Hà Nội tồn tại cả trăm vụ tranh chấp chung cư, giải quyết thế nào?
Theo Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục, Sở Xây dựng đã tổ chức kiểm tra 83 công trình trong số 98 công trình chung cư có tranh chấp, khiếu kiện. Số còn lại dự kiến sẽ kiểm tra nốt trong tháng 12/2018.
Sáng 28/11, phát biểu tại Hội nghị lần thứ 16 Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cho biết, đến nay đã có 16 quận, huyện vào cuộc và đã có báo cáo về công tác quản lý chung cư trên địa bàn. Theo thống kê có 98 công trình chung cư có tranh chấp, khiếu kiện, trong đó Sở Xây dựng đã tổ chức kiểm tra 83 công trình, trong tháng 12/2018 sẽ kiểm tra số còn lại.
Ông Lê Văn Dục cũng cho biết, thành phố đã bàn giao toàn diện đội Thanh tra xây dựng theo Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ, cho đến thời điểm này đã có đủ các cơ chế, chính sách. Mới đây, tập thể UBND thành phố cũng đã thông qua cơ chế phối hợp để UBND các quận, huyện rõ trách nhiệm, quyền hạn,… cũng nêu rõ trách nhiệm người đứng đầu, chủ đầu tư, người giám sát, trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp…
Quan sát thực tế cho thấy trong vòng 2-3 năm trở lại đây số vụ tranh chấp chung cư ngày càng gia tăng. Những vụ việc mâu thuẫn tại các khu chung cư như Hồ Gươm Plaza, Parkview Residences, 165 Thái Hà, Discovery Complex… kéo dài và đến nay vẫn âm ỉ một phần vì chủ đầu tư chưa đưa ra được cách giải quyết thấu tình đạt lý.
Nguyên nhân của hàng trăm vụ mâu thuẫn chung cư hiện nay xuất phát từ nhiều vấn đề. Có những chung cư chủ đầu tư thiếu trách nhiệm, chưa giải quyết kịp thời những khúc mắc của cư dân khiến mâu thuẫn tăng cao nhưng cũng có nhiều chung cư tranh chấp xuất phát từ một nhóm nhỏ cư dân đòi quyền lợi. Dù là nguyên nhân nào đi nữa thì việc tranh chấp kéo dài sẽ làm giảm giá trị khu chung cư và ảnh hưởng đến cuộc sống cua người dân.
Bàn về vấn đề này KTS. Nguyễn Hồng Thục, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu định cư, sự khác biệt về phong cách sống, sự khác biệt tư duy nhận thức về cùng một vấn đề giữa các chủ thể là chủ đầu tư, đơn vị quản lý và người dân sinh sống đã dẫn đến những va vấp không thể tìm được tiếng nói chung và thành các mâu thuẫn lớn hơn.
Video đang HOT
Ở một khía cạnh khác, ông Đặng Xuân Tâm, Tổng giám đốc HD Mon Real Estate cho rằng: “Thực tế, ngay khi về với nhau sẽ có những va vấp, sẽ có những thách thức giữa cả chủ đầu tư và cư dân, cũng có khiếu kiện, cũng có đấu tranh, nhưng khi cùng nghĩ về một hướng đó là văn hóa chung cư thì mọi vấn đề sẽ được giải quyết thấu đáo, hợp tình hợp lý”.
Ông Tâm nhấn mạnh và cho biết ngay chính dự án Mon City thời gian vừa qua cũng đối mặt với những vấn đề va vấp như vậy. Cũng có căng thẳng, cũng có bức xúc nhưng khi cách giải quyết được HD Mon đưa ra một cách hợp tình hợp lý thì đa phần người dân đã ủng hộ và hướng tới một không gian sống chuẩn mực mà mọi người đều hướng tới.
Đối với câu chuyện cụ thể tại Khu đô thị Mon City, khởi đầu từ khiếu nại của người dân về cách đo diện tích logia, một vấn đề chưa được quy định rõ ràng trong luật nhà ở, chủ đầu tư đã đưa ra phương án đo lại toàn bộ diện tích căn hộ theo phương án hài hòa với quyền lợi người dân và chấp thuận trả tiền đối với diện tích dôi ra sau khi đo theo phương án mới.
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 732 chủ căn hộ đăng ký đo lại diện tích, chiếm khoảng hơn 80% tổng số căn hộ tại dự án. Đồng thời, chủ đầu tư cũng đã hoàn thành thanh toán tiền cho phần diện tích dôi dư của 568 căn hộ với số tiền trên 13 tỷ đồng. Mon City là một trong số ít dự án mà sau khi phát sinh mâu thuẫn, chủ đầu tư đã đưa ra được phương án thỏa thuận thực chất với cư dân và có giải pháp tức thời trên thực tế.
Bàn về cách giải quyết mâu thuẫn trong tranh chấp chung cư hiện nay, nhiều chuyên gia cũng cho rằng việc xảy ra mâu thuẫn quyền lợi giữa một số khách hàng với chủ đầu tư hoặc đội ngũ vận hành là rất dễ xảy ra. Để giải hòa được các trường hợp này, cách tốt nhất là chủ đầu tư phải trực tiếp tìm khách hàng để đối thoại, giải quyết những khúc mắc của người dân về những vấn đề mà chung cư đang gặp phải, từ đó tìm ra hướng đi cho vấn đề.
Trong đó, yếu tố cần chú ý nhất khi tranh chấp, xung đột là cả khách hàng và chủ đầu tư cần phải thực sự có thiện chí. Chẳng hạn, người dân cũng không nên đưa ra những yêu cầu quá khó cho chủ đầu tư và chủ đầu tư cũng cần chấp nhận những yêu cầu có thể làm ngay được cho cư dân.
Chuyên gia phân tích BĐS Nguyễn Thế Điệp khẳng định, khi để xảy ra tranh chấp là điều đáng tiếc, vì ảnh hưởng đến uy tín của chủ đầu tư và tác động xấu lên giá nhà của dự án. Kinh nghiệm cho thấy, khi dự án có tranh chấp, kiện cáo thì giá bán có thể giảm 5-10%, hoặc nhiều hơn nữa nếu tranh chấp là nghiêm trọng. Bởi vậy, vị này đưa ra lời khuyên, các vướng mắc từ những dự án BĐS cần được các cơ quan quản lý nhà nước vào cuộc để cùng doanh nghiệp tháo gỡ, đáp ứng mong muốn của người dân và cũng là giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp.
Tuấn Minh
Theo InfoNet
Hà Nội chỉ đạo rà soát lại hồ sơ hoàn thiện các chung cư
Mới đây, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo về việc chấp hành quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng nhà chung cư thương mại và chung cư tái định cư trên địa bàn.
Công văn của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng yêu cầu các quận, huyện có liên quan tổ chức rà soát, chỉ đạo việc thành lập, quản lý đội dân phòng và đội PCCC cơ sở theo quy định; phối hợp với Cảnh sát PC&CC tổ chức tập huấn, thực tập, kiểm tra việc chấp hành quy định về phòng cháy, chữa cháy tại các chung cư cao tầng trên địa bàn; xử lý theo thẩm quyền và quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm, không đảm bảo điều kiện về PCCC.
Mua nhà dự án chung cư Starcity (81 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội) gần 5 năm nay nhưng người dân vẫn không nhận được sổ đỏ, không được chủ đầu tư bàn giao căn hộ. (ảnh TK)
Đồng thời, lãnh đạo TP cũng chỉ đạo, các chủ đầu tư dự án xây dựng nhà chung cư có trách nhiệm rà soát lại hồ sơ hoàn công, giải pháp, thiết kế về PCCC để bổ sung, hoàn thiện, lưu trữ hồ sơ, khắc phục thiếu sót, sai sót của hệ thống PCCC theo quy định; duy trì các điều kiện về PCCC...
Đặc biệt, yêu cầu các đơn vị khẩn trương thực hiện các nội dung trên, trước hết là xây dựng phương án PCCC cụ thể cho các toà nhà không thể khắc phục do liên quan đến kiến trúc, kết cấu, hoàn thành trước tháng 9.2018; các nội dung khác phải hoàn thành trong quý III.2018.
Nhiều chủ đầu tư bàn giao nhà cho khách hàng khi chưa đủ điều kiện an toàn PCCC, nghiệm thu hoàn công. (ảnh TK)
Về công tác quản lý nhà nước, UBND TP Hà Nội giao Sở Xây dụng làm đầu mối đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện; tổng hợp, báo cáo UBND TP định kỳ 3 tháng một lần. Đồng thời, UBD TP Hà Nội cũng yêu cầu các Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Xây dựng, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy khi giải quyết các hồ sơ có liên quan đến đầu tư xây dựng công trình cao tầng phải kiểm tra, làm rõ vấn đề kết nối giao thông và khả năng đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của đường giao thông phục vụ chữa cháy đối với công trình cao tầng, thẩm duyệt chặt chẽ các giải pháp, thiết kế về phòng cháy và chữa cháy trước khi cho phép chủ đầu tư triển khai các bước tiếp theo; tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định.
Yêu cầu Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện quản lý chặt chẽ hoạt động đầu tư xây dụng công trình trên địa bàn, đặc biệt là việc chấp hành quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; mọi vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy trong quá trình đầu tư xây dựng công trình đều phải được xử lý triệt để, yêu cầu dùng triển khai các bước tiếp theo cho đến khi khắc phục xong vi phạm.
Khởi tố đối với những chủ đầu tư vi phạm nghiêm trọngTrong báo cáo gửi Thủ tướng, Bộ Xây dựng đã đề xuất Bộ Công an và các ngành liên quan tiến hành tổ chức, điều tra, khởi tố, truy cứu trách nhiệm đối với những chủ đầu tư vi phạm nghiêm trọng trong quản lý, sử dụng, vận hành nhà chung cư, đặc biệt là hành vi chiếm dụng, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư trái quy định của pháp luật.Hiện nay theo quy định tại Nghị định 99, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Nhà ở quy định rõ trường hợp chủ đầu tư không bàn giao kinh phí bảo trì hoặc bàn giao không đầy đủ, không đúng hạn, Ban quản trị có văn bản đề nghị UBND cấp tỉnh nơi có nhà chung cư, yêu cầu chủ đầu tư bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư. Thế nhưng đến nay, chính quyền địa phương vẫn chưa đưa ra được một quyết định cưỡng chế nào dù các trường hợp chiếm dụng quỹ bảo trì được phản ánh rất nhiều lần.
Theo Danviet
Bộ Xây dựng sắp trình Chính phủ đề án xử lý tranh chấp chung cư Bộ Xây dựng sẽ hoàn thành các đề án quan trọng đối với an ninh kinh tế trong lĩnh vực bất động sản, bao gồm nhiều nội dung như: tín dụng, bong bóng bất động sản, tranh chấp, quản lý vận hành nhà chung cư, tranh chấp chung cư... Đề án về xử lý tranh chấp chung cư Tại buổi họp báo thường...