Hà Nội: Trường phổ thông mang “tết sẻ chia” đến học sinh vùng cao
Thầy trò Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) vừa mang 128 triệu đồng trong chương trình “Tết sẻ chia” đến với 11 điểm trường cho học sinh vùng cao Nà Ngao, Hà Giang.
” Dù có nhiều khó khăn, chúng tớ vẫn mong các bạn vượt qua để trở thành người có ích. Bọn tớ luôn ở bên cạnh các cậu”…
Trên đây là trích đoạn trong bức thư học sinh Trường Lương Thế Vinh gửi đến các bạn vùng cao Nà Ngao, xã Đồng Tâm , huyện Bắc Quang, Hà Giang.
Những suất quà từ Trường Lương Thế Vinh.
Theo Ban giám hiệu Trường Lương Thế Vinh, do tình hình Covid-19 phức tạp, chương trình “Tết sẻ chia” thường niên năm nay tạm gác lại, không tổ chức gói bánh toàn trường như những năm trước.
Tuy nhiên, “Tết sẻ chia” tạm dừng để học sinh cùng chung tay chấp hành đúng quy định mong đẩy lùi Covid-19 nhưng yêu thương không dừng lại…
Học sinh và giáo viên Trường Lương Thế Vinh vẫn chuẩn bị bánh chưng để mang về Na ngao và 10 điểm trường còn đầy khó khăn ở xã Đồng tâm.
Video đang HOT
Học sinh Nà Ngao nhận quà trong chương trình “Tết sẻ chia”.
Số tiền mua quà tết lần này, một phần do phụ huynh ủng hộ, cộng với số tiền học sinh tiết kiệm từ những lần làm bánh trung thu và trích từ quỹ tình thương của trường.
Theo đó, ngày 1/2, 450 suất quà từ Trường Lương Thế Vinh gồm: Bánh chưng, Sữa tươi, Bánh kẹo, phong bao lì xì trị giá 50.000 đồng/suất và 50 suất quà trị giá 100.000 đồng được gửi lên các điểm trường cho học sinh và chúc tết thầy cô.
Ngoài ra, nhà trường mua thêm 1. 250 quyển vở, 30 bộ bàn ghế ăn mẫu giáo cùng một số vật dụng cho học sinh.
Tổng cộng trị giá chuyến hàng Trường Lương Thế Vinh mang đến trong chương trình “Tết sẻ chia” năm nay cho 11 điểm trường vùng cao Nà Ngao là 128 triệu đồng.
Ngoài giá trị vật chất, học sinh còn mang đến những lá thư tay động viên tinh thần thầy trò học sinh vùng cao.
Lời chúc của một học sinh, được dán lên chiếc bánh chưng gửi đến học sinh vùng núi Hà Giang ngày giáp Tết.
” Chúc các bạn năm mới bình an, sum vầy, đầy hạnh phúc. Tạm gác lại chuyện buồn, sống hết mình vì tương lai phía trước. Chúc may mắn bạn nhé” !, lời chúc của một học sinh, được dán lên chiếc bánh chưng gửi đến học sinh vùng núi Hà Giang trong ngày giáp Tết Nguyên đán Tân Sửu.
Đặc biệt, năm nay học sinh “trường Lương” mang 500 bao lì xì handmade cho các cô thầy mừng tuổi học sinh đầu năm mới.
Để chuẩn bị những bao lì xì này, nhiều học sinh Lương Thế Vinh đã mất cả tháng trời vẽ tranh và chọn ra một bức đẹp nhất.
Bao lì xì do học sinh Lương Thế Vinh vẽ tranh và in lên bìa.
Nhà trường lấy bức tranh đó, in lên bao li xì như một món quà tặng thầy cô nhà trường, học sinh và các bạn vùng cao.
Trước đó, ngày 15/9/2018, điểm Trường mầm non Nà Ngao – ngôi trường khó khăn nhất ở thôn Châng, xã Đồng Tâm, huyện Bắc Quang, Hà Giang đã khánh thành theo di nguyện cuối đời của cố PGS Văn Như Cương.
Ngôi trường đã giúp hơn 50 học sinh ở đây có chỗ học kiên cố, thay cho lớp học bị đổ sập trước đó.
Thầy trò Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) mang 128 triệu đồng trong chương trình “Tết sẻ chia” đến với 11 điểm trường vùng cao.
Đây là di nguyện cuối đời của cố PGS Văn Như Cương. Ông mong muốn sau khi qua đời, gia đình không tổ chức tang lễ lãng phí và dùng số tiền phúng viếng để xây dựng điểm trường Mầm non Nà Ngao.
Phần còn lại sẽ được đưa vào quỹ tình thương của nhà trường để tiếp tục hỗ trợ các mảnh đời kém may mắn.
Cùng với đó, năm học vừa qua, Trường Lương Thế Vinh tiếp tục hoàn thiện con đường đến trường cho học sinh Nà Ngao với tổng trị giá hơn 40 triệu đồng, cùng một số trang thiết bị phục vụ nhà trường.
Hơn 200 áo ấm cho học sinh dân tộc thiểu số nghèo vùng cao đón Tết
Sáng 26-1, Báo Nhân Dân phối hợp Công ty Điện lực Kon Tum tặng hơn 200 áo ấm cho các em học sinh nghèo vùng cao, đặc biệt khó khăn tại Trường PTDT bán trú tiểu học Đắk Nên, xã Đắk Nên, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
Phóng viên Báo Nhân Dân cùng đại diện Công ty Điện lực Kon Tum trao áo ấm cho các em học sinh Trường PTDT bán trú tiểu học Đắk Nên.
Trường PTDT bán trú tiểu học Đắk Nên là trường vùng cao, đặc biệt khó khăn của tỉnh Kon Tum, hiện có tám điểm trường, với 17 lớp và 249 em học sinh. Trong đó, có 118 em được hưởng chế độ bán trú theo Nghị định 116 của Chính phủ; 100% học sinh của trường là người dân tộc thiểu số, đời sống còn gặp nhiều khó khăn.
Thầy Lê Tấn Trường Anh, Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú tiểu học Đắk Nên, cho biết: Điều kiện kinh tế gia đình của các em học sinh còn nhiều khó khăn, chủ yếu làm nương rẫy. Em ở xa nhất cách điểm trường trung tâm gần 32 km.
Vào mùa mưa, rét đậm, rét hại gia đình không lo được áo ấm, dép, đồ che mưa cho các em nên nhà trường thường xuyên vận động, kêu gọi các nhà hảo tâm đóng góp, ủng hộ để bảo đảm giữ ấm cho các em. Bên cạnh đó, nhà trường còn phân công cụ thể giáo viên phụ trách từng lớp để sâu sát đời sống và việc học tập của các em.
Phấn khởi khi mặc chiếc áo ấm mới, em Y Lan, học sinh lớp 5A, Trường PTDT bán trú tiểu học Đắk Nên bẽn lẽn tâm sự: "Con cảm ơn các cô chú nhiều lắm. Con mặc áo ấm mới vào rất ấm, Tết này không lo bị rét nữa rồi. Học kỳ I vừa qua, con đạt thành tích học sinh giỏi. Con xin hứa sẽ phấn đấu học tập tốt hơn nữa".
Chuyện về những người mang tia nắng hy vọng cho những mảnh đời khó khăn Qua một năm 2020 với nhiều khó khăn bởi những tác động tiêu cực từ dịch bệnh Covid -19 và thiên tai, khi đời sống còn nhiều mảng màu xám thì tia nắng ấm của phong trào thiện nguyện đã giúp cho bức tranh xã hội thêm phần tươi sáng. Một lực lượng hùng hậu góp phần làm nên tia nắng ấm ấy...