Hà Nội tìm người liên quan đến bệnh nhân Covid-19 tại quán bia Lộc Vừng, Thanh Trì
Rạng sáng nay (12/8), Sở Y tế Hà Nội đã phát đi thông báo tìm người liên quan đến bệnh nhân Covid-19 vừa được phát hiện tại Hà Nội.
Đó là trường hợp ông V.D.B., 63 tuổi, địa chỉ ở thôn Tuyển Cử, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Khoảng ngày 31/7, bệnh nhân xuất hiện ho, mệt mỏi.
Ngày 8/8, bệnh nhân đi taxi (cùng vợ) đến khám tại Bệnh viện 108 từ 7 giờ 30 – 11 giờ, sau khi khám, bệnh nhân về nhà con gái là chị V.T.H., chủ quán bia hơi Lộc Vừng, địa chỉ: TT3.13, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội và nghỉ qua đêm ở đó.
Đến ngày 9/8, bệnh nhân đi khám và nhập viện tại Bệnh viện Thanh Nhàn với chẩn đoán viêm phổi nặng.
Ngày 10/8, Bệnh viện Thanh Nhàn gửi mẫu xét nghiệm lên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội, kết quả âm tính với SARS-CoV-2 lần 1.
Đến ngày 11/8, Bệnh viện Thanh Nhàn tự lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính. Cùng ngày Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội đã xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân này và cho kết quả khẳng định dương tính với SARS-CoV-2.
Video đang HOT
Cấy lúa bằng máy, hàng thẳng tắp, ruộng đẹp như tranh, nông dân miền Bắc nhàn hẳn
"Việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong sản xuất lúa là con đường tất yếu để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, đem lại hiệu quả cao nhất cho người sản xuất" - ông Lê Quốc Thanh - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhấn mạnh.
Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp "Đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại các tỉnh phía Bắc" do Trung tâm Khuyến nông quốc gia (KNQG) phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Hải Dương tổ chức sáng 10/7.
Góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Theo Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), tổng diện tích lúa năm 2019 (tính trên 2 vụ/năm) của toàn miền Bắc đạt 2.367.000ha, trong đó vùng ĐBSH đạt khoảng 1.012.000ha. Mức độ áp dụng cơ giới hóa trong khâu gieo cấy lúa vùng ĐBSH tuy đạt mức cao, 25% nhưng chủ yếu áp dụng ở công cụ sạ lúa theo hàng, năng suất lao động thấp.
Hiện nay, các tỉnh phía Bắc có khoảng 1.154 máy cấy các loại, trong đó vùng ĐBSH có số lượng máy nhiều nhất, đạt khoảng 768 máy (66,5% toàn vùng). Bình quân diện tích được gieo cấy bằng máy (2 vụ/năm) khoảng 57.000 ha/năm. Trong đó vùng ĐBSH có hơn 38.000ha được gieo cấy bằng máy.
Theo Sở NNPTNT tỉnh Hải Dương, hàng năm tỉnh gieo cấy khoảng 115.000ha lúa. Tính đến ngày 9/7, toàn tỉnh đã gieo cấy được khoảng 50.000ha lúa mùa, đạt gần 90% kế hoạch, trong đó có gần 6.000ha cấy lúa bằng máy, chiếm 10% diện tích gieo cấy, tăng gấp đôi so với vụ mùa trước.
Tính đến tháng 6/2020 toàn huyện Bình Giang có 239 máy làm đất, 34 công cụ cấy kéo giật tay, đặc biệt là 25 máy cấy 6 hàng. ảnh N.H
Từ năm 2010 đến nay, cơ giới hóa khâu gieo cấy lúa được tỉnh Hải Dương áp dụng với các hình thức gieo cấy và phương tiện sử dụng như: Gieo lúa bằng công cụ sạ hàng; cấy lúa bằng công cụ kéo giật tay và cấy lúa bằng máy cấy.
Theo bà Vũ Thị Hà - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hải Dương, việc đưa cơ giới hóa vào nông nghiệp đã góp phần làm tăng năng suất lao động, chất lượng nông sản và hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm. Qua đó, làm tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường, từng bước nâng cao đời sống và thu nhập cho nông dân.
HTX sản xuất dịch vụ nông nghiệp Mộ Trạch, huyện Bình Giang (Hải Dương) hiện có trên 200ha diện tích trồng lúa, với 607 thành viên. Việc sản xuất mạ khay cấy máy được HTX đưa vào ứng dụng từ năm 2016.
Ông Vũ Đình Tam - Giám đốc HTX sản xuất dịch vụ nông nghiệp Mộ Trạch cho hay, việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, sản xuất mạ khay cấy máy đã góp phần rất lớn vào việc giảm nhân công lao động, chi phí gieo cấy lúa cho người nông dân. Hiện HTX có 6 máy cấy, mỗi máy có thể cấy được 4ha/ngày.
Tham quan cơ sở sản xuất mạ khay cấy máy tại HTX sản xuất dịch vụ nông nghiệp Mộ Trạch và trình diễn vận hành máy cấy trên đồng ruộng, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh đánh giá cao việc đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ mùa, bảo đảm khung lịch thời vụ của tỉnh Hải Dương.
Thứ trưởng Doanh cũng đề nghị tỉnh có giải pháp thực hiện cơ giới hóa đồng bộ, nhất là khâu cấy máy. Tỉnh cần có cơ chế hỗ trợ đặc thù, khuyến khích người dân mở rộng diện tích lúa cấy máy; quan tâm phát triển các cơ sở sản xuất mạ khay.
Gỡ khó cho nông dân
Ông Vũ Đăng Toàn - thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Mộ Trạch chia sẻ: "Gia đình tôi có 2 mẫu ruộng (7.200m2). Năm 2016, HTX đưa máy cấy về làng, gia đình tôi bắt đầu chuyển sang cấy bằng máy".
Đến nay, toàn bộ diện tích lúa của gia đình ông Toàn đều cấy và gặt bằng máy. Năng suất cao hơn 35-40kg/sào (360m2) so với cấy bằng tay.
"Từ khi cấy bằng máy đỡ mệt hẳn, không mất nhiều công lao động mà chất lượng, năng suất lúa hơn hẳn. Lúa cấy thẳng hàng, đều và cứng cây nên chống chịu được sâu bệnh, ngã đổ, năng suất cao hơn" - ông Toàn chia sẻ.
Tại diễn đàn, nhiều câu hỏi, thắc mắc của bà con nông dân về cơ giới hóa nông nghiệp, gieo mạ khay và cấy máy đã được gửi đến ban cố vấn.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - nông dân ở thị trấn Kẻ Sặt (huyện Bình Giang, Hải Dương) hỏi: Máy bay không người lái có phun thuốc hiệu quả khi diệt rầy nâu bằng phun thủ công không?
Trả lời câu hỏi này, ông Hà Văn Biên - Phó Trưởng phòng Khuyến nông, trồng trọt và lâm nghiệp (Trung tâm Khuyến nông quốc gia) cho biết: Chúng tôi đã thử nghiệm trong vùng ĐBSCL và cho thấy, hiệu lực trừ cỏ, rầy nâu khi phun thuốc bằng máy bay không người lái rất tốt, năng suất lao động rất cao. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp hạn chế thuốc trừ sâu tiếp xúc trực tiếp đến người phun.
Giải đáp câu hỏi của một nông dân ở huyện Bình Giang về giải pháp để đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ, hạn chế sản xuất manh mún, ông Lê Quốc Thanh - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết, đối với những thửa ruộng nhỏ, chưa dồn điền đổi thửa, nông dân cần sử dụng máy nhỏ để phù hợp với đồng đất. Mặt khác nông dân cần phối hợp tốt với đơn vị cung cấp dịch vụ để đưa cơ giới hóa vào sản xuất hiệu quả.
34 ngày Việt Nam không có ca COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng Thông tin từ Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19, tính đến 18h00 ngày 20/5, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới, tổng số 264/324 bệnh nhận khỏi bệnh. Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, tính từ 6h ngày 16/4 đến 18h ngày 20/5, tròn 34 ngày Việt Nam bảo vệ đựơc thành quả...