Hà Nội: “Tiểu gia” bất động sản phường Ngọc Thụy bị “tố” lừa đảo
Trả 620 triệu đồng với mong muốn nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng lô đất rộng 310m2 ở phường Ngọc Thụy, quận Long Biên. Sau 2 năm chờ không có kết quả, người mua đã làm đơn tố cáo một “ tiểu gia” bất động sản phường Ngọc Thụy có dấu hiệu lừa đảo.
Theo nội dung đơn tố cáo anh Đặng Tuấn Anh trú tại số 405/80/81 đường Ngọc Thụy, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên gửi báo Dân trí ngày 23/7/2012. Gia đình anh Đặng Tuấn Anh lên tiếng tố cáo hành vi chiếm đoạt tài sản đối với gia đình ông bà Hoàng Duy Thành – Nguyễn Thị Mười, người chuyên kinh doanh bất động sản có địa chỉ thường trú tại phường Ngọc Thụy thông qua 2 giao dịch mua bán đất, làm giấy chứng nhận quyền sử dụng kéo dài từ năm 2010.
Đơn tố cáo do anh Đặng Tuấn Anh gửi đến báo Dân trí
Trong nội dung tố, anh Đặng Tuấn Anh cho biết: Ngày 23/08/2010, anh có ký hợp đồng mua lô đất nông nghiệp rộng 310m2 tại phường Ngọc Thụy với vợ chồng bà Hoàng Duy Thành – Nguyễn Thị Mười trú tại Tổ 35, Ngọc Thuỵ, Long Biên, Hà Nội với giá 2 triệu đồng/m2, anh Tuấn Anh bàn giao đủ số tiền 620 triệu đồng. Bù lại, vợ chồng ông Thành – Mười hứa làm thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người mua.
4 tháng sau khi chuyển nhượng, bà Mười và ông Thành có giao lại giấy chứng nhận quyền sử dụng lô đất rộng 310m2 cho anh Đặng Tuấn Anh vì chưa làm được thủ tục chuyển đổi. Đến tháng 3/2011, bà Mười mượn lại sổ gốc với lý do để chủ cũ lĩnh tiền đền bù mảnh đất khác. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay bà Mười vẫn khất lần chưa trả lại sổ gốc, chưa hoàn hành thủ tục chuyển đổi như lời cam kết lúc ký hợp đồng chuyển nhượng.
Video đang HOT
Đến tháng 3/2011, bà Mười lại tiếp tục nhận đứng ra làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất một lô đất khác trên địa bàn phường Ngọc Thụy cho anh Đặng Tuấn Anh. Bù lại, anh Tuấn Anh đã giao số tiền 1 tỷ đồng cho bà Mười với mong muốn cầm được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau 3 tháng. Vẫn giống như lô đất 310m2, đến tời điểm này (25/7/2012), gia đình anh Đặng Tuấn Anh vẫn chưa nhận được giấy chứng nhận theo lời bà Mười cam kết. Bà Mười cũng chưa trả lại số tiền 1 tỷ đồng đã nhận.
Anh Đặng Tuấn Anh bên lô đất 310m2 chưa có giấy chứng nhận
Trao đổi với phóng viên Dân trí sáng 25/7/2012, bà Mười xác nhận việc có kết hợp mua bán – trao đổi một số lô đất với anh Đặng Tuấn Anh nhiều năm qua. Tuy nhiên, bà Mười cho rằng: “Nội dung tố cáo anh Đặng Tuấn Anh nêu ra chỉ nhằm mục đích bôi nhọ danh dự vợ chồng bà, chứ không có chuyện ai lừa ai ở đây”. Liên quan đến việc không thực hiện nghĩa vụ chuyển đổi tên chủ sở hữu, không trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng lô đất rộng 310m2 . Bà Mười giải thích, mảnh đất 310m2 là đất nông nghiệp và chủ sở hữu còn nhiều thửa đất khác nữa nên họ có quyền cầm sổ gốc giải quyết những quyền lợi liên quan đến đền bù.
Hợp đồng chuyển nhượng lô đất 310m2
Sau khi xảy ra sự việc, anh Đặng Tuấn Anh có gửi đơn trình báo đến Công an phường Ngọc Thụy, quận Long Biên tố cáo những dấu hiệu chiếm đoạt tài sản của bà Mười. Theo giải thích của đại diện Công an phường Ngọc Thụy đối với anh Đặng Tuấn Anh, những tranh chấp quyền lợi giữa bà Mười và anh Đặng Tuấn Anh không có dấu hiệu hình sự, các bên phải tự đàm phán và giải quyết với nhau, hoặc khởi kiện ra tòa án dân sự.
Để đòi lại quyền lợi hợp pháp, anh Đặng Tuấn Anh khẳng định sẽ làm đơn khởi kiện vụ việc trên ra tòa án dân sự.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Theo Dân Trí
'Thâm cung' u ám của 'tiểu gia' bất động sản
Bất động sản vẫn chưa qua thời bĩ cực, để "sống sót", các doanh nghiệp phải tìm mọi cách giảm chi phí như điều chỉnh nhân sự và lương.
Nhân viên BĐS đi bán trà đá
Điều chỉnh nhân sự là một trong những cách cực chẳng đã mà các ông chủ doanh nghiệp phải làm. Tuy nhiên, trong bối cảnh dòng tiền đi vào không có mà chi phí lại cao ngất ngưởng nên không ít doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhân sự.
Tập đoàn T hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, chứng khoán có trụ sở ở Trần Duy Hưng đang chìm trong khủng hoảng. Trong các cuộc họp, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ luôn phàn nàn về việc tập đoàn không hề có doanh thu nhưng bộ máy lại quá cồng kềnh. Vậy nên trong tháng 3/2012, chị Thuý, một nhân viên may mắn giữ được việc tại tập đoàn T cho biết chỉ trong một ngày, chị chứng kiến cảnh gần 10 đồng nghiệp phải thu xếp đồ đạc đi về. Công việc của những người ra đi sẽ do người ở lại kiêm nhiệm.
Nhiều nhân viên kinh doanh bất động sản bỗng dưng phải đi bán trà đá.
Tập đoàn T sở hữu công ty chứng khoán C. Tại thời điểm sau Tết nguyên đán, khi thị trường bùng nổ, nhiều công ty chứng khoán khác nô nức báo lãi nhưng C vẫn báo lỗ gần 100 tỷ đồng. Hiện C đã xin dừng rất nhiều nghiệp vụ vì theo Chủ tịch HĐQT: "Càng làm, công ty càng lỗ".
Hiện tại, công ty chứng khoán C đang "sống thực vật". Điều đó có nghĩa nhân sự của C đã bị giảm xuống mức tối thiểu.
Tình hình bi đát cũng diễn ra tại công ty bất động sản T.H.L. Sở hữu nhiều dự án tầm trung tại các tỉnh ven thành phố Hà Nội nhưng là "lính mới" nên chưa kịp hưởng bất cứ lợi ích nào của cơn sốt bất động sản, T.H.L. đã phải hứng chịu khủng hoảng. Dự án chưa kịp hoàn thành, T.H.L chưa có doanh thu nên T.H.L cũng phải thực hiện công việc không ai muốn đó là cắt giảm nhân sự. Những người còn lại được sắp xếp làm những việc chẳng liên quan tới chuyên môn.
T.H.L sở hữu một mảnh đất có vị trí khá đẹp tại khu vực Mỹ Đình. Theo kế hoạch, T.H.L sẽ xây building hiện đại trên mảnh đất này. Tuy nhiên, do thiếu vốn trầm trọng, kế hoạch này mãi chỉ nằm trên giấy. Hiện tại, building trong mơ đang được sử dụng làm sân bóng.
Mảnh đất đẹp rộng 2.000m2 được chia ra làm 3 sân bóng cho thuê. Nhân viên kinh doanh của T.H.L được điều động ra quản lý sân bóng, bán trà đá và đồ ăn vặt phục vụ khách thuê sân. Giờ làm được chia thành 3 ca để họ có thời gian vừa bán trà đá vừa đi giao dịch bất động sản.
Một cán bộ cao cấp của T.H.L tiết lộ 1 tháng sân bóng mang lại lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng cho công ty. Và đó được xem là một khoản tương đối lớn để nuôi sống T.H.L.
Nợ lương, giảm lương, giảm giờ làm
Nợ lương hoặc chậm lương là cụm từ dường như quá quen thuộc trong thời gian này. Vì không có thu nhập nên doanh nghiệp chẳng biết lấy tiền đâu trả lương đúng hạn. Vì vậy, có những người lương 5 triệu nhưng thường được lĩnh 15 triệu vì công ty trả 3 tháng một lần.
Chậm lương nhưng trả đủ vẫn được xem là "tử tế". Chị Hạ, nhân viên Tập đoàn T ca thán Tập đoàn luôn tìm đủ mọi lý do để cắt xén lương nhân viên. Vì vậy, hiện tượng nhân viên chỉ được nhận 80% lương là chuyện quá bình thường, bình thường đến mức mọi người quen rồi nên không ai muốn "kiện cáo" gì nữa. Tập đoàn T còn "thành tích" xù bảo hiểm. Chị Hạ tiết lộ, hiện một số nhân viên "bỗng dưng" bị cho nghỉ việc chưa hề được đóng một đồng bảo hiểm nào dù họ ký hợp đồng lao động 1 năm. Chị Hạ kể những nhân viên đó cũng vài lần đòi quyền lợi nhưng chỉ nhận được lời hứa quyết liệt sẽ "đền tiền" nhưng hành động thì không thấy đâu. Và quả bóng được đá sang chân hành chính và kế toán.
Tình trạng chậm lương, nợ lương diễn ra phổ biến.
Giảm lương cũng là cách các doanh nghiệp sử dụng để tiết giảm chi phí. Nhiều ông chủ thẳng thắn tuyên bố lý do và mong nhân viên thông cảm, đồng cam cộng khổ với doanh nghiệp để cùng nhau vượt qua khó khăn. Nhưng cũng có không ít doanh nghiệp lại "chơi chiêu" với những người đã có thời gian dài cống hiến cho mình.
Chị Minh, phó phòng của Công ty bất động sản H.P.L có trụ sở tại Mỹ Đình ca thán về việc tổng thu nhập bị giảm mạnh. Chị Minh kể, trong các cuộc họp, sếp luôn khẳng định giữ nguyên lương toàn công ty nhưng thực tế, thu nhập mấy tháng trở lại đây của chị giảm mạnh.
Chị Minh trần tình: "Ở chức vụ phó phòng thực hiện nhiều công việc quan trọng nhưng lương của tôi chỉ là 12 triệu đồng/tháng. Biết công ty khó khăn, tôi không hề đòi hỏi nhiều mà vẫn chăm chỉ cống hiến. Nhưng trong tháng 3, lương của tôi giảm mạnh vì sếp kết luận tôi không hoàn thành công việc nên không được lĩnh 100% lương. Tới tháng 4, công ty than ít việc nên bắt nhân viên nghỉ luân phiên sáng thứ 7 và cả ngày thứ 6. Cuối cùng, tháng 4 thu nhập của tôi chỉ là 6 triệu đồng/tháng".
Điều đáng nói, công việc không hề giảm đi. Thay vì đi làm sáng thứ 7 và ngày thứ 6, các nhân viên như chị Minh phải è cổ cố gắng hoàn thành công việc trong 4 ngày "vàng ngọc".
Vốn là "ngôi sao" trong công ty nên chị Minh rất buồn khi bị đối xử như vậy. Chị tính chuyển việc nhưng ý tưởng của chị vấp phải muôn vàn khó khăn. Dù có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi và bằng thạc sĩ của trường Xây dựng nhưng chị vẫn nhận được những cái lắc đầu. Ngay cả các công ty trước đây săn đón chị cũng chỉ rụt rè hẹn cơ hội khác. Chị Minh buồn rầu cho rằng có lẽ chị sẽ phải tiếp tục gắn bó lâu dài với "tiểu gia" bất động sản H.P.L.
Nhiều "tiểu gia" bất động cũng làm nhân viên điêu đứng vì &'cổ phiếu ngược đãi'. Trước đây, công ty bất động sản P.K đã vẽ nên bao viễn cảnh tươi sáng với những dự án hoành tráng ở Hà Đông, Gia Lâm. P.K hứa cổ tức hàng năm không dưới 35% và cổ đông lớn hoặc cổ đông có chức vụ sẽ có quyền mua căn hộ trong các dự án của P.K.
Nhiều nhân viên háo hức vay tiền người thân, thậm chí vay ngân hàng dồn tiền cho những dự án &'khủng' của P.K. Kết quả là hơn 3 năm qua, các dự án đều bất động, cổ đông không hề nhận được một xu cổ tức nào. Anh Kiên, một trưởng phòng của P.K cho biết vì ham hố suất mua nhà, anh đã vay ngân hàng theo hình thức tín chấp với lãi suất 22%. Mỗi tháng anh bị trừ gần 5 triệu đồng tiền gốc và lãi. Suốt thời gian qua, tiền anh làm ra chỉ đủ cho anh sinh sống và trả lãi. Trong khi đó, với tư cách cổ đông của P.K, anh không hề nhận được bất cứ lợi ích nào.
Theo VTC