Hà Nội trồng cây xanh dưới đường sắt trên cao
Hàng trăm cây bàng lá nhỏ được trồng dưới gầm đường sắt trên cao dọc phố Hoàng Cầu, Yên Lãng, TP Hà Nội.
Phía dưới công trình đường sắt trên cao tuyến Cát Linh – Hà Đông, có hàng trăm cây xanh được trồng mới với chiều cao khoảng 7-8m, đường kính thân chừng 15-30cm.
Ông Vũ Kiên Trung, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội, cho biết: “Việc triển khai trồng cây xanh dưới gầm đường sắt trên cao tại phố Yên Lãng, Hoàng Cầu là chủ trương của UBND TP Hà Nội và đã được Sở Xây dựng Hà Nội phê duyệt. Chúng tôi sẽ chăm sóc những cây này cẩn thận, đồng thời khống chế chiều cao, do đó sẽ không ảnh hưởng đến công trình đường sắt trên cao”.
Người dân địa phương cho biết, hàng cây mới được trồng từ đêm 28/9.
Mục đích của việc trồng hàng trăm cây xanh phía dưới đường sắt trên cao là nhằm tạo ra cảnh quan đô thị xanh – sạch – đẹp trên địa bàn Thủ đô.
Nhiều người lo ngại cây xanh khi trưởng thành sẽ ảnh hưởng đến công trình đường sắt.
Nhà chức trách cho biết đặc tính của loại cây này là thân nhỏ, phát triển tán rộng, nếu có xảy ra gãy đổ cũng không làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình đường sắt trên cao.
Video đang HOT
Cây trồng mới được giằng buộc khá cẩn thận, toàn thân bọc những miếng vải giữ nước giúp cho việc sinh trưởng.
Xung quanh hàng cây có giá gỗ chống đỡ rất chắc chắn.
Công ty cây xanh cho biết, những cây bàng lá nhỏ này sẽ được khống chế chiều cao để không ảnh hưởng đến công trình đường sắt.
Giang Huy
Theo VNE
Hà Nội: Ngắm hàng cây cổ thụ bên hồ Thủ Lệ trước ngày di dời
109 cây xà cừ lâu năm dọc tuyến đường Kim Mã (Hà Nội) đoạn qua hồ Thủ Lệ bắt đầu được cắt tỉa để chuẩn bị đánh gốc chuyển về vườn ươm ở Văn Giang, Hưng Yên.
Sáng 16/9, Sở Xây dựng phối hợp với Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội bắt đầu di dời cây xanh nằm trong hành lang dự án đường sắt đô thị trên cao Nhổn - Ga Hà Nội.
Đoạn đường tiến hành xử lý cây xanh từ đền Voi Phục đến đối diện ngõ 575 phố Kim Mã.
Đoạn đường có tới 109 cây xanh, trong đó có 24 cây đại thụ có kích thước lớn sẽ được cắt tỉa rồi đánh gốc để chuyển đến một vườn ươm chăm sóc.
Đây là nơi sẽ tổ chức thi công xây dựng Dốc hạ ngầm (tuyến đường sắt trên cao đoạn từ cổng đền Voi Phục đến ngã tư Kim Mã - Liễu Giai - Nguyễn Chí Thanh).
Theo kế hoạch, các cây được cắt tỉa và dịch chuyển sẽ được đưa về vườn ươm ở huyện Văn Giang, Hưng Yên.
Tại vườn ươm, dự kiến cây sẽ được chăm sóc từ 6 tháng đến 1 năm. Nếu còn sống, cây sẽ lại được chuyển về trồng trên một số tuyến đường ở Hà Nội.
Nếu việc thí điểm mang lại hiệu quả thì UBND TP Hà Nội sẽ ưu tiên sử dụng biện pháp dịch chuyển cây xanh thay cho việc chặt hạ ở những điểm tương tự.
Tuyến đường rợp bóng mát cây xanh đã gắn bó với rất nhiều thế hệ học sinh trường tiểu học Ngọc Khánh hàng ngày đi bộ qua.
Nhiều bạn trẻ hay tin hàng cây sẽ không còn trong nay mai đã tranh thủ ghé qua chụp hình để lưu lại làm kỷ niệm.
Bắt đầu từ ngày 19/9, việc cưa cắt cành và dịch chuyển hàng cây này sẽ được triển khai khẩn trương với lượng máy móc thiết bị và con người đông hơn.
Nhiều cây đại thụ ở đoạn đường này rất lớn, có cây có đường kính lên đến hơn 100cm.
Dự kiến, trong vòng khoảng 3 tháng, toàn bộ số cây trên đường Kim Mã sẽ được dịch chuyển về vườn ươm. Riêng cây đa trước cửa đền Voi Phục sẽ không bị di chuyển mà chỉ cắt tỉa cành cho gọn sao cho thuận lợi cho việc thi công xây dựng tuyến đường sắt.
Ông Lê Huy Hoàng - Phó Trưởng ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, trong toàn bộ dự án thi công tuyến đường sắt số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội, trên 500 cây xanh phải di chuyển, cắt sửa. Riêng từ đoạn đền Voi Phục đến đường Trần Hưng Đạo, phải di dời số lượng tới hơn 440 cây.
"Tôi đã gắn bó với con đường này, hàng cây này từ những năm 80 của thế kỷ trước tới giờ. Nay biết hàng cây này sẽ bị chặt hạ tôi rất tiếc nhưng biết làm sao được, xã hội phát triển mà. Giá như vẫn làm được đường sắt mà giữ lại được hàng cây này thì tốt biết mấy cho con cháu", cu Đao Đinh Tung, 82 tuôi, người bán vé số ở phố Kim Mã chia sẻ.
Mỗi thân cây được đánh số mới để tiện cho việc phân loại và quản lý sau khi được di dời khỏi nơi này.
Mạnh Thắng
Theo Dantri
Tàu điện Cát Linh - Hà Đông được thiết kế như thế nào Đoàn tàu chạy tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) được lắp ráp sản xuất tại Trung Quốc với 4 toa, dài gần 80m, có chiều cao 3,8m sức chứa 1.362 người. Đoàn tàu mẫu cho dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đã được Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao...