Hà Nội tiếp tục thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới
Ngày 28/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký ban hành Chỉ thị 07/CT-UBND về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.
Theo đó, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan thuộc thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã tiếp tục nâng cao nhận thức và hành động, quán triệt sâu sắc quan điểm “chống dịch như chống giặc”, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và mọi người dân, đề cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của người đứng đầu. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
Mật độ người tham gia giao thông đông trở lại trên phố Trần Nhật Duật, trong thời gian giãn cách xã hội. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Thành phố kiên định thực hiện các nguyên tắc phòng, chống dịch: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch đồng thời với việc làm tốt công tác điều trị, hạn chế thấp nhất người tử vong; phương châm “4 tại chỗ”, tuyệt đối không lơ là, chủ quan; nới lỏng nhưng không lơi lỏng.
Hà Nội sẽ dần nới lỏng các biện pháp hạn chế, từng bước khôi phục các hoạt động kinh tế – xã hội trên cơ sở bảo đảm kiểm soát tốt dịch bệnh.
Thành phố tiếp tục dừng các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, sự kiện có tập trung đông người tại nơi công cộng, sân vận động và các sự kiện lớn chưa cần thiết; thực hiện việc hiếu, hỷ văn minh, hạn chế tối đa tập trung đông người và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tránh lây lan dịch bệnh; tiếp tục tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu: khu vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp (trừ hiệu cắt tóc), karaoke, mát-xa, quán bar, vũ trường, trò chơi điện tử, internet, nhà hát, rạp chiếu phim.
Video đang HOT
Các cửa hàng kinh doanh ăn uống, cà phê giải khát là nơi có nguy cơ lây nhiễm trực tiếp cần thực hiện giãn cách tối thiểu 2m giữa người với người hoặc giữ khoảng cách tối thiểu 1m và có tấm chắn giữa các vị trí ngồi, không sử dụng đồ chung, khuyến khích bán hàng mang về nhà. Nhà máy, cơ sở sản xuất, công trường xây dựng tiếp tục hoạt động và phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cho công nhân, người lao động.
Hoạt động vận chuyển hành khách công cộng liên tỉnh, nội tỉnh được hoạt động trở lại nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Y tế như: hành khách và lái xe phải đeo khẩu trang, kê khai y tế, bố trí xà phòng, dung dịch sát khuẩn để hành khách vệ sinh sát khuẩn tay.
Thành phố sẽ giảm, giãn số học sinh trong phòng học, bố trí lệch giờ học, ăn trưa, sinh hoạt tập thể bảo đảm không tập trung đông người; thực hiện khử trùng, vệ sinh lớp học; kết hợp học trực tuyến, thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho học sinh. Phương án cụ thể theo hướng dẫn của ngành Giáo dục và Đào tạo và ngành Y tế.
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở chịu trách nhiệm xây dựng phương án làm việc cho cơ quan, đơn vị một cách phù hợp bảo đảm an toàn cho cán bộ, nhân viên; không tổ chức các cuộc họp, hội nghị đông người chưa cần thiết, không để đình trệ công việc nhất là các công việc có thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật, các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Các cửa hàng kinh doanh, dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị tại các quận nội thành, thị trấn, khu đô thị mới trên địa bàn (trừ các cửa hàng kinh doanh ăn uống, thuốc chữa bệnh, xăng dầu, kinh doanh các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hoa quả trong các chợ) chỉ được mở cửa sau 9 giờ hàng ngày để hạn chế tiếp xúc, giảm mật độ giao thông tại các khu vực đô thị.
Thành phố thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo nhóm nguy cơ, trong đó có hai huyện Mê Linh và Thường Tín là địa bàn có nguy cơ cao. Vì vậy cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ cụ thể cho đến khi điều chỉnh mức nguy cơ.
Huyện Mê Linh và Thường Tín tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 2601/VPCP-KGVX ngày 03/4/2020 của Văn phòng Chính phủ, Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 31/3/2020 của Chủ tịch UBND Thành phố.
Các phương tiện vận tải được phép qua lại trên các tuyến đường liên tỉnh, quốc lộ thuộc địa bàn có nguy cơ cao trên địa bàn thành phố, nhưng phải đảm bảo yêu cầu về phòng, chống dịch theo quy định và không dừng, đỗ, đón trả khách.
Khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà nếu không cần thiết và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Không tập trung quá 20 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 1m khi tiếp xúc.
Nguyễn Văn Cảnh
TPHCM: taxi, xe buýt, xe công nghệ vẫn ngưng hoạt động
Tối 22-4, thông tin với PV Báo SGGP, Giám đốc Sở GTVT TPHCM Trần Quang Lâm khẳng định TPHCM vẫn tiếp tục tạm ngưng hoạt động vận chuyển hành khách theo tuyến cố định (thường gọi là xe đò - PV), xe buýt, xe hợp đồng (bao gồm xe hợp đồng dưới 9 chỗ ứng dụng công nghệ), xe du lịch từ 0 giờ ngày 23-4.
Các hoạt động xe đò, xe buýt và taxi vẫn tạm dừng hoạt động tại TPHCM, ngoại trừ 200 xe taxi Mai Linh hoạt động tại các bệnh viện phục vụ miễn phí bệnh nhân
Nội dung này đã được Sở GTVT có thông báo hỏa tốc vào chiều tối cùng ngày gửi đến các đơn vị liên quan, trong đó có Công an TPHCM và UBND các quận - huyện để phối hợp kiểm tra (xử lý đối với các trường hợp vi phạm - PV).
Cụ thể, thời gian tạm ngừng hoạt động các loại hình vận tải trên tiếp tục thực hiện kể từ 0 giờ ngày 23-4, cho đến khi có thông báo mới. Tuy vậy, người đứng đầu ngành GTVT TPHCM thông tin thêm, việc tạm ngừng này không áp dụng đối với những trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của doanh nghiệp hoặc xe chuyên chở vật liệu sản xuất, xe hỗ trợ người dân trong các trường hợp cần thiết tại các bệnh viện.
Những xe được phép hoạt động trong giai đoạn này phải đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống dịch như khử trùng xe trước và sau khi đón khách, không được chở quá 50% số ghế trên xe và không được quá 20 người trên 1 chuyến xe. Cùng với đó, tất cả những người trên xe, từ tài xế, nhân viên phục vụ hay hành khách đều phải đeo khẩu trang suốt hành trình, được kiểm tra y tế trước khi lên xe và thực hiện khai báo y tế.
Thông báo hỏa tốc của do Giám đốc Sở GTVT TPHCM Trần Quang Lâm ký chỉ đạo lực lượng Thanh tra Sở GTVT chủ động phối hợp với lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý nghiêm đối với những trường hợp vi phạm.
KIỀU PHONG
Thông số bụi PM2.5 ở Hà Nội vẫn cao trong những ngày giãn cách xã hội Theo Tổng cục Môi trường, trong thời gian từ ngày 13-19/4, chất lượng không khí giữa các đô thị có sự khác biệt, trong đó Thủ đô Hà Nội vẫn là đô thị có mức độ ô nhiễm PM2.5 cao nhất. Phố phường Hà Nội những ngày cách ly xã hội. (Nguồn: TTXVN) Đại diện Tông cục Môi trường cho biết trong khoảng...