Hà Nội: Triển khai hệ thống cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm
Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) trong thời gian tới, UBND TP. Hà Nội đã triển khai mô hình cảnh báo nhanh về ATTP, xây dựng và tổ chức hệ thống cảnh báo nhanh về ATTP trên địa bàn toàn thành phố nhằm tiếp nhận, xử lý thông tin, từ đó đưa ra các biện pháp cảnh báo nhanh cho người dân.
Hệ thống cảnh báo nhanh ATTP giúp cảnh báo kịp thời nguy cơ mất ATTP cho cộng đồng. Ảnh: anninhthudo.vn
Hệ thống cảnh báo nhanh về ATTP tại Hà Nội bao gồm 3 ngành là Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gồm các đơn vị thường trực là Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản. Các đơn vị đầu mối này có trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP, tổ chức kiểm tra giám sát chất lượng nhóm thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp; Xây dựng, tổ chức hệ thống hoặc bộ máy cảnh báo nhanh về ATTP trên địa bàn từ Thành phố đến quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
Video đang HOT
Các điểm cảnh báo an toàn thực phẩm từ thành phố xuống quận; huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn có quyết định thành lập hệ thống cảnh báo nhanh, phân công cụ thể cán bộ phụ trách tiếp nhận thông tin.
Về vấn đề đảm bảo vệ sinh thực phẩm dịp tết Trung thu, UBND Hà Nội cũng đã yêu cầu các ban ngành thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vi phạm về chất lượng và điều kiện vệ sinh an toàn trong sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm, chú trọng vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu.
Đối với các cơ sở sản xuất bánh Trung thu, Hà Nội yêu cầu tập trung phổ biến, tuyên truyền các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị dụng cụ, kiến thức thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất thực phẩm, chế biến thực phẩm quy định tại các văn bản hiện hành; Các quy định về nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, quy định về sử dụng phụ gia, bao bì thực phẩm, ghi nhãn sản phẩm, công bố sản phẩm/tự công bố sản phẩm, bảo quản sản ph ẩm thực phẩm.
Bên cạnh đó, UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu các cấp quận, huyện, thị xã thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành ATTP kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác đảm bảo ATTP phục vụ Tết Trung thu năm 2018 tại các xã, phường, thị trấn và phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra của thành phố trong việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trên địa bàn.
UBND quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm chỉ đạo việc xây dựng Kế hoạch, triển khai các hoạt động theo kế hoạch tại địa phương đúng tiến độ, thời gian, mục tiêu. Quyết định thành lập hệ thống cảnh báo nhanh, xây dựng điểm cảnh báo cấp 1, cấp 2 trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý, triển khai các điểm tiếp cận thông tin – xử lý thông tin tại địa bàn.
Theo congluan
Kiểm soát hải sản sau khai thác tại các cảng cá
Từ khi Ủy ban Châu Âu (EC) cảnh báo về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, việc truy xuất nguồn gốc hải sản thông qua nhật ký khai thác đã được các văn phòng đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá (ĐDTTKSNC) tại các cảng cá triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần khắc phục cảnh báo của EC.
Văn phòng đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá Cảng cá Hòa Lộc (Hậu Lộc).
Đi vào hoạt động từ tháng 4-2018 đến ngày 30-8-2018 Văn phòng ĐDTTKSNC cảng cá Hòa Lộc (Hậu Lộc) đã tổ chức thông báo trên hệ thống loa truyền thanh của cảng cá 2 lần/ngày và cấp phát tài liệu, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước liên quan đến hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến từng chủ tàu. Đồng thời, kiểm tra, kiểm soát 275 lượt tàu cá trước khi vào cảng, xuất cảng tại cảng cá Hòa Lộc với sản lượng hải sản qua cảng 4.220 tấn. Trong đó, 155 lượt tàu cá được kiểm tra, kiểm soát trước khi tàu xuất cảng; 120 lượt tàu cá được kiểm tra, kiểm soát khi tàu về cảng. Qua quá trình kiểm tra văn phòng đã nhắc nhở 255 tàu cá đang còn thiếu một số trang thiết bị, như: Thiết bị giám sát hành trình, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, ghi nộp sổ nhật ký khai thác và yêu cầu các chủ tàu, thuyền trưởng chuẩn bị đầy đủ trước khi tàu cá tham gia hoạt động khai thác. Ông Lê Văn Thăng, Trưởng Văn phòng ĐDTTKSNC cảng cá Hòa Lộc (Hậu Lộc), cho biết: Từ khi bước vào hoạt động đến nay, văn phòng đã chủ động triển khai thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát tàu cá trước khi tàu rời cảng và sau khi tàu cập cảng theo đúng quy trình, trình tự khi chủ tàu báo cáo dời cảng và cập cảng theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, vẫn còn nhiều chủ tàu, thuyền trưởng chưa chấp hành việc ghi và nộp nhật ký khai thác, báo cáo khai thác theo quy định. Một số chủ tàu không viết nhật ký khai thác hoặc có viết nhưng sơ sài, mang tính chất đối phó. Các chủ tàu cá làm nghề lưới rê của xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa); tàu làm nghề lưới kéo của các xã Ngư Lộc, Minh Lộc, Hưng Lộc và Hải Lộc (Hậu Lộc) neo đậu tại bãi ngang các xã Ngư Lộc, Minh Lộc, Hưng Lộc chưa vào cảng và khai báo xuất trình giấy tờ trước khi tham gia khai thác. Hiện Văn phòng ĐDTTKSNC tại cảng cá Hòa Lộc đang tiếp tục tuyên truyền đến các chủ tàu, thuyền trưởng và các hộ ngư dân tham gia khai thác, dịch vụ khai thác biết chủ trương của Nhà nước về vấn đề khai thác bất hợp pháp không báo cáo và không theo quy định. Cấp phát sổ nhật ký khai thác, báo cáo khai thác hướng dẫn chủ tàu, thuyền trưởng ghi đầy đủ các thông tin vào sổ nhật ký khai thác, báo cáo khai thác làm cơ sở cho việc đánh giá trữ lượng nguồn lợi vùng biển. Tiếp tục phối hợp với UBND các xã bãi ngang của huyện Hậu Lộc, UBND xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa) tuyên truyền sâu rộng đến các chủ tàu cá, thuyền trưởng và các hộ sản xuất, kinh doanh hiểu, nhận thức đúng việc tàu cá trước và sau khi đi khai thác cần báo cáo với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. Tổ chức phân công lịch trực 24/24h để kiểm tra, kiểm soát các tàu cá ra, vào cảng và cấp đúng, đầy đủ, nhanh nhất các thủ tục cần thiết cho các tàu đủ điều kiện xuất bến, kiên quyết xử lý những tàu chưa đầy đủ điều kiện về hồ sơ, thủ tục cũng như các trang thiết bị trên tàu.
Để chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác hải sản trái phép, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập các Văn phòng ĐDTTKSNC tại các cảng cá Hòa Lộc (Hậu Lộc), Lạch Bạng (Tĩnh Gia), Lạch Hới (TP Sầm Sơn), bao gồm các lực lượng của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ban quản lý các cảng cá và bộ đội biên phòng là cơ quan phối hợp. Bước vào hoạt động, các văn phòng đại diện đã xây dựng kế hoạch và triển khai quy trình kiểm tra, kiểm soát, ghi thông tin vào sổ theo dõi hành trình khai thác hải sản. Thường trực 24/24 giờ để tiếp nhận thông tin từ các chủ tàu, thuyền trưởng về thời gian xuất, cập bến. Niêm yết công khai quy trình kiểm tra, kiểm soát tàu cá khi cập cảng và rời cảng, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm soát nghề cá tại văn phòng. Theo đó, tất cả các tàu cập cảng, vận chuyển cá ở cảng cá và cảng neo trú tàu thuyền đều được văn phòng kiểm tra, kiểm soát theo đúng quy định. Riêng các tàu khi vào bến mà chủ tàu không chứng minh được nguồn gốc hải sản khai thác, sẽ tiến hành lập biên bản. Trường hợp không ghi nhật ký hải sản, không báo cáo khai thác, chủ tàu sẽ bị lập biên bản xử phạt theo quy định.
Bài và ảnh: Hải Đăng
Theo baothanhhoa
Phát hiện hàng ngàn bánh trung thu không hóa đơn chứng minh nguồn gốc Thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa; giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở sản xuất bánh trung thu ẢNH: MAI TRÂM Chiều 5.9, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an...