Hà Nội triển khai các biện pháp siết chặt quản lý chất thải y tế
Trước thực trạng đáng lo ngại từ nguồn rác thải y tế bị “tuồn” ra thị trường đem tái chế làm đồ gia dụng, ngành Y tế Hà Nội đang tích cực triển khai các biện pháp nhằm siết chặt quản lý chất thải y tế.
Sở Y tế yêu cầu các đơn vị tổ chức phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ tạm thời và xử lý chất thải y tế đúng quy định…
Theo số liệu của Sở Y tế Hà Nội, hiện nay trung bình mỗi năm, tổng lượng rác thải y tế thải ra từ 41 bệnh viện công lập, 52 phòng khám đa khoa, 4 nhà hộ sinh, 584 trạm y tế và khối y tế tư nhân trên địa bàn thành phố ước khoảng 592.395kg chất thải y tế nguy hại, 2.971.830kg chất thải thông thường và khoảng1.722.600m3 nước thải.
Các chuyên gia y tế cho rằng, lượng rác thải y tế độc hại trên địa bàn sẽ còn tiếp tục tăng lên khi xã hội phát triển, công nghiệp hóa ngày càng cao. Chính vì vậy, công tác quản lý các chất thải y tế phải được nghiêm túc thực hiện theo đúng quy định mới có thể đảm bảo an toàn.
Thực hiện yêu cầu của Cục Quản lý môi trường y tế về tăng cường công tác quản lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế, Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành cập nhật, phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực quản lý chất thải y tế và bảo vệ môi trường.
Sở Y tế cũng đồng thời tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực của cán bộ quản lý và nhân viên y tế về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác quản lý chất thải y tế và hoàn thiện các thủ tục pháp lý về quản lý chất thải y tế và bảo vệ môi trường.
Sở Y tế yêu cầu các đơn vị tổ chức phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ tạm thời và xử lý chất thải y tế đúng quy định, phân công làm rõ người chịu trách nhiệm quản lý trong từng khâu đoạn thu gom, khu vực lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải y tế tại đơn vị; khi chuyển giao chất thải cho các tổ chức, cá nhân có đủ tư cách pháp nhân về xử lý chất thải nguy hại theo đúng quy định, không để xảy ra tình trạng làm thất thoát chất thải y tế nguy hại ra bên ngoài.
Đặc biệt tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất thải y tế, bảo vệ môi trường nhằm phát hiện kịp thời, ngăn chặn các hành vi vi phạm về quản lý chất thải và bảo vệ môi trường trong cơ sở y tế và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Sở Y tế phối hợp liên ngành thanh tra, kiểm tra tại các đơn vị; trường hợp xảy ra vi phạm, thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan có thẩm quyền.
Nội dung thanh, kiểm tra tập trung vào các trang, thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải, thiết bị xử lý chất thải y tế; việc thực hiện công tác tác phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý chất thải y tế; kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn, quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp…
Ngoài việc xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định, các đoàn thanh, kiểm tra hướng dẫn các cơ sở y tế thực hiện thủ tục pháp lý trong lĩnh vực quản lý chất thải y tế, bảo vệ môi trường và quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp theo quy định hiện hành.
Từ năm 2012, ngành y tế Thủ đô đã có 5 dự án đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế của các đơn vị với tổng kinh phí gần 213 tỷ đồng. Hiện tại, 41 bệnh viện của ngành y tế Hà Nội đã có hệ thống xử lý chất thải lỏng y tế.
Để “thắt chặt” quản lý rác thải y tế, phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Văn Dung cho biết, Sở yêu cầu các đơn vị y tế công lập và ngoài công lập xây dựng kế hoạch cụ thể và thực hiện nghiêm túc quy định về quản lý rác thải y tế; tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy thực hiện, quy định và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên; rà soát toàn bộ các trang thiết bị y tế, thiết bị chuyên môn, phương tiện vận tải nhằm đảm bảo an toàn cho cán bộ, người lao động cũng như bệnh nhân, người nhà bệnh nhân trong quá trình sử dụng.
Video đang HOT
Hệ thống xử lý chất thải tại các đơn vị cần được bảo dưỡng, sửa chữa đảm bảo đúng yêu cầu; các đơn vị phải tổ chức đo kiểm môi trường các tiêu chuẩn về ánh sáng, độ ồn, khí thải…
Theo Vietnamplus
Hà Nội: Sinh viên ở trọ vật vã tìm cách để sống sót qua những ngày nóng kỉ lục
Giữa tiết trời oi nóng kỷ lục lên đến 42 độ C, nhiều sinh viên sống trong các khu nhà trọ ngột ngạt phải vật vã tìm đủ "trăm phương nghìn kế" để chống nóng.
"Phát ốm" vì nắng nóng
Đợt nắng nóng kỷ lục kéo dài có lúc lên đến 42 - 43 độ C đã khiến cuộc sống của nhiều người dân Thủ đô bị đảo lộn. Tuy nhiên, vất vả nhất vẫn là những người lao động nghèo hoặc học sinh, sinh viên thuê trọ trong những căn phòng chật hẹp.
Nắng nóng đã khiến cuộc sống của nhiều bạn sinh viên trở nên vô cùng khó khăn, bí bách. Nguyễn Thị Thảo (sinh viên Đại học Thương mại) than thở: "Bọn mình cảm thấy khó chịu khủng khiếp. Tuy phòng mình thuê ở trong khu chung cư mini nhưng rất chật hẹp. Hơn nữa, để tiết kiệm tiền nên mình trọ cùng 2 người nữa nên những ngày nắng nóng như hiện nay, mình cảm giác rất bức bối".
Phần lớn sinh viên đều thuê trọ ở những căn phòng chật hẹp với diện tích chưa đầy 20m2 nên trong những ngày nắng nóng thế này, những căn phòng trọ không khác gì lò thiêu.
Thảo cho biết, căn phòng trọ của cô rộng gần 15m2, không hề có cửa sổ, hành lang phía trước cũng bị các bức tường cao bao phủ. Vì vậy, ban đêm, khi nhiệt độ bên ngoài hạ xuống nhưng đồng hồ đo nhiệt trong phòng vẫn luôn ở mức 35-36 độ C.
Nhiệt kế cho thấy cho dù vào đã về đêm, nhiệt độ ở các phòng trọ của sinh viên vẫn lên tới 35 - 36 độ C.
Cũng rơi vào cảnh tương tự như Phương, Thanh Nga (sinh viện Đại học Sư phạm Hà Nội) chia sẻ: "Bây giờ đang là cao điểm ôn thi, muốn về quê hay cùng bạn bè đi lượn phố cũng khó. Hàng tuần nay mình luôn phải học bài trong tình cảnh vật vã, đêm không ngủ nổi vì mồ hôi đổ ướt hết lưng áo. Chuyện học hành trong căn phòng trọ bát quái khiến mình cảm giác như sắp kiệt sức".
Đợt nắng nóng lại trùng vào mùa thi nên cuộc sống cũng như học tập của các bạn sinh viên càng trở nên chật vật.
Tuy nhiên, vất vả nhất vẫn là các bạn sinh viên thuê trọ trong ký túc xá. Nguyễn Thanh Hoa (sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết: "Ở ký túc ngày nóng đúng là kinh hoàng, 8 người chung một phòng rộng chưa đầy 13m2. Chưa kể là ở ký túc không được dùng điện, nước thả phanh. Có lúc còn bị mất nước sạch, không thể tắm gội khiến mình thấy ngột ngạt vô cùng".
Bước chân ra đường là đối mặt với cái nóng hầm hập, về nhà lại phải tiếp tục vật lộn trong không gian ngột ngạt, nóng bức khiến nhiều nữ sinh ngã bệnh. Ngọc Châm (sinh viên Đại học Mở Hà Nội) tâm sự: "Ngày nào mình cũng thức dậy từ lúc 6h để đến trường nhưng 3h sáng mới ngủ được vì nắng nóng nên luôn có cảm giác mệt mỏi. Đi học đã nắng nóng lắm rồi nhưng về nhà, mình còn thấy khó chịu hơn".
1001 "kế chống nóng" độc đáo
Để chống chọi với nóng, nhiều sinh viên đã nghĩ ra đủ cách có thể như dùng chậu nước đá để ở trước quạt để tản nhiệt, lấy khăn mặt ướt đắp lên mặt khi ngủ, ngồi học ngoài hành lang và đêm đến thì lăn ra nền đất để ngủ. Bên cạnh đó, để hạ nhiệt, các bạn còn chăm chỉ lau nhà 4 - 5 lần trong ngày nhằm giảm sức nóng của sàn nhà.
Dùng đá để trước quạt hay đắp khăn ướt lên mặt là hai trong nhiều cách mà các bạn sinh viên dùng để đối phó với thời tiết nắng nóng khắc nghiệt.
Trong đó, biện pháp dùng chậu nước đá để trước quạt được rất nhiều sinh viên áp dụng. Lý giải điều này, nhiều người cho rằng, hơi nước lạnh bốc lên sẽ làm mát không khí hơn. Nhìn thấy chậu nước cũng cảm thấy nhiệt độ đang giảm đi phần nào.
"Tối nào bọn mình cũng tốn ít tiền để mua đá về quạt cho mát nhưng vì nóng quá nên đá rất nhanh tan, thành ra biện pháp này cũng chỉ mang tính tức thời, không thực sự hiệu quả lắm" - Thảo than thở.
Dù là biện pháp phổ biến, nhưng cách để đá trước quạt cũng chỉ là biện pháp tức thời vì đá sẽ tan rất nhanh trong điều kiện thời tiết thế này
Trong khi đó, với Thanh Nga, để tránh nóng, ban ngày cô và các bạn thường rủ nhau lên thư viện học bài vì ở đó có lắp nhiều điều hòa. "Ở thư viện rất mát, mọi người cũng yên tĩnh nhưng có nhược điểm là khá đông và hơi chật, cảm giác học không hiệu quả" - Nga nói.
Dù thế, rất nhiều sinh viên vào những ngày oi nóng như thế này, từ sáng đến chiều đều lên thư viện, buổi trưa cũng tranh thủ chợp mắt một lúc rồi lại học tiếp, mãi tối mịt mới về phòng.
Một kiểu chống nóng thú vị như Thu Hương (sinh viên Đại học Mở) kể: "Buổi trưa nhà mình rất nóng, không thể ngủ được. Sẵn vé tháng xe buýt sinh viên, mấy hôm nay, mình bắt chuyến vắng người, lên xe ngủ một giấc, đến đầu bến bên kia lại quay về vì ít ra trên xe buýt cùng còn có điều hòa, mát mẻ hơn ở nhà".
Ban ngày, nhiệt độ ngoài trời có nơi lên tới 43 độ C nhưng theo nhiều sinh viên, thời điểm đó không ngột ngạt bằng buổi tối. "Ban ngày có thể chạy đi chỗ khác có điều hòa để tránh nóng nhưng hầu như đêm đến là phải ở trong phòng ôn thi, không đi đâu được. Trong khi nền nhiệt trong nhà nóng tới 37 độ C nhưng vì không có điều kiện lắp điều hòa nên bọn mình rất khổ sở, tù túng" - Mỹ Linh chia sẻ.
Theo Linh, để tránh nóng, buổi tối cô và các bạn thường tụ tập ra khoảnh sân chung của xóm trọ để ngồi hóng mát. một số khác lại chọn cách ngồi ở hành lang đọc sách.
Nhiều bạn sinh viên phải tìm ra hành lang hoặc các khoảnh sân rộng để ôn thi
"Nói chung ngoài việc ra hành lang đứng, ngồi, nằm vật vã hoặc dùng khăn ướt lau mặt, chân tay thường xuyên mình cũng không biết làm gì hơn." - Linh bức xúc.
Theo Linh, những cách chống nóng của sinh viên hầu như đều là "mẹo vặt" và không thực sự hiệu quả. Linh chia sẻ: "Bây giờ chỉ cầu sao có cơn mưa cho trời dịu bớt hoặc có điều kiện để chuyển sang chỗ trọ mới thoáng rộng hơn chứ nếu tình cảnh này kéo dài, chắc mình cũng ốm mất".
Bên cạnh những kế chống nóng ấy, trên mạng xã hội, những hình ảnh chống nóng hết sức sáng tạo của các bạn sinh viên với những biện pháp "chẳng giống ai" cũng khiến cho nhiều người phải... bật cười. Những hình ảnh được chia sẻ phần nào cho thấy sự khắc nghiệt của đợt nắng nóng kỉ lục cũng như những khó khăn mà người dân phải chịu đựng khi học tập và sinh hoạt trong điều kiện thời tiết "khó nhằn" này.
Sinh viên Đại học Nông nghiệp mang chăn lên trên mái nhà nằm ngủ để tránh nóng - Ảnh: Beat.vn
Thậm chí, mọi người còn dùng biện pháp mặc áo mưa như thế này để "trừng phạt" nhau trong ngày nóng bức... - Ảnh: Beat.vn
Theo Trí Thức Trẻ
Giải cứu xà lan mắc kẹt dưới cầu Bình Lợi Chiếc xà lan trong lúc được kéo qua cầu Bình Lợi (cũ) thì các cột móc neo của xà lan bị vướng dưới gầm cầu, kẹt cứng. Phần mũi của xà lan bị mắc kẹt dưới gầm cầu Khoảng 6 giờ 30 ngày 29.5, một xà lan không biển số được kéo trên sông Sài Gòn, hướng từ TP.HCM về Bình Dương. Trong...