Hà Nội: Toa tàu Cát Linh – Hà Đông bị “vẽ bậy”
Toa tàu tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông bất ngờ xuất hiện những hình vẽ theo phong cách Graffiti.
Đại diện Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông vận tải) – đơn vị quản lý dự án Đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông xác nhận toa tàu và đầu tàu của dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông đang đặt tại ga Cát Linh (Hà Nội) đã bị kẻ xấu vẽ một số hình ảnh hoặc chữ viết kiểu trầy xước, nguệch ngoạc bằng sơn (theo phong cách Graffiti) lên thành tàu.
Hình vẽ trên các toa tàu. Nguồn Otofun
“Đây là hành động làm phá hoại tài sản quốc gia. Tổng thầu Trung Quốc đã đề nghị công an vào cuộc điều tra, xử lý nghiêm minh việc làm này”, đại diện Ban quản lý dự án đường sắt khẳng định.
Video đang HOT
Các PV liên hệ để tìm hiểu thông tin sự việc tuy nhiên phía Tổng thầu Trung Quốc không đồng ý cho vào tầng 3 của nhà ga, nơi để toa tàu. Ảnh Vinh Hải
Khoảng 16h00 rất đông phóng viên có mặt tại khu vực ga Cát Linh đề nghị được ghi nhận hình ảnh toa tàu. Tuy nhiên, nhân viên bảo vệ không đồng ý với lý do công an đang làm việc.
Các phóng viên đã xuất trình thẻ nhà báo đề nghị được tác nghiệp theo sự hướng dẫn của nhân viên dự án. Sau đó, đại diện Tổng thầu là người Trung Quốc xuất hiện và vẫn từ chối không cho phóng viên vào tác nghiệp vì lý do an toàn.
Theo quan sát của phóng viên, lực lượng công an cũng đã có mặt tại hiện trường để ghi nhận sự việc.
Theo Danviet
Tổng thầu Trung Quốc xin lùi vận hành thử nghiệm đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, Tổng thầu Trung Quốc vừa đề xuất lùi hoạt động vận hành thử nghiệm dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) đến đầu tháng 9/2018 và khai thác thương mại vào tháng 11/2018, tức là chậm 11 tháng so với kế hoạch ban đầu.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông tiếp tục chậm tiến độ do thiếu vốn
Theo lãnh đạo Bộ GTVT, đây mới là đề xuất và dự kiến của Tổng thầu Trung Quốc, chưa phải mốc thời gian chưa chính thức được Bộ GTVT quyết định, thông qua.
"Bộ GTVT đang giao Ban quản lý dự án đường sắt rà soát lại tiến độ của toàn dự án, sau đó sẽ báo cáo Thủ tướng trong tháng 1/2018" - lãnh đạo Bộ GTVT cho biết.
Nguyên nhân dự án tiếp tục chậm tiến độ là do việc giải ngân khoản vay bổ sung 250 triệu USD của Trung Quốc chưa được giải ngân, các vấn đề về điều kiện pháp lý phía Trung Quốc vẫn chưa được thống nhất và liên tục gặp vướng mắc, vì vậy nguồn vốn chưa thể giải ngân để phục vụ cho dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Như vậy, với đề xuất của Tổng thầu Trung Quốc, dự án sẽ chậm thêm khoảng 11 tháng so với kế hoạch ban đầu. Trước đó, hoạt động vận hành thử nghiệm liên động toàn dự án dự kiến là tháng 10/2017 và khai thác thương mại vào quý II/2018, tuy nhiên Bộ GTVT đã phải tuyên bố "phá sản" kế hoạch này vì tiến độ dự án không đáp ứng được yêu cầu.
"Trên thực tế, khối lượng thi công Dự án Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành xây lắp được 95%, nhưng phần vướng mắc còn lại đều liên quan đến phần thiết bị. Trong khi đó, nguồn vốn của dự án do giải ngân chậm nên hoạt động thi công các gói thầu thiết bị ảnh hưởng nghiêm trọng." - Bộ GTVT cho hay.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có tổng chiều dài gần 13 km, gồm 12 nhà ga đi toàn bộ trên cao. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 868 triệu USD, tương đương với hơn 18.000 tỷ đồng. Tổng mức đầu tư này tăng hơn 300 triệu USD.
Theo kế hoạch, cuối tháng 7/2017 dự án sẽ hoàn thành công tác lắp đặt thiết bị, tháng 10/2017 Tổng thầu Trung Quốc sẽ vận hành thử nghiệm và quý II/2018 sẽ đưa vào khai thác thương mại.
Hiện tại, Tổng thầu Trung Quốc đã bàn giao một số đoàn tàu cho Việt Nam và dự kiến toàn bộ 13 đoàn tàu sẽ được bàn giao hết tới cuối năm 2017.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Tuyến đường sắt đô thị đầu tiên chạy tàu thử nghiệm Tàu công trình chạy êm trên tuyến Cát Linh - Hà Đông, không rung lắc và không có tiếng ồn lớn của động cơ. Sáng 28/9, Tổng thầu Trung Quốc đã tiến hành chạy thử tàu công trình trên một số đoạn tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội); sau đó sẽ chạy thử tàu chính thức vào ngày 1/10...