Hà Nội triển khai Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em năm 2020
Sở LĐTB&XH Hà Nội đã có Kế hoạch số 827/KH-LĐTBXH về việc thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em năm 2020.
Ảnh minh họa
Theo đó, Sở đề nghị Phòng Lao động Thương binh và xã hội các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; Đảm bảo 100% cán bộ làm công tác trẻ em các cấp, đội ngũ cộng tác viên làm công tác trẻ em được tuyên truyền, tập huấn các kiến thức, kỹ năng về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em bằng nhiều hình thức khác nhau. Phấn đấu giảm rõ rệt và bền vững số lượng trẻ em bị tai nạn, thương tích; trẻ em bị tử vong do các loại hình tai nạn, thương tích nhất là tử vong do đuối nước và tử vong do tai nạn giao thông so với năm 2019; 100% các đơn vị rà soát, theo dõi và báo cáo kịp thời các trường hợp trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích trẻ em; Đảm bảo ít nhất 70% hộ gia đình có trẻ em trên từng địa bàn đạt tiêu chí “Ngôi nhà an toàn” trên tổng số hộ gia đình có trẻ em. Duy trì và nhân rộng các mô hình Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; mô hình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tại cộng đồng.
Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Thành phố về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, đặc biệt phòng, chống đuối nước, tai nạn giao thông và bỏng, cháy cho trẻ em. Truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: tổ chức các cuộc truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, gia đình và trường học; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; sản xuất các video, phóng sự; sản xuất các sản phẩm truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em (như tờ gấp, sách mỏng, pano,…); lồng ghép tuyên truyền về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong Tháng hành động vì trẻ em, Diễn đàn trẻ em, Tết Trung thu; tổ chức các cuộc thi, tìm hiểu, tọa đàm về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; gắn hoạt động tuyên truyền phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em với các hoạt động vui chơi, giải trí của trẻ em.
Tiếp tục xây dựng và nhân rộng, triển khai thực hiện có hiệu quả Mô hình Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; Rà soát số hộ gia đình có trẻ em trên địa bàn và khuyến khích các hộ gia đình có trẻ em đăng ký đạt tiêu chí Ngôi nhà an toàn ngay từ đầu năm. Xác định các loại hình tai nạn, thương tích trẻ em thường gặp tại gia đình để tổ chức các hoạt động can thiệp loại bỏ nguy cơ gây tai nạn, thương tích trẻ em cho các hộ gia đình có trẻ; hướng dẫn, tư vấn trực tiếp tại các gia đình các biện pháp nhằm loại bỏ nguy cơ gây tai nạn, thương tích trẻ em.
TQ (phapluatxahoi.vn)
IQ cao đến mấy thì con cũng khó thành công trong cuộc sống nếu thiếu hụt kỹ năng này
Theo thống kê, chỉ số thông minh (IQ) cao có thể giúp trẻ tăng 20% cơ hội thành công trong tương lai. Nhưng cơ hội này có thể tăng lên gấp 4 lần nếu con bạn là người có trí tuệ cảm xúc (EQ) cao.
Video đang HOT
Trí tuệ cảm xúc (EQ) là loại trí tuệ giúp con người có thể nhận ra cảm xúc của chính mình và của người khác. Nhờ đó, họ có thể kiểm soát cảm xúc, rèn luyện được sự đồng cảm, biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, đồng thời điều chỉnh lời nói hành động của bản thân sao cho phù hợp với từng tình huống.
Những kỹ năng này nghe thì đơn giản nhưng thực chất lại vô cùng quan trọng, nhất là đối với trẻ em. Những đứa trẻ có chỉ số EQ cao thường có xu hướng học tập và hoạt động tích cực tại trường. Bởi chúng biết cách ứng phó và chịu được áp lực tốt hơn so với những đứa trẻ khác. Không chỉ vậy, trẻ có IQ cao cũng sẽ có thái độ thân thiện, hòa đồng hơn.
Trẻ có IQ thấp thường khó thành công trong cuộc sống.
Ngoài IQ, Có EQ chính là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của một đứa trẻ trong tương lai. Nếu các bậc phụ huynh muốn con mình lớn trở thành người tử tế, tốt bụng và thành công thì cần chú ý nhiều đến EQ của con. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy, con bạn đang có chỉ số EQ thấp:
1. Con thích nói xấu người khác
Trẻ nhỏ thường có "cái tôi" rất lớn và không ngần ngại bộc lộ "cái tôi" của mình. Không hiếm những tình huống cha mẹ thấy con thường cao giọng khi nói về bạn bè hoặc cố tỏ ra bản thân hơn hẳn mọi người xung quanh. Đây chính là những dấu hiệu cho thấy con bạn đang có dấu hiệu EQ thấp. Bởi đây là thái độ không tôn trọng người khác và tâm lý muốn hơn người.
Để sửa đổi hành vi này, cha mẹ có thể làm gương cho con bằng cách không nhận xét tiêu cực về người khác, kể cả trước mặt và sau lưng. Ngoài ra, cha mẹ cần khiêm tốn, tích cực học hỏi và luôn nhìn nhận mọi người theo hướng tích cực. Dần dần, con sẽ học sẽ biết noi theo tính tốt này.
2. Con không kiểm soát được cảm xúc của mình
Cáu gắt, la hét, đập đồ... chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt cũng là dấu hiệu cho thấy con có chỉ số cảm xúc EQ thấp. Bởi con không kiểm soát được cảm xúc của mình và tâm trạng dễ bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài.
Một người không có tâm lý vững vàng thì rất khó có thể thành công trong cuộc sống. Thế nên, cha mẹ hãy quan tâm, chỉ dạy con cách quản lý cảm xúc bằng cách gọi tên cảm xúc của mình. Chẳng hạn cha mẹ có thể hỏi con: "Con đang cảm thấy như thế nào?", "Con đang buồn phải không?", "Mẹ biết là con rất thất vọng"... Sau đó, cha mẹ dạy con bình tĩnh lại và xử lý những cảm xúc đó bắt đầu bằng một cái ôm.
3. Con luôn tìm cách đổ lỗi cho hoàn cảnh
Trong khi người có trí tuệ cảm xúc cao luôn dũng cảm chịu trách nhiệm trước những thất bại của mình thì người có EQ thấp sẽ luôn tìm cách đổ lỗi "Tại vì... nên...". Dù trong thâm tâm con biết lỗi là ở mình nhưng vẫn không có đủ dũng khí để đứng lên nhận lỗi. Con luôn cần một lá chắn bảo vệ mình bằng cách đem người khác hoặc ngoại cảnh ra để đổ lỗi.
Nếu muốn khắc phục điều này, cha mẹ đừng mắng khi con phạm sai lầm. Thay vào đó hãy ngồi xuống, cùng con phân tích xem đúng sai và cách sửa chữa sai lầm. Dần dần, con sẽ học được cách xử lý vấn đề thay vì "đá" qua cho người khác.
4. Con không dám thử bất kỳ điều gì lạ
Những người có trí tuệ cảm xúc thấp sẽ không bao giờ chịu thoát ra khỏi vùng an toàn của mình. Họ hài lòng với những thứ và thói quen đã có từ lâu. Họ cũng không dám mạo hiểm với những điều mới mẻ trong cuộc sống, dù chỉ đơn giản là tham gia một trò chơi.
Trẻ nhỏ cũng như vậy. Nếu cha mẹ thấy con luôn thu mình trong thế giới nhỏ bé của riêng mình, không dám kết bạn, không dám tham gia trò chơi tập thể, không dám đi đâu một mình... thì có nghĩa con đang có EQ thấp.
Cha mẹ cần dạy con biết rằng, cuộc sống có rất nhiều điều thú vị và con sẽ học hỏi được nhiều điều bổ ích nếu dám mạo hiểm và vượt ra khỏi giới hạn. Không chỉ vậy, con còn thể khám phá ra những tiềm năng mới của bản thân.
5. Con hay ngắt lời
Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ thích nói chuyện là điều bình thường nhưng cần phải tùy từng trường hợp và đối tượng giao tiếp. Nếu con không biết phân biệt lớn nhỏ, luôn chen ngang vào lời nói của người khác và chỉ muốn lấn lướt bằng cách ngắt lời thì chứng tỏ con đang thiếu tôn trọng người xung quanh.
Khi trưởng thành, con có thể trở thành người độc đoán, không biết cảm thông và bất chấp mọi thứ để đạt được mục đích. Để khắc phục điều này, bố mẹ cần dạy con tôn trọng mọi người xung quanh, bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt như lắng nghe khi người khác đang nói chuyện.
Theo Trí Thức Trẻ
Bảo vệ trẻ em trên môi trường in-tơ-nét Từ thực tế nêu trên, các cơ quan chức năng cần có những phương pháp và chính sách cụ thể để bảo vệ trẻ em vượt qua sự cám dỗ và độc hại của môi trường mạng. Ảnh minh họa Năm nay, trọng tâm trong chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được xác định và...