, Hà Nội) chi biết, vụ việc một gia đình ở địa phương "dọa" an táng cha tại nhà để gây sức ép với xã đòi lối đi đã được chính quyền xã giải quyết ổn thỏa.
Trao đổi với PV Dân trí chiều tối ngày 19/4, ông Nguyễn Đình Đà - Chủ tịch UBND xã Hồng Hà cho biết, trước sự việc gia đình anh Nguyễn Văn Minh ở cụm 5, thôn Bá Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng (Hà Nội) có cha mới mất là cụ Nguyễn Đình Oanh (94 tuổi) hôm 16/4. Gia đình anh Minh đã lên kiến nghị với xã để giải quyết lối đi vì cho rằng lối đi quá nhỏ không đưa được quan tài ra ngoài để an táng. Chưa được chính quyền xã giải quyết, gia đình anh Minh "dọa" sẽ an táng người cha tại nhà.
Chính quyền xã Hồng Hà đã liên tục cử cán bộ xuống vận động, giải thích với gia đình: "Sẽ không được phép an táng tại nhà vì trái với qui định của Nhà nước. Tuy nhiên đây là nghĩa tử, mặc dù thời gian để thi thể trong nhà đã quá 4 tiếng (theo qui định mùa hè không được để quá 36 tiếng) nhưng chúng tôi bằng nhiều biện pháp vận động, với mong muốn để gia đình tự giác xử lý. 19h30 tối 18/4, chúng tôi tiếp tục xuống gia đình vận động giải thích và cuối cùng gia đình cũng nghe ra" - ông Đà nói.
Một phần công trình của nhà thờ dòng họ Nguyễn Đình được cho là có tranh chấp với gia đình anh Minh đã đượctháo dỡ.
Cũng theo ông Đà, đích thân ông Bí thư huyện ủy huyện Đan Phượng chỉ đạo trực tiếp ông Đà xuống làm việc với dòng họ Nguyễn Đình để tháo dỡ một phần công trình nhà thờ của dòng họ Nguyễn Đình mà gia đình anh Minh cho là tranh chấp.
"Chúng tôi đã cho tháo dỡ công trình phụ của nhà thờ dòng họ Nguyễn Đình phía trước cửa nhà cụ Oanh. Công việc bắt đầu khoảng hơn 6h sáng 19/4 và hoàn thành xong trong hơn 1 tiếng. Sau khi công việc tháo dỡ xong, gia đình anh Minh cùng Ban Văn hóa cụm dân cư đã đưa linh cữu cụ Oanh đi an táng thuận lợi..." - ông Đà cho biết.
Đám tang cụ Oanh được diễn ra an toàn và thuận lợi.
Theo quan sát của phóng viên, một phần công trình phía sau của nhà thờ của dòng họ Nguyễn Đình đã được tháo dỡ, tạo ra được một khoảng không khá rộng trước cửa nhà cụ Oanh.
Ông Đà cho biết thêm, ngay khi gia đình lo xong đám tang của cụ Oanh, đại diện gia đình đã lên xã gửi lời cảm ơn đến chính quyền xã. Tuy nhiên, xã cũng nhắc nhở gia đình việc "dọa" an táng cha tại nhà là việc làm không nên, trái qui định Nhà nước. Nếu cố tình còn bị xử lý theo pháp luật.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Hà Nội: "Dọa" an táng cha tại nhà để đòi lối đi Anh Nguyễn Văn Minh ở cụm 5, thôn Bá Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng (Hà Nội) cho biết cha anh là cụ Nguyễn Đình Oanh (94 tuổi) mất ngày 16/4 nhưng đến nay linh cữu vẫn nằm trong nhà, chưa được đi mai táng vì không có lối đi. Theo lời anh Minh phản ánh, đã từ lâu ngôi nhà cha...