Hà Nội: Tổng thu ngân sách 4 tháng đầu năm 2020 đạt gần 82 nghìn tỷ đồng
4 tháng đầu năm 2020, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn Hà Nội ước đạt 81,9 nghìn tỷ đồng, bằng 31,4% dự toán pháp lệnh năm 2020 và bằng cùng kỳ năm 2019.
Cục Thống kê Hà Nội cho biết, trong tháng 4, tổng NSNN tại Hà Nội ước tính đạt 14,5 nghìn tỷ đồng, trong đó thu từ dầu thô đạt 346 tỷ đồng; thu nội địa đạt 14,2 nghìn tỷ đồng.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 81,9 nghìn tỷ đồng, bằng 31,4% dự toán pháp lệnh năm 2020 và bằng cùng kỳ năm 2019. Trong đó, thu từ dầu thô đạt 1.746 tỷ đồng, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm trước và đạt 83,1% dự toán; thu nội địa (trừ dầu thô) đạt 80,1 nghìn tỷ đồng, giảm 0,4% và đạt 31%.
Trong tổng thu nội địa 4 tháng đầu năm 2020, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt 17,2 nghìn tỷ đồng, giảm 14,8% so với cùng kỳ năm trước; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 7,9 nghìn tỷ đồng, giảm 15,6%; thu từ khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước đạt 16,9 nghìn tỷ đồng, giảm 11,9%; thuế thu nhập cá nhân đạt 11,6 nghìn tỷ đồng, tăng 8,1%; thu tiền sử dụng đất đạt 6,7 nghìn tỷ đồng, tăng 62,4%; thu lệ phí trước bạ đạt 1,8 nghìn tỷ đồng, giảm 23,7%; thu phí và lệ phí đạt 5,3 nghìn tỷ đồng, tăng 13,2%.
Về hoạt động huy động vốn tín dụng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp huy động vốn, đảm bảo đáp ứng thực hiện cấp tín dụng và chấp hành các quy định của pháp luật về tỷ lệ đảm bảo an toàn. Dự kiến đến hết tháng 4/2020, tổng nguồn vốn huy động đạt 3.587 nghìn tỷ đồng, tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 2,3% so với thời điểm kết thúc năm 2019.
Trong đó, lượng tiền gửi đạt 3.327 nghìn tỷ đồng, chiếm 92,8% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 0,3% và tăng 2,4% (tiền gửi tiết kiệm đạt 1.379 nghìn tỷ đồng, tăng 0,4% và tăng 2,3%; tiền gửi thanh toán đạt 1.948 nghìn tỷ đồng, tăng 0,3% và tăng 2,5%); phát hành giấy tờ có giá đạt 260 nghìn tỷ đồng, chiếm 7,2% tổng nguồn vốn huy động, tăng 0,2% và tăng 1,2%.
Dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP đến hết tháng 4 ước đạt 2.154 nghìn tỷ đồng, tăng 0,2% so tháng trước và tăng 2% so với cuối năm 2019, trong đó: Dư nợ cho vay đạt 1.933 nghìn tỷ đồng, chiếm 89,7% (dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 803 nghìn tỷ đồng, tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 2,5% so với thời điểm kết thúc năm 2019; dư nợ trung hạn và dài hạn đạt 1.130 nghìn tỷ đồng, tăng 0,2% và tăng 1,9%); đầu tư đạt 221 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,3%.
Video đang HOT
Trâm Anh
Lấy đầu tư công thông điểm nghẽn
Nếu đưa được nguồn vốn đầu tư công khổng lồ đang "nằm im" vào nền kinh tế, có thể cứu vãn tốc độ tăng trưởng bị đe dọa bởi dịch bệnh
Xác định giải ngân đầu tư công là một trong các biện pháp tài khóa ưu tiên để ứng phó với dịch Covid-19, Chỉ thị 11 của Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu giao hết kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2020 ngay trong tháng 3; đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công còn lại của năm 2019 và 2020; sớm hoàn thành đưa vào sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng lớn, quan trọng...
Cánh cửa sáng cho kinh tế
Không phải không có lý do khi từ Chính phủ đến các bộ, ngành và giới chuyên gia đều cho rằng giải ngân vốn đầu tư công có thể coi là "quả đấm thép" vực dậy nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn này. Khi cầu chi tiêu từ khu vực doanh nghiệp (DN) và người dân giảm mạnh, nhà nước cần đóng vai trò là đối tượng chi tiêu chính.
Ước giải ngân vốn đầu tư năm 2020 của các bộ, ngành, địa phương đến hết ngày 31-3 là hơn 61.591 tỉ đồng, tương đương gần 30 tỉ USD, đạt hơn 13% kế hoạch được giao năm nay. Mức giải ngân này cao hơn so với cùng kỳ nhiều năm trước nhưng vẫn còn thấp so với kỳ vọng. Do vậy, trong báo cáo mới đây về tình hình giải ngân vốn đầu tư công và kiến nghị đẩy nhanh tiến độ thực hiện, Bộ Tài chính một lần nữa điểm tên các dự án lớn, có tính chất lan tỏa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng và cả nước như dự án cao tốc Bắc Nam, cảng hàng không quốc tế Long Thành...
Du an Cai thien moi truong nuoc TP luu vuc kenh Tau Hu - Ben Nghe - Đoi - Te. Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) tuy cho rằng giá trị đầu tư của đầu tư công chỉ chiếm 25% tổng đầu tư toàn xã hội nhưng không phủ nhận giải ngân vốn đầu tư công rất quan trọng bởi khi các công trình hạ tầng thiết yếu được hoàn thành sẽ có tác động lan tỏa mạnh với phát triển kinh tế, cụ thể là hoạt động kinh doanh và dịch vụ ăn theo.
Tính toán của Tổng cục Thống kê cho thấy khi vốn đầu tư công giải ngân thêm được 1% sẽ góp phần giúp GDP tăng thêm 0,06 điểm phần trăm. Giải ngân vốn đầu tư công có thể coi là giải pháp trong tầm tay và có tác động trực tiếp trong bối cảnh Chính phủ đang phải căng mình thực hiện mục tiêu kép vừa khống chế dịch bệnh vừa duy trì đà tăng trưởng.
Tiêu tiền cách nào?
Ủng hộ tính cần thiết của thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công nhưng câu hỏi đặt ra là làm sao tiêu được khoản tiền không nhỏ này khi hàng loạt vướng mắc vẫn tồn tại nhiều năm qua?
Đã 3 năm nay, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), luôn bày tỏ lo ngại về việc "có tiền mà không tiêu được" khi đề cập đến đầu tư công. Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Cung nêu thực tế dù chính sách và quy định pháp luật đã rất thuận lợi để kích thích giải ngân đầu tư công nhưng thực tế hoạt động này vẫn rất trì trệ. "Làm sao đưa nguồn vốn đầu tư công kế hoạch năm 2020 và số vốn được chuyển nguồn tiếp tục giải ngân của kế hoạch năm 2019 vào nền kinh tế một cách nhanh nhất? Nếu thái độ và cách thức làm việc của cơ quan chức năng chưa thay đổi thì chưa làm được. Phải cùng nhau xem xét và có cơ chế giải quyết nhanh thì mới làm được, nếu không sẽ bỏ lỡ cơ hội giảm tốc độ suy giảm của nền kinh tế" - ông Cung nêu quan điểm.
TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), nhắc lại việc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam không được giao dự toán ngân sách nhà nước cho hoạt động bảo trì dù vẫn phải thúc 20 công ty CP tiếp tục thực hiện dịch vụ công ích. Câu chuyện cho thấy vướng mắc ở khâu phối kết hợp của các cơ quan nhà nước đã khiến việc giao nguồn tiền từ ngân sách không được trơn tru. "Rõ ràng có tiền mà không giải ngân được vì chưa giao đủ thẩm quyền, chức trách cho Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN, khiến họ không có tiền giao cho DN. Từ đó có thể thấy những vướng mắc trong giải ngân còn nhiều và nếu không giải quyết được thì sẽ rơi vào tình trạng duy ý chí" - ông Lực nói.
TS Lực góp ý để "tiêu được tiền", các rào cản về quy trình, thủ tục liên quan đến đầu tư công nếu không cần thiết thì nên cắt bỏ. Đồng thời, nhiều chủ đầu tư bị tác động xấu từ dịch bệnh, cần thêm sự hỗ trợ từ phía nhà nước để họ đảm trách được nhiệm vụ sử dụng vốn công hiệu quả.
TS Đinh Tuấn Minh, thành viên Hội đồng Sáng lập Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách, cũng đặt vấn đề giải ngân và sử dụng vốn hiệu quả trong bối cảnh dịch bệnh là không dễ dàng. "Nguồn cung từ nhập khẩu bị ách tắc có thể khiến DN rơi vào tình trạng được giải ngân nhưng không có thiết bị để triển khai, dễ dẫn đến rủi ro đọng vốn, treo dự án. Ngoài ra, các bộ, ngành cần sớm tháo gỡ các điểm nghẽn vĩ mô, trong khi thực tế đang ưu tiên nguồn lực cho khống chế dịch bệnh" - ông phân tích.
PGS-TS Pham Thê Anh, ĐH Kinh tê quôc dân, lưu ý để tránh lãng phí, đầu tư công phải đúng mục đích và chỉ nên giới hạn trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, y tế và giáo dục và đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của Quốc hội.
"Vu khi" quôc hưu hoa đê chông dich Covid-19
Chinh phu môt sô nươc châu Âu chiu anh hương năng nê bơi dich Covid-19 đang xem xet lưa chon quôc hưu hoa cac công ty bi anh hương.
Chăng han, chinh phu Y đa nô lưc ngăn hang hang không Alitalia sup đô băng cach cung câp khoan giai cưu tri gia 600 triêu euro. Đây la môt phân kê hoach tai quôc hưu hoa Alitalia cua Rome sau khi không thê tim đươc ngươi mua hang hang không đang khó khăn trong nhiêu năm qua.
Trong khi đo, theo Reuters, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire vào tháng rồi cho biết chính phủ nước này sẵn sàng sử dụng mọi biện pháp cần thiết để hỗ trợ DN chịu thiệt hại bởi dịch Covid-19, trong đo co bơm vốn, mua cổ phần hoặc thậm chí là quốc hữu hóa, nếu cần. Quan chưc nay cung công bố gói hỗ trợ 45 ti euro cho các DN và người lao động chịu tác động của dịch Covid-19. Ngoai ra, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo chính phủ sẽ bảo đảm các khoản cho vay trị giá 300 ti euro để giúp các DN vượt qua cuộc khủng hoảng do dich Covid-19.
Đên ngay 3-4, tra lơi phong vân đai France 24, ông Le Maire nhăc lai Paris đang xem xet bươc đi quôc hưu hoa trong khoang thơi gian nhât đinh đôi vơi cac công ty chiu tac đông tiêu cưc cua dich Covid-19. Theo ông, chinh phu không co y đinh tham gia quan ly công ty thương mai nhưng co trach nhiêm bao vê cac tai san chiên lươc.
Ngay ca chinh phu Đưc cung tinh đên chuyên quôc hưu hoa nhưng công ty đang lao đao vi dich Covid-19 khi xem xet cac biên phap cưu trơ kinh tê. Trươc măt, Berlin đa thông qua khoan tiên 100 ti euro dung đê cho vay trưc tiêp hoăc mua cô phân cac công ty đang găp kho khăn. Đây không phai la lân đâu tiên chinh phu Đưc co bươc đi như thê. Trong cuôc khung hoang tai chinh hơn 10 năm trươc, Berlin đa mua 15% cô phân Ngân hang Commerzbank đê giup ngăn ngân hàng này sup đô.
PHƯƠNG NHUNG
Phản ứng nhanh chóng của ngành công nghiệp dầu mỏ trong khủng hoảng giá dầu Giá dầu Brent đã giảm 50% và có thể giảm tiếp 50% nữa trong những tuần tới khi nhu cầu giảm và nhiều nguồn cung của Saudi Arabia và Nga xuất hiện trên thị trường. Các công ty đang làm gì khi đối mặt với thách thức này. Các chuyên gia Tom Ellacott, Roy Martin và Erik Mielke của hãng phân tích Wood...