Hà Nội ưu tiên thu hút FDI thế hệ mới
Trong tháng 8/2018, TP. Hà Nội tiếp tục vượt qua nhiều địa phương có thế mạnh về thu hút vốn đầu tư nước ngoài và vươn lên đẫn đầu, chiếm 37,8% tổng vốn đăng ký cấp mới của cả nước.
Thu hút dự án chất lượng cao
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính riêng trong tháng 8/2018, TP. Hà Nội đã thu hút 95 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài, trong đó 20 triệu USD của 51 dự án cấp mới và 70 triệu USD của 16 dự án tăng vốn và 5 triệu USD góp vốn, mua cổ phần tại 25 doanh nghiệp. Từ kết quả này, tính chung 8 tháng đầu năm, toàn Thành phố thu hút được trên 6,2 tỷ USD, tăng 3,6 lần so với cùng kỳ năm 2017.
Hà Nội chủ động ưu tiên xúc tiến đầu tư các dự án đầu tư nước ngoài thế hệ mới nhằm mang lại nhiều giá trị gia tăng nhất trong thời gian tới
Cũng trong 8 tháng, Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập mới cho hơn 16.400 doanh nghiệp, với số vốn đăng ký là 180.000 tỷ đồng (tăng 0,2% về số lượng và tăng 41% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước), nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố lên 246.600 doanh nghiệp (chưa kể 2.240 doanh nghiệp hoạt động trở lại).
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Thành phố với gần 10 triệu dân tiếp tục là thị trường hấp dẫn và thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư nước ngoài trong 8 tháng qua chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghiệp chế biến, chế tạo, kinh doanh bất động sản và lĩnh vực bán buôn, bán lẻ…
Hà Nội đặt mục tiêu thu hút dự án có chất lượng cao, dự án có giá trị gia tăng lớn với hàm lượng công nghệ hiện đại, chất xám cao, làm ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao… Có thể kể đến một số dự án lớn được TP. Hà Nội trao giấy chứng nhận đầu tư gần đây như: Dự án Xây dựng thành phố thông minh tại thị trấn Đông Anh; Dự án sản xuất màng OPC của Mitsubishi Chemical tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc; Nhà máy bia Heineken tại huyện Thường Tín…
Tiếp tục ưu tiên dự án đầu tư nước ngoài thế hệ mới
Theo ông Nguyễn Mạnh Quyền, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, sở dĩ Thành phố tiếp tục bứt phá trong thu hút đầu tư đầu tư nước ngoài là do đã đặt mục tiêu nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư bằng nhiều giải pháp, trong đó ghi dấu ấn rõ nhất là tạo chuyển biến trong công tác quản lý, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Video đang HOT
Cũng theo ông Quyền, một điểm nổi bật của Hà Nội so với nhiều địa phương khác là Hà Nội đã có chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài thế hệ mới, trong đó tập trung vào ngành công nghệ cao, thân thiện với môi trường và tiêu hao ít năng lượng. Theo đó, Hà Nội tiếp tục cơ cấu lại các ngành kinh tế, thực hiện các giải pháp đẩy mạnh kinh tế tri thức, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông tin, tận dụng thành quả của cách mạng 4.0 và phấn đấu tăng trưởng công nghiệp bình quân giai đoạn 2018 – 2020 là 11,32%.
Để tiếp tục duy trì sức hút đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết, trong tháng 9 và những tháng cuối năm 2018, Thành phố tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh sản xuất – kinh doanh; giải quyết những khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa… “Đặc biệt, Hà Nội tiếp tục chủ động ưu tiên xúc tiến đầu tư các dự án đầu tư nước ngoài thế hệ mới nhằm mang lại nhiều giá trị gia tăng nhất trong thời gian tới”, ông Quyền cho biết.
Một số dự án có vốn đầu tư nước ngoài tiêu biểu tại Hà Nội trong 8 tháng năm 2018:
Dự án Xây dựng thành phố thông minh tại thị trấn Đông Anh do Tập đoàn Sumimoto (Nhật Bản) và Tập đoàn BRG hợp tác đầu tư, với tổng vốn đầu tư hơn 94.000 tỷ đồng;
Dự án Sản xuất màng OPC tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc 92 của do Mitsubishi Chemical (Nhật Bản) có tổng vốn triệu USD;
Dự án Nhà máy sản xuất bia tăng vốn của Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Hà Nội do Tập đoàn Các nhà máy Bia châu Á -Thái Bình Dương (Singapore) làm chủ đầu tư có tổng vốn 43 triệu USD;
Dự án Trung tâm tài chính thương mại và các công trình phụ trợ tăng vốn của Công ty TNHH TSQ Việt Nam (Ba Lan) có tổng vốn 68 triệu USD;
Dự án Trung tâm thương mại Lotte Mall do Tập đoàn Lotte (Hà Quốc) đầu tư 13.407 tỷ đồng…
Thanh Nga
Theo Trí Thức Trẻ
Gần 6 tỷ USD vốn ngoại đăng ký rót vào thị trường địa ốc Việt Nam
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 8 tháng năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) là 24,35 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2017.
Ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đã giải ngân được 11,25 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong 8 tháng năm 2018, cả nước cũng có 1.918 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký câp mơi 13,48 tỷ USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2017 và có 736 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 5,58 tỷ USD, bằng 87,2% so với cùng kỳ năm 2017.
Cung trong 8 tháng năm 2018, cả nước có 4.551 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN với tổng giá trị vốn góp gân 5,28 tỷ USD, tăng 50,9% so với cùng kỳ 2017.
Theo lĩnh vực đầu tư, nhà ĐTNN đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà ĐTNN với tổng số vốn đạt 10,72 tỷ USD, chiếm 44% tổng vốn đầu tư đăng ky.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5,9 tỷ USD, chiếm 24,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,87 tỷ USD, chiếm 7,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Theo địa bàn đầu tư, nhà ĐTNN đã đầu tư vào 59 tỉnh thành phố, trong đó Ha Nôi thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với tổng số vốn đăng ký 5,93 tỷ USD, chiếm 24,4% tổng vốn đầu tư. Thành phố Hô Chi Minh đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 4,42 ty USD, chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư. Ba Ria - Vung Tau đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký 2,17 ty USD chiếm 8,9% tổng vốn đầu tư.
Đối với lĩnh vực bất động sản, theo báo cáo của nhóm chuyên gia thuộc Diễn đàn mua bán, sáp nhập Việt Nam (MAF), trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đạt 3,35 tỷ USD, bằng 139% cùng kỳ năm 2017. Trong đó, ngành bất động sản chiếm ưu thế với tỷ trọng 66,75%; tiếp theo là ngành tài chính ngân hàng (19,06%) và sản xuất công nghiệp (9%).
Cũng theo các nhà nghiên cứu MAF, trong đó hầu hết giao dịch trong lĩnh vực bất động sản hướng tới các dự án bất động sản ở khu vực thành thị lớn hoặc đô thị mới phát triển, nơi tập trung dân cư, các dự án nghỉ dưỡng, các khách sạn ở vị trí trung tâm. Nguồn vốn M&A đang đổ vào thị trường địa ốc Việt Nam từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đang tăng mạnh trong giai đoạn tới.
Trước đó, trong năm 2017, ngành bất động sản chỉ đứng thứ hai về tỷ trọng giá trị M&A, đạt 27%. Theo các chuyên gia của MAF, những ngành đang được quan tâm và M&A nhiều nhất hiện nay là những ngành quan trọng trong việc tiếp cận thị trường 95 triệu dân của Việt Nam.
Nhận định về thị trường bất động sản nửa đầu năm 2018, ông Troy Griffiths, Phó giám đốc điều hành Savills Việt Nam, cho rằng nền kinh tế vĩ mô phát triển ổn định đã thúc đẩy tốc độ tăng trưởng thị trường trong nước theo chiều hướng tích cực và thu hút mạnh mẽ dòng vốn FDI. Đây là sự khởi đầu khá thuận lợi cho năm 2018 với những diễn biến đầy hứa hẹn trên mọi phân khúc bất động sản.
"Việt Nam là một thị trường mới nổi có mức tăng trưởng vượt bậc so với các nơi khác trong khu vực. Hàng trăm triệu USD đang chờ đợi để đổ vào thị trường trong nước ở hầu hết các phân khúc, bao gồm nhà ở, văn phòng, bán lẻ, khách sạn và khu công nghiệp", ông Stephen Wyatt - Tổng giám đốc Jones Lang LaShalle Việt Nam nhấn mạnh và cho biết thêm, mặc dù mức giá đã có sự tăng trưởng, nhưng vẫn thấp hơn so với một số quốc gia khác trong khu vực.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng việc hạn chế cho vay bất động sản, kiểm soát nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước đã buộc các nhà đầu tư trong nước tìm kiếm các nguồn vốn khác, trong đó có M&A. Trong khi đó, dưới con mắt của các nhà đầu tư ngoại, lĩnh vực bất động sản Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển, mức sinh lợi cao khi so sánh với các thị trường trong khu vực.
Tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2018 diễn ra mới đây, ông Dominic Scriven, Chủ tịch Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital cho biết, thị trường 100 triệu dân của Việt Nam vẫn đang là thỏi nam châm hút dòng vốn ngoại vào đầu tư, trong đó thay vì xu hướng đầu tư trực tiếp, hiện đã xoay trục sang những thương vị M&A rót vốn cùng phát triển.
Về vấn đề này, bà Jiun Park, Phó giám đốc Trung tâm xúc tiến M&A toàn cầu - Kotra (Hàn Quốc) cho biết, nhiều công ty vừa và nhỏ Hàn Quốc đã bắt đầu muốn tham gia vào thị trường Việt Nam. Trong đó, lĩnh vực bất động sản là lĩnh vực được quan tâm nhiều trong năm 2017 và năm 2018.
Với diễn biến hiện nay, theo dự báo từ giới chuyên môn, năm 2018 sẽ là một năm kỷ lục mới cho các giao dịch M&A trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam. Hình thức đầu tư này ngày càng trở nên phổ biến, khi nó kết hợp được thế mạnh của cả hai bên nhà đầu tư nước ngoài với khả năng tài chính mạnh, giàu kinh nghiệm trong khi các doanh nghiệp địa phương sở hữu quỹ đất lớn và am hiểm về trình tự, thủ tục đầu tư...
Hơn nữa, chính sách mở cửa đối với các nhà đầu tư nước ngoài của Chính phủ cũng sẽ tạo ra sức hút dòng vốn ngoại vào thị trường bất động sản một cách mạnh mẽ.
Gia Khang
Theo Trí thức trẻ
Mỗi năm có trên 1 tỉ USD kiều hối đổ vào bất động sản TP HCM Nguồn vốn lớn từ Trung Quốc sẽ ảnh hưởng lớn tới xu hướng phát triển của bất động sản Việt Nam. Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo "Phát triển bất động sản Việt Nam: Tầm nhìn và triển vọng" do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức sáng 11-8 tại TP HCM. Hội thảo dẫn thông tin thống kê...