Hà Nội trả lại tiền “lạm thu” cho phụ huynh
Trả lời chất vấn đại biểu, Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc thừa nhận tình trạng “lạm thu” vẫn tiếp tục diễn ra trong năm nay. Hà Nội đã yêu cầu các trường phải trả lại số tiền “lạm thu” này cho phụ huynh học sinh.
Bà Ngọc cho biết năm 2011, Hà Nội có 57 trường lạm thu. Qua quá trình xử lý quyết liệt, các trường Hà Nội siết chặt việc quản lý thu tiền của phụ huynh học sinh. Do vậy, năm 2012, trên địa bàn còn 31 trường lạm thu.
Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đã yêu cầu trả lại tiền “lạm thu” cho phụ huynh.
Việc lạm thu ở một số trường thể hiện qua việc thu những khoản không có trong quy định như hỗ trợ tiểu học, tiền học phẩm, tiền ghế chào cờ, giấy thi. Nghiêm trọng hơn hầu hết các trường thu một số khoản chưa rõ ràng, có biểu hiện trùng lặp. Ví dụ thu tiền môn học tự chọn (tin học) đối với bậc THCS, THPT, trong lúc theo báo cáo của Sở Giáo dục và đào tạo, khoản này đã được ngân sách đảm bảo; thu tiền môn học tự chọn hoặc tăng cường ở bậc tiểu học, thực tế khoản này đã thu theo mô hình 2 buổi/ngày. Một số trường không xác định rõ tiền điện chạy máy điều hòa nhiệt độ của các lớp học với tiền điện sinh hoạt chung của trường…
“Tôi khẳng định thành phố luôn chỉ đạo xử lý quyết liệt tình trạng lạm thu. Chúng tôi đã yêu cầu phải trả ngay tiền lạm thu cho phụ huynh học sinh”, bà Ngọc nói.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Nguyễn Hữu Độ cho biết, quá trình kiểm tra, Sở này đã kiên quyết xử lý các trường lạm thu. Đồng thời Sở cũng yêu cầu các trường trả lại tiền cho phụ huynh.
Video đang HOT
Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Nguyễn Hữu Độ thể hiện quyết tâm xử lý “lạm thu”.
Theo bà Ngọc, việc xử lý giao viên lạm thu thuộc thẩm quyền UBND cấp quận, huyện. Bà Ngọc đề nghị những địa bàn có trường lạm thu phát huy vai trò quản lý. “Nhiều nơi đã làm tốt việc này, họ đã yêu cầu nhà trường trả tiền ngay cho dân”, Phó Chủ tịch UBND Hà Nội cho biết.
Bà Ngọc đề nghị phụ huynh học sinh tăng cường giám sát, các trường trước khi đề xuất thu phí cần phải lập chủ trương, công khai xin ý kiến của phụ huynh, sau đó xin ý kiến cơ quan thẩm quyền. Vì chỉ sau khi có ý kiến chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền mới được phép tiến hành thu.
Quang Phong
Theo dân trí
Học sinh phải đóng tiền quà Tết thầy cô
Không chỉ phải học thêm vào chiều tối, nhiều học sinh tiểu học ở Hà Nội còn phải đóng hàng loạt khoản "tự nguyện" vô lý, trong đó có cả tiền mua điều hòa, hỗ trợ giảng dạy và quà Tết cho thầy cô...
Làm việc với nhiều trường tiểu học ở 4 quận, huyện Từ Liêm, Long Biên, Thanh Xuân, Đống Đa, đoàn thanh tra của Bộ GD&ĐT nhận thấy, hầu hết các trường đều cho giáo viên ký cam kết không học thêm, dạy thêm trái quy quy định.
Tuy nhiên, phản ánh của học sinh qua phiếu khảo sát của đoàn thanh tra cho thấy, vẫn có tình trạng dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường các môn: Toán, tiếng Việt, tiếng Anh từ 16h30 đến 20h các ngày học và thứ bảy, chủ nhật. Theo phản ánh của học sinh, tình trạng này xảy ra ở Tiểu học Láng Thượng, Ngọc Lâm, Cổ Nhuế B, Kim Giang và 3 giáo viên ở trường Láng Thượng bị học sinh nêu đích danh.
Ngoài ra, một số trường dạy thí điểm tiếng Anh có ứng dụng công nghệ thông tin hoặc liên kết với các trung tâm dạy tiếng Anh tại trường ngoài giờ học chính khóa nhưng chưa quản lý tốt nguồn kinh phí. Có trường còn dạy thêm một số môn tiếng Anh, Tin học, luyện chữ trái quy định.
Hiện, nhiều Tiểu học ở Hà Nội đều trang bị điều hòa nhiệt độ, tivi.... Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT Nguyễn Huy Bằng cho hay, khi thu các khoản thỏa thuận, nhiều trường đã sai sót về quy trình và thủ tục như chưa lập dự toán chi để làm căn cứ tính toán mức thu (Tiểu học Cổ Nhuế B, Xuân Đỉnh, Kim Liên) hoặc dự toán không đầy đủ, chi tiết (Tiểu học Đông Ngạc B).
Một số trường chưa họp với cha mẹ học sinh để trình bày dự toán chi và dự kiến mức thu đã gửi văn bản xin ý kiến phụ huynh với các khoản thu do trường đề xuất, dẫn tới bức xúc, không đồng thuận của phụ huynh. Riêng Tiểu học Cổ Nhuế B còn giữ số tiền thu thỏa thận tại két của trường hay Tiểu học Xuân Đỉnh lại để giáo viên giữ tiền...
Bên cạnh đó, theo thanh tra Bộ, các khoản thu tự nguyện lại tính theo hình thức bổ đầu, thu không đúng quy trình và dự kiến. Đơn cử, Tiểu học Kim Liên (Đống Đa) thu 350.000 đồng một học sinh trong khi chưa có kế hoạch, nội dung, dự toán chi. Tiểu học Láng Thượng thu mức tương tự để dự kiến chi hỗ trợ giảng dạy, chi quà Tết cho thầy cô...
Thậm chí, có lớp ở Tiểu học Đặng Trần Côn A còn thu của mỗi học sinh 300.000 đồng học sinh để lắp điều hòa và 547.000 đồng để lập quỹ hoạt động. Một lớp khác ở trường này thu 600.000 đồng để lập quỹ hoạt động và 357.400 đồng để tổ chức đi tham quan.
Thanh tra Bộ Giáo dục kiến nghị Sở Giáo dục Hà Nội tập trung làm rõ những sai phạm của các trường về dạy thêm, học thêm cũng như những sai phạm về thu, chi. Trên cơ sở đó, xử lý hoặc kiến nghị UBND các quận, huyện xử lý những người sai phạm đồng thời dừng ngay việc dạy, học thêm và thu tiền trái quy định, trả lại tiền đã thu sai... Việc xử lý phải được báo cáo về Bộ GD&ĐT trước 30/10.
Cơ quan này cũng đề nghị UBND Hà Nội quản lý chặt chẽ công tác, dạy, học thêm với tất cả cấp học và các khoản thu, chi đầu năm đối với các cơ sở giáo dục công lập kiên quyết xử lý nghiêm các sai phạm.
Trước kết luận của Thanh tra Bộ GD&ĐT, Phó chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đã yêu cầu Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Tài Chính, UBND quận, huyện, thị xã thực hiện ý kiến kết luận.
Theo VNE
Tăng thu nhập cho GV để tránh lạm thu "Do thu nhập của người giáo viên thấp nên việc dạy thêm, học thêm không chấm dứt được. Bên cạnh đó dẫn đến việc lạm thu trong trường học". ĐB Mai Văn Lâm (huyện Đan Phượng) phát biểu tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ 6 HĐND Thành phố ngày 4/12. ĐB Mai Văn...